Nghị quyết số 270/2009/NQ-HĐND ngày 17/04/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La Về chính sách phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 270/2009/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Sơn La
- Ngày ban hành: 17-04-2009
- Ngày có hiệu lực: 27-04-2009
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 23-04-2010
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 28-03-2011
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 700 ngày (1 năm 11 tháng 5 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 28-03-2011
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 270/2009/NQ-HĐND | Sơn La, ngày 17 tháng 4 năm 2009 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHOÁ XII, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004; Điều 117 Luật Đất đai; Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi);
Căn cứ Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015; Quyết định số 164/2008/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06 năm 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;
Căn cứ Quyết định số 2855/QĐ-BNN-KHCN ngày 17 tháng 9 năm 2008 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn công bố việc xác định cây cao su là cây đa mục đích;
Căn cứ Thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp; Thông tư số 80/2007/TT-BNN ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn quy hoạch sản xuất nông - lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ nông lâm sản và thủ tục hỗ trợ sản xuất đối với các vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La;
Căn cứ Nghị quyết số 254/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2008 của HĐND tỉnh Sơn La về việc Thông qua Quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2011 và tầm nhìn đến năm 2020;
Thực hiện Kết luận số 524/KL-TU ngày 05 tháng 12 năm 2007 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh bổ sung một số chủ trương tại Kết luận số 139/KL-TU ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chủ trương phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La;
Xét Tờ trình số 33/TTr-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2009 của UBND tỉnh về việc xin phê chuẩn chính sách phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2009 - 2011; Báo cáo thẩm tra số 455/BC-KTNS ngày 14 tháng 4 năm 2009 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; tổng hợp ý kiến thảo luận của các vị đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Chính sách phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La, với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu: Hỗ trợ các hộ gia đình trong vùng quy hoạch tự nguyện di chuyển nhà, chuyển đổi cây trồng và góp giá trị quyền sử dụng đất cùng Công ty cổ phần cao su Sơn La để trồng, kinh doanh cây cao su.
2. Nhiệm vụ
- Hỗ trợ chuyển đổi cây trồng sang trồng cây cao su.
- Hỗ trợ di chuyển nhà ở ra ngoài vùng quy hoạch trồng cây cao su.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
1. Phạm vi: Vùng quy hoạch trồng và phát triển cây cao su của các huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La.
2. Đối tượng được hưởng chính sách
- Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ và cộng đồng thôn, bản, tiểu khu (gọi tắt là cộng đồng bản) có diện tích đất được góp quyền sử dụng trồng cây cao su.
- Cán bộ huyện, xã, bản và cá nhân, hộ gia đình tham gia các hoạt động phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh.
3. Đối tượng đất trồng cao su
a) Đối tượng đất góp: Đất nông, lâm nghiệp của cá nhân, hộ gia đình (nhóm hộ) trong vùng quy hoạch phát triển cây cao su của tỉnh.
- Đất nông nghiệp: Đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm.
- Đất lâm nghiệp: Đất trồng rừng không thành rừng; đất rừng khoanh nuôi tái sinh hiệu quả thấp; đất trống, đồi núi trọc của cá nhân, hộ gia đình (nhóm hộ) được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
b) Đối tượng đất thu hồi cho Công ty Cổ phần cao su Sơn La thuê: Được áp dụng theo quy định tại khoản 2, Điều 109; khoản 2, Điều 117 Luật Đất đai, dự kiến diện tích giao cho Công ty Cổ phần Cao su Sơn La thuê chiếm khoảng 30% tổng diện tích đất trồng cao su.
- Đất lâm nghiệp giao cho tổ chức, cộng đồng bản.
- Diện tích đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm của các tổ chức, cộng đồng bản trong vùng quy hoạch phát triển cây cao su của tỉnh.
- Đất trống, đồi núi trọc chưa sử dụng.
III. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH
1. Hỗ trợ cho các đối tượng tham gia góp giá trị quyền sử dụng đất trồng cây cao su
a) Đối tượng được hỗ trợ
- Cá nhân, hộ gia đình (nhóm hộ) có diện tích đất tham gia góp giá trị quyền sử dụng đất chuyển sang trồng cây cao su.
- Tổ chức, cộng đồng có diện tích đất tham gia trồng cây cao su.
b) Mức hỗ trợ: Các đối tượng thụ hưởng chính sách, sau khi hoàn thành các thủ tục, hồ sơ đối với diện tích đất tham gia trồng cao su, có xác nhận của Công ty Cổ phần Cao su Sơn La, được hỗ trợ như sau:
b.1) Đất trồng cây lâu năm khi chuyển sang trồng cây cao su (Bao gồm các hộ gia đình và các tổ chức, cộng đồng tự bỏ vốn hoặc vay vốn đầu tư):
- Mức hỗ trợ: 10 triệu đồng/ha, được phân chia như sau: Năm thứ nhất 5 triệu đồng/ha; năm thứ hai 3 triệu đồng/ha; năm thứ ba 2 triệu đồng/ha.
- Đối với cá nhân, hộ gia đình (nhóm hộ) tham gia góp giá trị quyền sử dụng đất trồng cao su năm 2008, ngoài mức hỗ trợ theo chính sách tại Nghị quyết số 180/2007/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2007 của HĐND tỉnh được tiếp tục hỗ trợ năm thứ hai 3 triệu đồng/ha; năm thứ ba 2 triệu đồng/ha.
b.2) Đất trồng cây hàng năm khi chuyển sang trồng cây cao su:
- Mức hỗ trợ 6 triệu đồng/ha, được phân chia như sau: Năm thứ nhất 3 triệu đồng/ha; năm thứ hai 2 triệu đồng/ha; năm thứ ba 1 triệu đồng/ha.
- Đối với các cá nhân, hộ gia đình (nhóm hộ) tham gia góp giá trị quyền sử dụng đất trồng cao su năm 2008, ngoài mức hỗ trợ theo chính sách tại Nghị quyết số 180/2007/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2007 của HĐND tỉnh được tiếp tục hỗ trợ năm thứ hai 2 triệu đồng/ha; năm thứ ba 1 triệu đồng/ha.
b.3) Diện tích rừng trồng bằng vốn tự có hoặc vốn vay của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (nhóm hộ) và cộng đồng bản:
- Mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha được chi trả 1 lần trong năm đầu tham gia góp đất trồng cao su.
- Đối với các cá nhân, hộ gia đình (nhóm hộ) tham gia góp giá trị quyền sử dụng đất trồng cao su năm 2008, ngoài mức hỗ trợ theo chính sách tại Nghị quyết số 180/2007/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2007 của HĐND tỉnh được hỗ trợ thêm 3 triệu đồng/ha, được trả một lần vào năm thứ hai.
b.4) Đối với diện tích đất lâm nghiệp khoanh nuôi tái sinh rừng của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (nhóm hộ) và cộng đồng bản đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, khi chuyển sang trồng cao su, nhưng chưa được hưởng nguồn đầu tư khoanh nuôi tái sinh rừng bằng vốn ngân sách Nhà nước, thì được hỗ trợ như sau:
- Mức hỗ trợ: 100.000đồng/ha/năm, được hỗ trợ một lần, thời gian tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đến khi chuyển sang trồng cây cao su.
- Đối với các cá nhân, hộ gia đình (nhóm hộ) tham gia góp giá trị quyền sử dụng đất trồng cao su năm 2008, ngoài mức hỗ trợ theo chính sách tại Nghị quyết số 180/2007/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2007 của HĐND tỉnh được hỗ trợ thêm 50.000 đồng/ha/năm, trả một lần vào năm thứ hai.
b.5) Đối với diện tích đất lâm nghiệp của các cá nhân, hộ gia đình và nhóm hộ (đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp), nhưng hiện trạng đang sản xuất nông nghiệp lâu năm trên diện tích đất lâm nghiệp trước khi có quy hoạch và giao đất, giao rừng năm 2001 (chưa nhận được dự án đầu tư trồng rừng, khoanh nuôi rừng, phát triển rừng .v.v. của Nhà nước và các chương trình dự án khác trên diện tích đất lâm nghiệp được giao) có xác nhận của bản, chính quyền xã sở tại: Được hỗ trợ theo hiện trạng sản xuất khi tham gia góp đất trồng cao su.
c) Đối với diện tích đất trồng cây lâu năm, diện tích rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh đã đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước, nhưng hiệu quả thấp, chuyển sang trồng cây cao su thì phải lập thủ tục thanh lý theo quy định hiện hành.
2. Hỗ trợ di chuyển nhà ở trong vùng quy hoạch trồng cao su
a) Đối tượng hỗ trợ: Cá nhân, hộ gia đình trong vùng quy hoạch trồng cao su tự nguyện di chuyển nhà ở để giành phần đất tham gia trồng và kinh doanh cây cao su.
b) Mức hỗ trợ: 3 triệu đồng/hộ. Đối với các cá nhân, hộ gia đình trong vùng quy hoạch trồng cao su đã di chuyển nhà ở năm 2008, ngoài mức hỗ trợ theo chính sách tại Nghị quyết số 180/2007/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2007 của HĐND tỉnh được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/hộ.
3. Hỗ trợ chi phí cho việc tổ chức thực hiện chính sách
a) Chi phí cho tổ chức thực hiện hỗ trợ chính sách phát triển cây cao su: Được cấp tối đa 2% trên tổng kinh phí hỗ trợ thực tế.
b) Kinh phí tuyên truyền, vận động, chỉ đạo phát triển cây cao su: Mức chi: 250.000 đồng/ha.
4. Hỗ trợ kinh phí chi cho cán bộ huyện, xã, bản, hộ gia đình tham gia dẫn đạc, xác định ranh giới đo đạc địa chính giao đất trồng cây cao su
a) Đối với đất góp: Mức hỗ trợ: 100.000 đồng/ha, trong đó: cán bộ huyện 5%; cán bộ xã 10%; cán bộ bản 15%; hộ gia đình 70%.
b) Đối với diện tích đất cộng đồng bản: Mức hỗ trợ 50.000 đồng/ha, trong đó: cán bộ huyện 10%; cán bộ xã 30%; cán bộ bản 60%.
5. Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến nông, khuyến lâm
- Mức hỗ trợ: 200.000đồng/ha;
- Thời gian hỗ trợ: 4 năm (Năm trồng và 3 năm chăm sóc).
6. Đối với nguồn thu từ tiền thuê đất để trồng cao su được đầu tư trở lại cho xã, bản đang quản lý đất cộng đồng chuyển sang trồng cây cao su
a) Nội dung đầu tư: Đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường giao thông, nhà văn hoá, công trình phúc lợi công cộng của bản.
b) Nguồn kinh phí thu được ngân sách tỉnh phân bổ theo hình thức cấp bổ sung có mục tiêu cho các huyện, thành phố.
IV. NGUỒN VỐN VÀ HÌNH THỨC HỖ TRỢ
1. Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ trực tiếp bằng VNĐ (Đồng Việt Nam).
2. Nguồn vốn hỗ trợ: Ngân sách tỉnh
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khoá XII thông qua và thay thế Nghị quyết số 180/2007/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2007 của HĐND tỉnh.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. HĐND tỉnh giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện chính sách phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La.
2. HĐND tỉnh giao Thường trực, các Ban và các vị đại biểu HĐND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội tỉnh tăng cường tuyên truyền và giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh Sơn La khoá XII, kỳ họp chuyên đề lần thứ 5 thông qua./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |