cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 6a/2008/NQCĐ-HĐND ngày 04/04/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Thông qua quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 6a/2008/NQCĐ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Ngày ban hành: 04-04-2008
  • Ngày có hiệu lực: 14-04-2008
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 03-11-2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2394 ngày (6 năm 6 tháng 24 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 03-11-2014
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 03-11-2014, Nghị quyết số 6a/2008/NQCĐ-HĐND ngày 04/04/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Thông qua quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Nghị quyết số 09/2014/NQ-HĐND ngày 24/10/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Thông qua đề án Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6a/2008/NQCĐ-HĐND

Huế, ngày 04 tháng 4 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA V, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Quyết định 29/2007/QĐ-BCN ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Bộ Công nghiệp phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2015;

Xét Tờ trình số 5244/TTr-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2007 và Tờ trình số 1410 /TTr-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc thông qua "Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020"; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng Nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành và thông qua quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển:

Trên cơ sở cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, lấy ngành công nghiệp làm động lực chính nhằm phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Phát triển công nghiệp với tốc độ cao, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin, chế biến sâu, giá trị gia tăng lớn. Phát triển công nghiệp đa dạng về cơ cấu phù hợp với thế mạnh kinh tế của tỉnh.

Phát triển tiểu thủ công nghiệp phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội của từng địa bàn, trên cơ sở thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quan điểm xuyên suốt: bền vững, thân thiện với môi trường; bảo tồn tinh hoa và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của quê hương, dân tộc, gắn với đảm bảo an ninh và quốc phòng.

2. Mục tiêu phát triển:

- Phấn đấu đưa tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành tỉnh công nghiệp và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Mục tiêu cụ thể:

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn từ 2008-2020 tăng bình quân từ 18%

- 19%. Trong đó:

* Giai đoạn 2008 - 2010: Tăng bình quân trên 20%/năm.

* Giai đoạn 2011- 2020: Tăng bình quân từ 17% - 18%/năm.

3. Các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển:

a. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; khai thác và chế biến khoáng sản.

b. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản; thực phẩm đồ uống.

c. Công nghiệp dệt may; giày.

d. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện.

đ. Công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất kim loại.

e. Công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin.

4. Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

Cân đối, điều chỉnh mục đích sử dụng các loại đất ở các địa phương đến năm 2020 để ưu tiên dành quỹ đất phát triển công nghiệp với tổng diện tích khoảng 8000 ha cho 8 khu công nghiệp và 16 cụm công nghiệp (có phụ lục kèm theo).

5. Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

a. Thúc đẩy cải cách hành chính, nhất là thủ tục cấp phép đầu tư để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp.

b. Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020. Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, nghệ nhân giỏi; chú trọng chiến lược đào tạo thợ bậc cao và kỹ sư thực hành nhằm cung cấp cho một số ngành công nghiệp chủ lực. Xây dựng và nâng cấp các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề tại các huyện, thành phố; từng bước xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề; tăng cường liên kết đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo khác trong nước và nước ngoài.

c. Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài; tăng cường huy động các nguồn vốn trong nước thông qua các hình thức thu hút đầu tư trực tiếp, hợp tác, liên kết liên doanh của các tập đoàn, các công ty lớn.

d. Hằng năm dành riêng một khoản tỷ lệ chi ngân sách nhất định trên tổng số chi ngân sách của tỉnh và một phần kinh phí từ nguồn thu tiền sử dụng đất của các huyện và thành phố Huế để đầu tư xây dựng hạ tầng và giải phóng mặt bằng, xây dựng các cụm công nghiệp (ngoài nguồn kinh phí đầu tư của các doanh nghiệp).

đ. Tăng cường đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trên cơ sở quy hoạch các ngành nông, lâm, thủy sản trong tỉnh. Mở rộng thị trường nguyên liệu từ các vùng lân cận, đặc biệt là các địa phương của nước bạn Lào; khuyến khích các nhà sản xuất trực tiếp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu; xây dựng cơ chế bình ổn giá nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

e. Khuyến khích phát triển các tổ chức tư vấn công nghệ, hỗ trợ việc đầu tư công nghệ phù hợp, chuyển giao công nghệ; làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các trường đại học, trung tâm nghiên cứu trên cả nước để triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng thương hiệu...

g. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn, chất thải độc hại của các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế và các cơ sở sản xuất; xây dựng hệ thống quan trắc môi trường quy mô toàn tỉnh và các điểm quan trắc môi trường ở các vùng nhạy cảm như vùng đô thị Huế, Hương Thuỷ, Hương Trà. Nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của nhà nước về công tác thẩm định báo cáo tác động môi trường của các dự án đầu tư; kiên quyết không cấp phép đầu tư với các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

h. Kiện toàn tổ chức bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực công tác quản lý nhà nước về công nghiệp; chú trọng quản lý trong đầu tư, thị trường; quản lý các khu, cụm công nghiệp. Bổ sung biên chế và nâng cao trình độ cán bộ chuyên trách quản lý công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị...

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Giao Ủy ban Nhân dân tỉnh tiếp thu và hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch theo nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh đã thông qua, đồng thời tiến hành triển khai thực hiện quy hoạch theo chức năng, thẩm quyền. Quá trình thực hiện, Ủy ban Nhân dân tỉnh thống nhất với Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của quy hoạch khi cần thiết, nhưng phải đảm bảo theo đúng định hướng quan điểm và mục tiêu, báo cáo Hội đồng Nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung này tại kỳ họp gần nhất.

2. Giao Thường trực, các Ban và các đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tăng cường giám sát, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện nghị quyết theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.

Nghị quyết này đã được Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V, kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cường

 

DANH MỤC

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 6a/2008/NQCĐ-HĐND ngày 04 tháng 4 năm 2008 của Hội đồng Nhân dân tỉnh)

I/Các khu công nghiệp

TT

Tên khu công nghiêp

Địa bàn

Ghi chú

1

Chân Mây-Lăng cô

Huyện Phú Lộc

Đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

2

Phú Bài

Huyện Hương Thủy

Đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

3

Tứ Hạ

Huyện Hương Trà

Đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

4

Phong Điền

Huyện Phong Điền

Đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

5

Phú Đa

Huyện Phú Vang

Đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

6

Quảng Vinh

Huyện Quảng Điền

Chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

7

La Sơn

Huyện Phú Lộc

Chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

8

Khu công nghệ cao

Tại địa bàn phù hợp

Chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

II/ Các cụm công nghiệp

TT

Tên cụm công nghiêp

Địa bàn

Ghi chú

1

Hương Sơ

Thành phố Huế

Đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt

2

Bình Điền

Huyện Hương Trà

3

Thủy Dương

Huyện Hương Thủy

4

Thủy Châu

Huyện Hương Thủy

5

Thủy Vân

Huyện Hương Thủy

6

Thuận An

Huyện Phú Vang

7

Phú Mỹ

Huyện Phú Vang

8

Hòa Bình Chương

Huyện Phong Điền

9

Điền Lộc

Huyện Phong Điền

10

Vinh Hưng

Huyện Phú Lộc

11

Quảng Lợi

Huyện Quảng Điền

12

An Gia

Huyện Quảng Điền

13

Hạ Lang

Huyện Quảng Điền

14

Hương Hòa

Huyện Nam Đông

15

Aco

Huyện A Lưới

16

Hương Phong

Huyện A Lưới