cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 19/2007/NQ-HĐND ngày 12/12/2007 Quy định chế độ, định mức chỉ tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Hà Giang (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 19/2007/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Ngày ban hành: 12-12-2007
  • Ngày có hiệu lực: 22-12-2007
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-12-2010
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1095 ngày (3 năm )
  • Ngày hết hiệu lực: 21-12-2010
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 21-12-2010, Quyết định số 19/2007/NQ-HĐND ngày 12/12/2007 Quy định chế độ, định mức chỉ tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Hà Giang (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Nghị quyết số 45/2010/NQ-HĐND ngày 11/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang Về Quy định chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Hà Giang (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 19/2007/NQ-HĐND

Giang, ngày 12 tháng 12 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI TIÊU TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND CÁC CẤP TỈNH HÀ GIANG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XV - KỲ HỌP THỨ 10

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 và Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị quyết số 1157/NQ-UBTVQH11 ngày 10/7/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI về quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Ban của UBTVQH, Văn phòng Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội;

Sau khi xem xét Tờ trình số: 10/TTr-HĐND ngày 01/12/2007 của Thường trực HĐND tỉnh Hà Giang: V/v đề nghị ban hành qui định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Hà Giang;

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành Qui định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Hà Giang, cụ thể như sau:

A. QUY ĐỊNH CHUNG

Việc chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp phải có trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt, đảm bảo kịp thời, thống nhất trong mức chi, mục chi, đối tượng chi trên cơ sở chế độ, định mức tại quy định này và các văn bản pháp luật liên quan của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Đối với đại biểu HĐND các cấp khi đi công tác thực hiện nhiệm vụ của đại biểu HĐND, đại biểu mời tham dự kỳ họp HĐND, họp Ban của HĐND thì được thanh toán tiền công tác phí từ nguồn kinh phí hoạt động của HĐND (HĐND cấp nào triệu tập thì do HĐND cấp đó đảm bảo).

B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. ĐỐI VỚI HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH:

1. Chi tại kỳ họp của HĐND tỉnh:

a) Phụ cấp làm ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ: 100.000 đồng/người/ngày.

b) Chi tiền ăn cho đại biểu dự kỳ họp: 70.000 đồng/người/ngày.

c) Cán bộ công chức phục vụ tại kỳ họp:

- Phục vụ trực tiếp: Cán bộ công chức Văn phòng và phóng viên Báo, Đài: 30.000 đồng/người/ngày.

- Phục vụ gián tiếp: Điện, nước, y tế, công an, lái xe cho lãnh đạo, cho đại biểu: 20.000 đồng/người/ngày.

d) Tiền thuê phòng nghỉ cho đại biểu dự kỳ họp tính theo chế độ công tác phí hiện hành.

e) Tiền xăng xe, tài liệu, thuốc chữa bệnh thông thường, trang trí khánh tiết... theo thực tế phát sinh.

f) Nước uống tối đa không quá 5.000 đồng/đại biểu/ngày.

g) Các nội dung chi tổng kết năm, sơ tổng kết nhiệm kỳ do Thường trực HĐND tỉnh quyết định.

2. Chi cho các hoạt động của HĐND tỉnh:

a) Hoạt động tiếp xúc cử tri:

- Hỗ trợ cho mỗi địa điểm đến tiếp xúc cử tri: 400.000 đồng.

- Chi thăm hỏi gia đình chính sách hoặc hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại nơi tiếp xúc cử tri: Mức chi tối đa không quá 100.000 đồng/hộ và mỗi địa điểm tiếp xúc cử tri không quá 200.000 đồng.

b) Hoạt động giám sát:

- Tổ chức cuộc họp giám sát: (Họp triển khai, họp báo cáo kết quả):

+ Chủ trì cuộc họp: 70.000 đồng/người/ngày

+ Thành viên dự họp: 50.000 đồng/người/ngày

+ Cán bộ công chức phục vụ: 30.000 đồng/người/ngày

- Thuê chuyên gia giám sát: 200.000 đồng/người/ngày

- Hỗ trợ cho mỗi địa điểm đến giám sát: 500.000 đồng (Trừ các cơ quan, doanh nghiệp).

- Chi thăm hỏi gia đình chính sách hoặc hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại điểm giám sát: mức chi tối đa không quá 100.000 đồng/hộ và mỗi điểm giám sát không quá 300.000 đồng.

c) Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật:

- Tham gia ý kiến vào dự thảo các dự án Luật của Quốc hội: 50.000 đồng/người/dự án Luật.

- Chi hội thảo tham gia xây dựng các Nghị quyết về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương: 50.000 đồng/người/nghị quyết.

- Chi soạn thảo, tổng hợp, tiếp thu ý kiến tham gia xây dựng dự án Luật hoặc thẩm tra, xây dựng Nghị quyết về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 100.000 đồng/báo cáo.

- Tổ chức họp lấy ý kiến tham gia thẩm tra tờ trình, Nghị quyết HĐND tỉnh

+ Chủ trì cuộc họp: 70.000 đồng/người/ngày

+ Đại biểu tham dự: 50.000 đồng/người/ngày

+ Cán bộ CC phục vụ: 30.000 đồng/người/ngày

d) Hoạt động tiếp công dân:

- Đại biểu HĐND, Thường trực, các Ban HĐND được phân công tiếp công dân được chi bồi dưỡng 30.000 đồng/người/ngày.

- Cán bộ phục vụ: 20.000 đồng/người/ngày.

e) Chi hỗ trợ may trang phục (lễ phục) trong một nhiệm kỳ của HĐND:

+ Mỗi đại biểu HĐND tỉnh được hỗ trợ kinh phí may 02 bộ trang phục, mức 1.500.000 đồng/1 bộ.

+ Cán bộ công chức, phục vụ của Văn phòng Đoàn ĐBQH-HĐND được hỗ trợ kinh phí may 01 bộ trang phục, mức 1.500.000 đồng/bộ.

3. Chi phụ cấp kiêm nhiệm:

Quy định mức phụ cấp kiêm nhiệm hàng tháng so với mức lương tối thiểu của các chức danh sau: (Được hưởng một phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất trong các chức danh đảm nhiệm);

- Trưởng, phó Ban kiêm nhiệm: 0,3

- Tổ trưởng tổ đại biểu, thành viên các Ban: 0,2

- Tổ phó tổ đại biểu: 0,1

4. Chi cho công tác xã hội:

- Thăm hỏi đại biểu HĐND khi ốm đau: 200.000 đồng/lần

- Trợ cấp khó khăn đột xuất: 500.000 - 1.000.000 đồng/lần/năm.

- Đại biểu HĐND tỉnh có cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng hoặc cha mẹ vợ, vợ, chồng hoặc con chết được trợ cấp 300.000 đ. (Theo hướng dẫn số 48 ngày 29/12/2006 thực hiện QĐ số 203/QĐ-TU của Tỉnh ủy)

Trường hợp bệnh hiểm nghèo, khó khăn do thiên tai, tai nạn, hỏa hoạn tùy theo hoàn cảnh có mức độ trợ cấp riêng do Thường trực HĐND tỉnh quyết định.

Các nội dung trên do HĐND tỉnh đảm bảo từ nguồn kinh phí của HĐND tỉnh hàng năm.

II. ĐỐI VỚI HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN, THỊ XÃ:

1. Chi tại kỳ họp:

a) Phụ cấp làm ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ: 70.000 đồng/người/ngày.

b) Chi tiền ăn cho đại biểu dự kỳ họp: 50.000 đồng/người/ngày

c) Cán bộ công chức phục vụ tại kỳ họp:

- Phục vụ trực tiếp: Cán bộ công chức Văn phòng và phóng viên Báo, Đài: 20.000 đồng/người/ngày

- Phục vụ gián tiếp: Điện, nước, y tế, công an, lái xe cho lãnh đạo, cho đại biểu: 15.000 đồng/người/ngày.

d) Tiền thuê phòng nghỉ cho đại biểu dự kỳ họp tính theo chế độ công tác phí hiện hành.

e) Tiền xăng xe, tài liệu, thuốc chữa bệnh thông thường, trang trí khánh tiết... theo thực tế phát sinh.

f) Nước uống tối đa không quá 4.000 đồng/đại biểu dự kỳ họp/ngày.

g) Các nội dung chi tổng kết năm, sơ tổng kết nhiệm kỳ do Thường trực HĐND huyện, thị xã quyết định.

2. Chi cho các hoạt động của HĐNĐ:

a) Hoạt động tiếp xúc cử tri:

- Hỗ trợ cho mỗi địa điểm đến tiếp xúc cử tri: 200.000 đồng.

- Chi thăm hỏi gia đình chính sách hoặc hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại nơi tiếp xúc cử tri: mức chi tối đa không quá 100.000 đồng/hộ và mỗi địa điểm tiếp xúc cử tri không quá 200.000 đồng.

b) Hoạt động giám sát:

Tổ chức cuộc họp giám sát: (Họp triển khai, họp báo cáo kết quả):

+ Chủ trì cuộc họp: 50.000 đồng/người/ngày

+ Thành viên dự họp: 30.000 đồng/người/ngày

+ Cán bộ CC phục vụ: 15.000 đồng/người/ngày

- Thuê chuyên gia giám sát: 100.000 đồng/người/ngày

- Hỗ trợ cho mỗi địa điểm đến giám sát: 300.000 đồng (Trừ các cơ quan, doanh nghiệp).

- Chi thăm hỏi gia đình chính sách hoặc hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại điểm giám sát: mức chi tối đa không quá 100.000 đồng/hộ và mỗi điểm giám sát không quá 200.000 đồng.

c) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:

- Chi tổng hợp ý kiến tham gia xây dựng dự án Luật, thẩm tra, xây dựng Nghị quyết phát triển kinh tế, quốc phòng an ninh ở địa phương: 70.000 đồng/báo cáo.

d) Hoạt động tiếp công dân:

- Đại biểu HĐND, Thường trực, các Ban HĐND được phân công tiếp công dân được chi bồi dưỡng 20.000 đồng/người/ngày.

- Cán bộ phục vụ: 10.000 đồng/người/ngày.

e) Chi hỗ trợ may trang phục (lễ phục) trong một nhiệm kỳ của HĐND:

+ Mỗi đại biểu HĐND huyện được hỗ trợ kinh phí may 01 bộ trang phục, mức 1.200.000 đồng/1 bộ. (Nếu đồng thời là đại biểu HĐND 2 cấp thì được hưởng một mức cao nhất)

+ Cán bộ công chức, viên chức, phục vụ của Văn phòng HĐND - UBND được hỗ trợ kinh phí may 01 bộ trang phục, mức 1.000.000 đồng/bộ.

3. Chi phụ cấp kiêm nhiệm:

Quy định mức phụ cấp kiêm nhiệm hàng tháng so với mức lương tối thiểu của các chức danh sau: (Được hưởng một phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất trong các chức danh đảm nhiệm);

- Trưởng, phó Ban kiêm nhiệm: 0,2

- Tổ trưởng tổ đại biểu: 0,1

- Thành viên các Ban HĐND: 0,1

4. Chi cho công tác xã hội:

- Thăm hỏi đại biểu HĐND khi ốm đau: 100.000 đồng/lần

- Trợ cấp khó khăn đột xuất: 500.000 đồng/lần/năm.

- Đại biểu HĐND có cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng hoặc cha mẹ vợ, vợ, chồng hoặc con chết được trợ cấp 200.000 đồng. (Theo hướng dẫn số 48 ngày 29/12/2006 thực hiện QĐ số 203/QĐ-TU của Tỉnh ủy)

Trường hợp bệnh hiểm nghèo, khó khăn do thiên tai, tai nạn, hỏa hoạn tùy theo hoàn cảnh có mức độ trợ cấp riêng do Thường trực HĐND huyện, thị xã quyết định.

Các nội dung trên do HĐND huyện, thị xã đảm bảo từ nguồn kinh phí của HĐND được giao hàng năm.

III. ĐỐI VỚI HĐND CẤP XÃ:

1. Chi tại kỳ họp:

a) Phụ cấp làm ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ: 30.000 đồng/người/ngày.

b) Chi tiền ăn cho đại biểu dự kỳ họp: 30.000 đồng/người/ngày

c) Cán bộ công chức phục vụ tại kỳ họp:

- Phục vụ trực tiếp: 15.000 đồng/người/ngày

- Phục vụ gián tiếp: 10.000 đồng/người/ngày

d) Tiền tài liệu, thuốc chữa bệnh thông thường, trang trí khánh tiết... theo thực tế phát sinh.

e) Nước uống tối đa không quá 3.000 đồng/đại biểu dự kỳ họp/ngày.

f) Các nội dung chi tổng kết năm, sơ tổng kết nhiệm kỳ do Thường trực HĐND cấp xã quyết định.

2. Chi cho các hoạt động của HĐND:

a) Hoạt động tiếp công dân và xây dựng luật:

- Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, đại biểu HĐND xã được phân công tiếp công dân được chi bồi dưỡng 20.000 đồng/người/ngày.

- Chi tổng hợp ý kiến tham gia xây dựng dự án Luật, thẩm tra, xây dựng Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội ở địa phương: 50.000 đồng/báo cáo.

b) Chi hỗ trợ may trang phục (lễ phục):

Trong một nhiệm kỳ của HĐND: Mỗi đại biểu HĐND xã được hỗ trợ kinh phí may 01 bộ trang phục, mức 800.000 đồng/1 bộ. (Nếu đồng thời là đại biểu HĐND 2 cấp thì được hưởng một mức cao nhất).

3. Chi phụ cấp kiêm nhiệm cho Thường trực HĐND cấp xã:

Quy định mức phụ cấp kiêm nhiệm hàng tháng so với mức lương tối thiểu đối với Thường trực HĐND cấp xã: 0,2.

4. Chi cho công tác xã hội:

- Thăm hỏi đại biểu HĐND khi ốm đau: 50.000 đồng/lần

- Trợ cấp khó khăn đột xuất: 200.000 đồng/lần/năm.

Các nội dung trên do ngân sách xã chi trả.

Trường hợp bệnh hiểm nghèo, khó khăn do thiên tai, tai nạn, hỏa hoạn tùy theo từng hoàn cảnh, Thường trực HĐND cấp xã đề nghị Thường trực HĐND cấp trên xem xét hỗ trợ.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thường trực HĐND tỉnh; Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Thường trực HĐND huyện, thị xã; Chủ tịch HĐND xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện các nội dung tại quy định này.

2. Căn cứ vào các chế độ, định mức chi tiêu hiện hành của Nhà nước và các quy định về chế độ chi tiêu tài chính nêu trên, HĐND các cấp xây dựng dự toán ngân sách hàng năm và tổ chức thực hiện kinh phí theo đúng quy định về chế độ tài chính kế toán hiện hành. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Thường trực HĐND tỉnh xem xét trình HĐND tỉnh điều chỉnh.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/12/2007.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XV - Kỳ họp thứ 10 thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban TVQH khóa XII;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục kiểm tra VB-Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH khóa XII tỉnh;
- Thường trực HĐND - UBND tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Các Đại biểu HĐND tỉnh;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH-HĐND tỉnh;
- Các Sở: Tài chính, Kế hoạch, Tư pháp;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã;
- Lưu VT.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Viết Xuân