cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 02/2008/NQ-HĐND ngày 08/04/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị Quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 02/2008/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Trị
  • Ngày ban hành: 08-04-2008
  • Ngày có hiệu lực: 18-04-2008
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 12-08-2011
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1211 ngày (3 năm 3 tháng 26 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 12-08-2011
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 12-08-2011, Nghị quyết số 02/2008/NQ-HĐND ngày 08/04/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị Quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 12/08/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị Quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2008/NQ-HĐND

Đông Hà, ngày 08 tháng 4 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI TIÊU TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA V, KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Quy chế hoạt động của HĐND kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị quyết số 1157/NQ-UBTVQH11 ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Ban của UBTVQH, Văn phòng Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội;

Căn cứ Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/11/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 và Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính;

Sau khi xem xét Tờ trình số 57/TTr-TTHĐ ngày 02/4/2008 của Thường trực HĐND tỉnh về việc Ban hành Quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh và ý kiến của Đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của HĐND các cấp như sau:

1. Nội dung chế độ hoạt động

a) Hoạt động kỳ họp HĐND

- Bồi dưỡng đại biểu HĐND nghiên cứu trước tài liệu, tham gia ý kiến xây dựng Nghị quyết;

- Hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu HĐND, đại biểu được mời tham dự kỳ họp và cán bộ, viên chức phục vụ. Nếu kỳ họp tổ chức ăn thì không chi tiền;

- Bố trí chỗ nghỉ cho đại biểu HĐND ở xa và thanh toán theo thực tế sử dụng, không cấp tiền cho đại biểu;

- Chi bồi dưỡng Chủ tọa và Đoàn Thư ký kỳ họp; xây dựng các văn bản, báo cáo phục vụ kỳ họp HĐND; chỉnh lý Nghị quyết và kiểm tra, ký ban hành các Nghị quyết đã được HĐND thông qua.

b) Hoạt động thẩm tra

Hoạt động thẩm tra của các Ban HĐND cấp tỉnh, cấp huyện nhằm xây dựng Báo cáo thẩm tra về các vấn đề theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND để trình kỳ họp HĐND.

Chỉ bồi dưỡng hoạt động thẩm tra, gồm: Xây dựng dự thảo, chỉnh sửa Báo cáo thẩm tra; bồi dưỡng thành viên các Ban nghiên cứu tài liệu, tham gia các hoạt động thẩm tra; tổ chức các cuộc họp thẩm tra, lấy ý kiến các thành viên Ban, đại diện các ngành về Báo cáo thẩm tra.

c) Lấy ý kiến tham gia các dự án Luật, Pháp lệnh, các văn bản do UBTVQH, Chính phủ yêu cầu; dự thảo Nghị quyết HĐND.

Đây là hoạt động tham gia xây dựng các dự án Luật, Pháp lệnh và các văn bản khác khi có yêu cầu của UBTVQH, Chính phủ chuyển đến Thường trực HĐND cấp tỉnh; tham gia xây dựng các dự thảo Báo cáo, Đề án, Nghị quyết do Thường trực HĐND, UBND hoặc cơ quan có thẩm quyền trình HĐND theo yêu cầu của Thường trực HĐND. Các đại biểu HĐND, đại diện cơ quan liên quan, chuyên gia được mời nghiên cứu, tham gia ý kiến được hưởng chế động bồi dưỡng.

d) Hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp

Hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp do Thường trực HĐND, các Ban HĐND cấp tỉnh, huyện và Thường trực HĐND cấp xã thực hiện.

Kinh phí chi bồi dưỡng hoạt động giám sát gồm: Nghiên cứu xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung giám sát; xây dựng báo cáo kết luận sau giám sát; hội nghị triển khai kế hoạch giám sát, thông qua báo cáo giám sát; bồi dưỡng đại biểu HĐND, đại biểu được mời tham gia Đoàn giám sát và nhân viên phục vụ.

Trường hợp Đoàn giám sát làm việc tại các xã, thôn, bản thuộc khu vực III được hỗ trợ tiền ăn cho thành viên Đoàn giám sát và các đại biểu mời.

e) Hoạt động tiếp xúc cử tri

Tiếp xúc cử tri là hoạt động của đại biểu HĐND trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, báo cáo kết quả hoạt động của mình và tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri, do các tổ đại biểu phối hợp với UBMTTQ Việt Nam tổ chức trước, sau mỗi kỳ họp và các cuộc tiếp xúc chuyên đề.

Các khoản chi gồm:

- Hỗ trợ chi phí phục vụ tiếp xúc cử tri nhằm trang trải chi phí cần thiết như: Trang trí, âm thanh, vệ sinh, nước uống, chỗ ngồi, bảo vệ...

- Bồi dưỡng đại biểu HĐND, đại diện lãnh đạo cơ quan liên quan được mời tham dự tiếp xúc cử tri (Cấp nào mời thì cấp đó chi).

f) Hoạt động tiếp công dân

Đại diện HĐND được Thường trực HĐND phân công tiếp dân tại trụ sở tiếp công dân của mỗi cấp chính quyền và Phòng Tiếp công dân của HĐND, UBND mỗi cấp. Người dự tiếp công dân được hưởng chế độ bồi dưỡng.

g) Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề

Hội nghị, hội thảo chuyên đề nhằm trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa Thường trực HĐND, các Ban HĐND các cấp hoặc các địa phương cơ sở khác để nâng cao năng lực hoạt động, kinh nghiệm công tác cho đại biểu HĐND. Các đại biểu được mời tham luận, dự họp, trao đổi ý kiến được hưởng chế độ bồi dưỡng.

h) Hỗ trợ đại biểu HĐND hoạt động kiêm nhiệm và không hưởng lương từ ngân sách nhà nước (NSNN)

Đây là chế độ nhằm hỗ trợ thành viên các Ban HĐND hoạt động kiêm nhiệm nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định hiện hành của Nhà nước; hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với đại biểu HĐND đang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc không hưởng lương từ NSNN (Theo khoản 4 Điều 75 Quy chế hoạt động của HĐND ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của UBTVQH).

Chủ tịch HĐND xã, phường, thị trấn được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm 10% theo quy định tại Thông tư số 78/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác.

i) Công tác xã hội

- Quy định chế độ tặng quà cho các tổ chức, cá nhân nhân ngày lễ, ngày kỷ niệm trọng đại, ngày tết Nguyên đán; hỗ trợ cho các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, gặp thiên tai, sự cố....;

- Quy định chế độ thăm hỏi khi ốm đau, viếng khi từ trần đối với đại biểu HĐND: Đại biểu HĐND là cán bộ, công chức thuộc diện các cấp ủy, chính quyền quản lý, thực hiện theo quy định chung của cấp ủy, chính quyền mỗi cấp; đại biểu HĐND là đối tượng khác được Thường trực HĐND hoặc cơ quan được ủy quyền thăm hỏi, tặng quà và tổ chức đoàn viếng;

Một số trường hợp đặc biệt (Gặp khó khăn hoạn nạn, ốm đau nặng kéo dài, tai nạn...); một số đối tượng khác khi ốm đau phải điều trị tại bệnh viện hoặc khi từ trần, Thường trực HĐND xem xét và quyết định cụ thể.

k) Một số chế độ khác

- Tổng kết nhiệm kỳ hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND; các cá nhân giữ chức vụ do HĐND bầu và một số đối tượng khác được tặng quà kỷ niệm do Thường trực HĐND quyết định;

- Mỗi nhiệm kỳ, đại biểu HĐND được hỗ trợ trang phục phục vụ tham gia các hoạt động của HĐND, thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND;

- Đại biểu HĐND được hỗ trợ báo chí, tài liệu nghiên cứu phục vụ cho việc nắm bắt các thông tin kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng để thực hiện tốt nhiệm vụ đại biểu. Các tài liệu liên quan đến hoạt động của HĐND được cung cấp theo chế độ quy định.

l) Kinh phí hoạt động của các Ban HĐND, tổ đại biểu HĐND và hỗ trợ hoạt động hội thẩm, Đoàn Hội thẩm nhân dân do Thường trực HĐND quyết định phân bổ trong dự toán kinh phí thường xuyên hàng năm của HĐND mỗi cấp.

2. Định mức cụ thể

TT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

a)

Hoạt động kỳ họp HĐND

 

- Bồi dưỡng đại biểu HĐND nghiên cứu tài liệu, tham gia ý kiến xây dựng nghị quyết

Người/ngày

50

25-35

15-20

 

- Hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu HĐND, đại biểu mời, CBVC phục vụ trực tiếp

Người/ngày

50

25-35

15-20

 

- Bồi dưỡng Chủ tọa kỳ họp

Người/ngày

100

50-60

25-35

 

- Bồi dưỡng Đoàn Thư ký kỳ họp

Người/ngày

70

35-45

20-25

 

- Xây dựng các văn bản, Báo cáo phục vụ kỳ họp HĐND

Văn bản

50-150

30-100

10-50

 

- Chỉnh lý dự thảo Nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật

Nghị quyết

50

25-35

15-20

 

- Kiểm tra, ký ban hành Nghị quyết

Nghị quyết

50-100

50-60

25-35

b)

Hoạt động thẩm tra

 

- Xây dựng Báo cáo thẩm tra

NQ, BC

200-300

100-150

Cấp xã không có chức năng này

 

- Tham gia cuộc họp thẩm tra:

 

 

 

 

+ Người chủ trì

Người/cuộc

70

35-45

 

+ Thành viên dự họp

Người/cuộc

50

25-35

c)

Lấy ý kiến tham gia các dự án Luật, Pháp lệnh; dự thảo Nghị quyết

 

- Tham gia cuộc họp lấy ý kiến:

 

 

 

 

 

+ Viết bài tham luận

Bài

100

50-60

25-35

 

+ Người chủ trì

Người/ngày

70

35-45

20-25

 

+ Thành viên dự họp

Người/ngày

50

25-35

15-20

 

- Viết báo cáo tổng hợp ý kiến:

 

 

 

 

 

+ Dự án Luật, Pháp lệnh

Văn bản

150

75-90

40-50

 

+ Dự án Luật, Pháp lệnh sửa đổi; dự thảo Nghị quyết HĐND; văn bản khác

Văn bản

100

50-60

25-35

d)

Hoạt động giám sát, khảo sát

 

- Bồi dưỡng nghiên cứu tài liệu, tham gia ý kiến; phục vụ Đoàn giám sát:

 

+ Đại biểu HĐND; đại biểu mời

Người/ngày

50

25-35

15-20

 

+ Phóng viên báo chí; CBVC phục vụ trực tiếp

Người/ngày

30

15-20

10-15

 

- Hỗ trợ tiền ăn (Nếu giám sát tại các xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn)

Người/ngày

50

25-35

 

 

- Xây dựng kế hoạch, nội dung giám sát

Đợt

100

50-60

25-35

 

- Xây dựng báo cáo kết quả giám sát

Đợt

200

70-100

40-50

e)

Hoạt động tiếp xúc cử tri

 

- Hỗ trợ điểm tiếp xúc cử tri

Điểm

250

150

100

 

- Bồi dưỡng đại biểu HĐND, đại biểu mời

Người/ngày

50

25-35

15-20

f)

Hoạt động tiếp công dân

 

- Bồi dưỡng đại biểu HĐND, đại biểu mời

Người/ngày

50

25-35

15-20

g)

Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề

 

- Viết bài tham luận

Bài

100

50-60

25-35

 

- Người chủ trì

Người/ngày

100

50-60

25-35

 

- Thành viên dự họp

Người/ngày

50

25-35

15-20

 

- CBVC phục vụ trực tiếp

Người/ngày

30

15-20

10-15

h)

Hỗ trợ đại biểu HĐND hoạt động kiêm nhiệm và không hưởng lương từ NSNN

 

- Hỗ trợ thành viên các Ban hoạt động kiêm nhiệm:

Cấp xã không có các Ban

 

+ Trưởng Ban

ltt/người/thg

0,4

0.3

 

+ Phó Trưởng Ban

ltt/người/thg

0,35

0.25

 

+ Thành viên Ban

ltt/người/thg

0,3

0.2

 

- Hỗ trợ đại biểu HĐND không hưởng lương từ NSNN

ltt/người/thg

0,2

0.15

0.1

i)

Công tác xã hội

 

- Tặng quà nhân ngày lễ....; hỗ trợ đối tượng CSXH gặp thiên tai, sự cố....:

 

+ Tổ chức

Lần

300-1.000

150-600

100-300

 

+ Cá nhân

Lần

200-500

100-300

50-150

 

- Thăm hỏi ốm đau, trợ cấp khó khăn; viếng khi từ trần:

 

Đại biểu thuộc diện cấp ủy quản lý

 

Theo quy định chung

 

Đại biểu là đối tượng khác:

 

 

 

 

 

+ Ốm đau phải điều trị tại bệnh viện

Lần

200-500

150-300

100-200

 

+ Từ trần (Kèm theo vòng hoa)

Lần

500

250-350

150-250

k)

Một số chế độ khác

 

-Tặng quà tổng kết nhiệm kỳ

Người

500-1.000

300-600

200-400

 

- Hỗ trợ trang phục cho đại biểu HĐND

Người/nkỳ

2.500

1.000-1.500

500-1.000

 

- Hỗ trợ báo chí

Người/tháng

100

50-60

25-35

Điều 2. HĐND tỉnh giao cho Thường trực HĐND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Căn cứ quy định, định mức chi tiêu tại Nghị quyết này và khả năng ngân sách của mỗi cấp, Thường trực HĐND các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn quyết định cụ thể.

Điều 3. HĐND tỉnh giao cho Thường trực HĐND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND tỉnh phối hợp với Thường trực HĐND, các Ban HĐND huyện, thị xã giám sát thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh Quảng Trị khóa V, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 08 tháng 4 năm 2008 và thực hiện từ ngày 01 tháng 4 năm 2008./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Viết Nên