cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 233/2008/NQ-HĐND ngày 23/07/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An Về trách nhiệm đóng góp và chế độ trợ cấp đối với người nghiện ma tuý, người bán dâm trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 233/2008/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Ngày ban hành: 23-07-2008
  • Ngày có hiệu lực: 02-08-2008
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 02-08-2009
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 23-07-2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1451 ngày (3 năm 11 tháng 26 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 23-07-2012
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 23-07-2012, Nghị quyết số 233/2008/NQ-HĐND ngày 23/07/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An Về trách nhiệm đóng góp và chế độ trợ cấp đối với người nghiện ma tuý, người bán dâm trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Nghị quyết số 54/2012/NQ-HĐND ngày 13/07/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An Xử lý kết quả rà soát các Nghị quyết quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ ngày 31/12/2011 trở về trước đang còn hiệu lực thi hành”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 233/2008/NQ-HĐND

Vinh, ngày 23 tháng 7 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ TRÁCH NHIỆM ĐÓNG GÓP VÀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ, NGƯỜI BÁN DÂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
KHOÁ XV, KỲ HỌP THỨ 13

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Xét đề nghị của UBND tỉnh Nghệ An tại Tờ trình số 3672/TTr-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2008;
Trên cơ sở báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy định về trách nhiệm đóng góp và chế độ trợ cấp đối với người nghiện ma tuý, người bán dâm trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

1. Trách nhiệm đóng góp:

a) Người nghiện ma tuý, người bán dâm bị bắt buộc đưa vào Trung tâm phải đóng tiền ăn 240.000 đồng /tháng, trong thời gian không được trợ cấp tiền ăn.

b) Người nghiện ma tuý chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm phải đóng góp các khoản sau:

- Các khoản phải đóng góp một lần của một đối tượng: tiền mua (2 bộ quần áo đồng phục) 300.000 đ/người /đợt; tiền mua đồ dùng sinh hoạt: 200.000 đ/người /đợt; tiền thuốc cắt cơn, cấp cứu, phòng, chữa bệnh, chi phí xét nghiệm chất ma tuý: 400.000 đ/người /đợt;

- Các khoản phải đóng góp hàng tháng của một đối tượng: tiền ăn 450.000 đ/người /tháng; tiền vệ sinh, điện nước 30.000 đ/người /tháng; hoạt động văn thể 15.000 đ/người /tháng;

- Các khoản đóng góp nếu bản thân đối tượng có nhu cầu: tiền học nghề 500.000 đ/người /khoá học ngắn hạn (3 tháng).

c) Đối với người nghiện ma tuý, cai nghiện tại gia đình và cộng đồng: người nghiện ma tuý, vợ hoặc chồng của người nghiện ma tuý, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên nghiện ma tuý và gia đình người nghiện ma tuý có trách nhiệm tự túc ăn uống, đồng thời phải đóng góp các khoản chi phí trong thời gian cai nghiện gồm:

- Tiền thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện 250.000 đồng /đợt/người;

- Tiền xét nghiệm tìm chất ma tuý trong cơ thể người nghiện (trước và sau cai nghiện) 50.000 đồng / người;

- Tiền chi phí tổ chức cai nghiện bao gồm:

+ Điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện 100.000 đồng /người /đợt;

+ Theo dõi, quản lý, giúp đỡ người sau cai nghiện 100.000 đồng /đối tượng /tháng;

+ Các hoạt động giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách 50.000 đồng /người /đợt.

+ Dạy nghề ngắn hạn (nếu gia đình và người cai nghiện có nhu cầu) mức tối thiểu 500.000 đồng /người /khoá học 3 tháng.

2. Chế độ trợ cấp, mức trợ cấp.

a) Người bán dâm, người nghiện ma tuý (kể cả người chưa thành niên) bị bắt buộc đưa vào Trung tâm và người bán dâm, người nghiện ma tuý không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm được trợ cấp các khoản sau:

- Tiền ăn:

+ Đối với người nghiện ma tuý 240.000 đồng /người /tháng, thời gian trợ cấp là 12 tháng.

+ Đối với người bán dâm 240.000 đồng /người /tháng, thời gian trợ cấp là 9 tháng.

+ Đối với người nghiện ma tuý, người bán dâm bị nhiễm HIV /AIDS không còn khả năng lao động và người nghiện ma tuý, người bán dâm chưa thành niên được trợ cấp tiền ăn 240.000 đồng /người /tháng trong thời gian chấp hành quyết định.

+ Riêng đối với người nghiện ma tuý, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm được trợ cấp tiền ăn mức 8.000 đồng /người /ngày, thời gian tối đa không quá 15 ngày.

- Tiền điều trị.

+ Đối với người nghiện ma tuý được trợ cấp thuốc hỗ trợ cắt cơn, cấp cứu, chi phí xét nghiệm và thuốc điều trị các bệnh cơ hội khác: mức 350.000 đồng /người /lần chấp hành quyết định;

+ Đối với người bán dâm được trợ cấp tiền thuốc điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, thuốc chữa bệnh thông thường, xét nghiệm và các chi phí y tế khác: mức 180.000 đồng /người /lần chấp hành quyết định;

+ Trường hợp người bán dâm đồng thời là người nghiện ma tuý thì được trợ cấp tiền thuốc điều trị và thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện mức 450.000 đồng /người /lần chấp hành quyết định;

Trong thời gian chấp hành quyết định hoặc lưu trú tạm thời tại Trung tâm, nếu người nghiện ma tuý, người bán dâm bị thương do tai nạn lao động được sơ cứu, cấp cứu kịp thời cho đến khi ổn định thương tật. Trường hợp bị ốm nặng hoặc bị mắc bệnh hiểm nghèo vượt quá khả năng chữa trị của Trung tâm phải chuyển đến bệnh viện của Nhà nước điều trị thì chi phí điều trị trong thời gian nằm viện do bản thân hoặc gia đình người đó tự trả, những người thuộc diện gia đình chính sách, người có công với cách mạng hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận thì được xét hỗ trợ 50% hoặc toàn bộ chi phí điều trị nhưng không quá 1.000.000 đồng /người /lần điều trị. Đối với người nghiện ma tuý, người bán dâm chưa thành niên thì được trợ cấp 100% cho phí điều trị.

- Tiền mua sắm vật dụng sinh hoạt cá nhân: 100.000 đồng /người /lần chấp hành quyết định.

- Tiền mua sắm các vật dụng hoạt động văn hoá, thể thao: 30.000 đồng /người /lần chấp hành quyết định.

- Tiền học văn hoá, giáo dục hành vi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BLĐTBXH -BGDĐT-BYT ngày 18/01/2006 của Bộ Lao động TB &XH - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Y tế.

- Người bán dâm, người nghiện ma tuý chưa có nghề nếu có nhu cầu học nghề được hỗ trợ kinh phí học nghề 500.000 đồng /người. Kinh phí này chỉ được hỗ trợ cho đối tượng lần đầu vào Trung tâm, không được hỗ trợ cho đối tượng vào Trung tâm từ lần thứ hai trở đi.

- Tiền vệ sinh phụ nữ 10.000 đồng /người /tháng.

- Người bán dâm, người nghiện ma tuý sau khi chấp hành xong quyết định, nếu có hoàn cảnh khó khăn hoặc không có thu nhập từ kết quả lao động tại Trung tâm và địa chỉ nơi cư trú đã được xác định rõ, khi trở về được cấp tiền ăn đường 20.000 đồng /người /ngày, tối đa không quá 05 ngày; trợ cấp tiền tàu xe theo giá phương tiện phổ thông của nhà nước.

- Người bán dâm, người nghiện ma tuý đang chữa trị, cai nghiện chết tại Trung tâm mà không có thân nhân hoặc thân nhân không đến kịp hoặc chết do tai nạn lao động, Trung tâm có trách nhiệm mai táng và được thanh toán chi phí mai táng thực tế phát sinh theo giá cả tại thời điểm thanh toán (mức tối thiểu là 2.000.000 đồng /người). Trường hợp cần trưng cầu giám định pháp y để xác định nguyên nhân chết, Trung tâm được thanh toán chi phí này theo quy định của Nhà nước.

b) Người bán dâm, người nghiện ma tuý thuộc đối tượng tự nguyện hoặc bắt buộc đang chữa trị, cai nghiện tại trung tâm bị nhiễm HIV /AIDS được trợ cấp thêm tiền thuốc chữa bệnh, tiền mua sắm các vật dụng phòng chống lây nhiễm HIV và các khoản chi hỗ trợ khác (trừ tiền ăn, tiền thuốc chữa trị cai nghiện) theo quy định tại Quyết định số 96/2007/QĐ-TTg ngày 28/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, chăm sóc, tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV và phòng chống lây nhiễm HIV tại các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam.

3. Chế độ miễn, giảm tiền ăn và chi phí chữa trị, cai nghiện.

Đối với người bán dâm, người nghiện ma tuý là các đối tượng thuộc diện: Thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên, bệnh binh mất sức lao động từ 41% trở lên; con Liệt sỹ, con thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên, con bệnh binh mất sức lao động từ 41% trở lên, gia đình có công với cách mạng; người già cô đơn không nơi nương tựa, người lang thang không có nơi cư trú nhất định, bản thân không có điều kiện đóng góp hoặc không xác định được thân nhân hoặc người giám hộ; người thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định; người bị nhiễm HIV /AIDS không còn khả năng lao động. Được xét hỗ trợ, miễn, giảm các khoản sau:

- Chữa trị, cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm, trong thời gian chấp hành quyết định còn lại mà không được hưởng trợ cấp tiền ăn, được xét hỗ trợ tiền ăn, nhưng với mức tối đa không quá 240.000 đồng /tháng /người.

- Cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm, cai nghiện tại cộng đồng, gia đình được xét miễn giảm từ 60% - 100% chi phí chữa trị cai nghiện (thuốc cắt cơn, thuốc cấp cứu, thuốc điều trị các bệnh cơ hội) và chi phí cho công tác quản lý cai nghiện.

Điều 2. Trên cơ sở quy định mức đóng góp, chế độ trợ cấp được quy định tại Điều 1 Nghị quyết này, các năm tiếp theo tuỳ thuộc vào tình hình biến động giá cả, Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, căn cứ Thông tư liên tịch số 117/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 01/10/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - TB và Xã hội để điều chỉnh mức đóng góp, mức trợ cấp phù hợp với tình hình thực tế.

Điều 3. Giao UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khoá XV, kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 23 tháng 7 năm 2008./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Trung