cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Nghị quyết số 41/2006/NQ-HĐND ngày 07/12/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long Về Phê chuẩn về định mức phân bổ ngân sách địa phương ổn định giai đoạn 2007-2010 (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 41/2006/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
  • Ngày ban hành: 07-12-2006
  • Ngày có hiệu lực: 17-12-2006
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 07-07-2015
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3124 ngày (8 năm 6 tháng 24 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 07-07-2015
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 07-07-2015, Nghị quyết số 41/2006/NQ-HĐND ngày 07/12/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long Về Phê chuẩn về định mức phân bổ ngân sách địa phương ổn định giai đoạn 2007-2010 (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Nghị quyết số 147/NQ-HĐND ngày 07/07/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/2006/NQ.HĐND

Vĩnh Long, ngày 07 tháng 12 năm 2006

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ CHUẨN VỀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ỔN ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2007 – 2010

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
KHOÁ VII KỲ HỌP THỨ 8 ( BẤT THƯỜNG)

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2007;

Sau khi xem xét Tờ trình số: 58 /TTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh và báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và ngân sách, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và thống nhất,

QUYẾT NGHỊ :

Điều 1. Phê chuẩn về định mức phân bổ ngân sách địa phương ổn định từ năm 2007 - 2010 (có phụ lục kèm theo).

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức, triển khai, thực hiện nghị quyết này.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tăng cường kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc thực hiện nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VII kỳ họp lần thứ 8,(bất thường) thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2006 ./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTVQH, CP;
- Cục kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Pháp chế Bộ Tài chính;
- TU, UBND, MTTQVN tỉnh;
- Đại biểu HĐND;
- Các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan;
- Thường trực HĐND-UBND huyện, thị
- Lưu

CHỦ TỊCH




Phan Đức Hưởng

 

PHỤ LỤC

Ban hành kèm Nghị quyết số: 41 /2006/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2006.

I. Mục đích, yêu cầu:

Định mức phân bổ dự toán chi ngân sách năm 2007 được xây dựng trên nền cơ bản của Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Kết hợp phân tích, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện định mức phân bổ dự toán ngân sách địa phương giai đoạn 2004 – 2006, theo Quyết định số 264/2004/QĐ.UB ngày 11/02/2004 của UBND tỉnh và yêu cầu đáp ứng nhiệm vụ phát triển của từng lĩnh vực, từng địa phương giai đoạn 2007 – 2010.

Việc xây dựng và ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách năm 2007 nhằm đạt các nội dung sau:

- Thống nhất tiêu chí phân bổ dự toán chi trong toàn tỉnh.

- Đầy đủ, rõ ràng dễ kiểm tra, công bằng, hợp lý : tăng cường tính chủ động cho các cấp NSĐP trong quản lý, điều hành ngân sách phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh .

- Đảm bảo tính công bằng, minh bạch, công khai các nhiệm vụ chi của từng ngành, từng địa phương theo quy định của Luật. Đồng thời thể hiện được sự quan tâm, tập trung của lãnh đạo tỉnh đối với từng cấp, từng lĩnh vực.

- Đảm bảo kinh phí góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh giai đoạn 2007 – 2010 của tỉnh, từng ngành, từng địa phương theo nghị quyết Đại hội VIII Đảng bộ tỉnh, nghị quyết Đại hội Đảng bộ cấp huyện, thị, xã, phường.

- Thúc đẩy thực hành tiết kiệm chống lãng phí, sử dụng có hiệu quả NSNN, khuyến khích xã hội hoá, huy động các nguồn lực xã hội vào sự nghiệp phát triển của tỉnh nhà.

II. Định mức phân bổ:

1/. Một số vấn đề cần lưu ý:

Ä Định mức phân bổ dự toán chi được hiểu là: định mức dùng để phân bổ kinh phí ngân sách cho từng cấp NS trong tổng số NS tỉnh có được từ việc thực hiện nhiệm vụ thu được giao, từ số bổ sung từ NSTW (nếu có) không thể xem là định mức chi tiêu, bởi định mức chi tiêu đã được quy định, điều chỉnh từ các văn bản pháp quy hiện hành về quản lý tài chính – ngân sách.

Ä Định mức phân bổ cho các huyện, thị đã bao gồm cấp xã, phường, thị trấn thuộc huyện, thị.

Ä Định mức đã tính đến việc thực hiện chế độ tiền lương theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 (thay thế Nghị định 03/CP về mức lương tối thiểu), với mức lương tối thiểu là 350.000 đồng/tháng/người; Nghị định số 119/2005/NĐ-CP ngày 27/9/2005 về điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 26/6/1975 của Hội Đồng Chính phủ; Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/01/1981 của Hội Đồng Bộ trưởng; Nghị định số 184/2004/NĐ-CP; Quyết định số 84/QĐ – TW của BCHTW, Pháp lệnh dân quân tự vệ, phụ cấp ngành, khen thưởng theo nghị định 121/2005/NĐ – CP, Quyết định số 2268/QĐ.UBT; Quyết định số 2269/QĐ.UBT và Quyết định số 410/2006/QĐ-UBND ngày 06/3/2006 của UBND tỉnh về việc quy định số lượng, chức danh, hệ số phụ cấp sinh hoạt phí và chế độ, chính sách đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và tổ chức ấp, khóm.

2/. Tiêu chí sử dụng tính toán:

- Số đơn vị hành chính xã.

- Biên chế hành chính.

- Giường bệnh, Trạm xá, Phòng khám khu vực .

- Tỉ lệ % đối với: Sự nghiệp kinh tế, khoa học công nghệ, Sự nghiệp môi trường, chi khác ngân sách, dự phòng ngân sách.

- Dân số: Là dân số có phân theo vùng. Cụ thể:

+ Dân số vùng đô thị: gồm dân số thuộc các phường và thị trấn thuộc huyện, thị.

+ Dân số vùng đồng bào dân tộc Khmer ở đồng bằng.

+ Dân số vùng đồng bằng: gồm dân số các xã, vùng còn lại.

3/. Về phương pháp xác định tiêu chí dân số:

Sử dụng số liệu về dân số do cơ quan thống kê tỉnh báo cáo tại niên giám thống kê năm 2005, tính thêm số tăng theo tỉ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân của 02 năm 2006, 2007. Cơ cấu và tổng mức dân số sử dụng theo số liệu Bộ Tài chính áp dụng để thảo luận dự toán 2007 với tỉnh .

4/. Định mức phân bổ cụ thể:

4.1- Sự nghiệp giáo dục:

a) Theo tiêu chí dân số:

Phân bổ theo tiêu chí dân số trong độ tuổi 01–18 tuổi, trên cơ sở phân cấp nhiệm vụ chi tại Quyết định số 1639/QĐ.UBND ngày 17/8/2006 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện nghị quyết số 37/2006/NQ-HĐND ngày 13/7/2006: về việc phê duyệt phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách địa phương giai đoạn 2007 – 2010.

Trong đó: - Cấp tỉnh: từ 16 – 18 tuổi

- Cấp huyện: từ 01 – 15 tuổi.

ĐVT: đồng/người dân/ năm

Phân vùng

Định mức ĐP

Định mức TW

% so sánh ĐMĐP 2007 với ĐM

ĐP 2004

TW 2007

Đô thị

565.400

565.400

159,06

100

Đồng bằng

664.000

664.000

169,82

100

Đồng bào Khmer

817.200

817.200

191,59

100

Định mức trên đã bao gồm:

- Các cấp giáo dục, các loại hình giáo dục.

- Các chế độ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú và các chính sách ưu tiên theo các Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 01/7/2004; Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị.

Trên cơ sở định mức trên, nếu tỉ lệ giảng dạy và học tập (không kể lương và có tính chất lương) nhỏ hơn 20% so với tổng chi sự nghiệp giáo dục sẽ được bổ sung đủ 20%. Bảo đảm tỉ lệ lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn) tối đa 80%, chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục không kể chi tiền lương và các khoản có tính chất lương tối thiểu 20% (chưa kể nguồn thu học phí).

b) Đối với dân số trong độ tuổi 1–18 tuổi ở xã thuộc chương trình 135 theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2006 – 2010 được phân bổ thêm 70.000 đồng/người để thực hiện chế độ hỗ trợ tiền sách giáo khoa, tập học sinh... .

Trong đó:

- Cấp tỉnh: từ 16 – 18 tuổi

- Cấp huyện: từ 01 – 15 tuổi;

4.2. Phân bổ chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề:

ĐVT: đồng/người dân/ năm

Phần vùng

Định mức ĐP

Cộng

ĐMTW

% so sánh ĐMĐP 2007 với ĐM

Tỉnh

Huyện

Năm 2004 ĐP

TW 2007

Tỉnh

Huyện

Đô thị

16.650

4.830

21.330

21.330

100

102,2

100

Đồng bằng

17.800

5.910

23.710

23.710

100

104,2

100

Đồng bào Khmer

22.000

9.000

31.000

31.000

100

146,58

100

Định mức chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề bao gồm các loại hình đào tạo, dạy nghề (chính quy, tại chức, đào tạo lại, các loại hình đào tạo dạy nghề khác), các cấp đào tạo, dạy nghề, trung tâm chính trị tỉnh, huyện.

Định mức trên đã bao gồm trách nhiệm của ngân sách đối với các trường hợp: các trường đào tạo áp dụng Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo số học sinh UBND tỉnh giao hàng năm, số biên chế hiện có, nguồn thu phí, lệ phí và thu khác được để lại đơn vị chi theo chế độ quy định để xác định chi đào tạo, ngân sách đảm bảo phần kinh phí còn thiếu.

4.3. Sự nghiệp y tế:

Do đặc thù mạng lưới y tế của địa phương và từ sau khi thực hiện Nghị định số 172/2004/NĐ-CP của Chính phủ, cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý tuyến điều trị tỉnh và huyện, thị và tuyến dự phòng. Các huyện, thị quản lý tuyến xã và phòng khám khu vực trên địa bàn, do vậy dự kiến xây dựng định mức phân bổ như sau:

+ Tuyến điều trị:

* Cấp tỉnh:

- Bệnh viện Đa khoa tỉnh 32 triệu đồng/giường bệnh

- Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện 26 triệu đồng/giường bệnh

- Phòng khám Đa khoa khu vực QDY 26 triệu đồng/giường bệnh

* Cấp huyện, xã:

- Trạm y tế xã, phường, thị trấn : 160 triệu đồng/trạm/năm.

- Phòng khám Đa khoa khu vực : 170 triệu đồng/trạm/năm.

Định mức trên bao gồm tiền lương, phụ cấp ưu đãi ngành, phụ cấp độc hại, phụ cấp trực. Trong đó, hoạt động của trạm y tế bình quân 14.000.000 đồng/trạm/năm; Phòng khám đa khoa khu vực 17.000.000 đồng/ trạm/năm, kinh phí hoạt động được bố trí tăng thêm so định mức cũ được sử dụng cho hoạt động nghiệp vụ chuyên môn.

* Phụ cấp cho nhân viên y tế ấp, khóm:

Thực hiện bổ sung mục tiêu cho các địa phương:

. Kinh phí mua BHYTế theo qui định : 120.000đ/người/năm đối với khu vực nông thôn, 160.000đ/người/năm đối với khu vực đô thị.

. Phụ cấp theo mức: 100.000 đ/người/tháng.

+ Tuyến dự phòng:

Do cấp tỉnh quản lý và thực hiện ổn định ngân sách như năm 2006, có tính toán các khoản tăng do chính sách thay đổi như tiền lương, phụ cấp... .

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho UBND các huyện, thị, xã, phường, thị trấn có kinh phí để chỉ đạo, hỗ trợ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tổ chức các phong trào bảo vệ sức khoẻ hàng năm, ngân sách tỉnh sẽ bổ sung mục tiêu cho các huyện, thị, xã, phường, thị trấn theo mức:

- Mỗi huyện: 30.000.000 đồng/ năm.

- Mỗi xã: 3.000.000 đồng/ năm.

* Kinh phí khám, chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi bố trí cho cấp tỉnh tổ chức thực hiện.

4.4. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính (nhà nước, đảng, đoàn thể):

Phân bổ theo tiêu chí biên chế được cấp thẩm quyền giao với mức:

a). Cấp tỉnh: 30.000.000 đồng/biên chế

b) Cấp huyện: 28.000.000 đồng/ biên chế

c) Cấp xã, phường, thị trấn:

- CB chuyên trách, công chức : 15.000.000đồng/năm/biên chế

- CB không chuyên trách, giúp việc: 8.000.000đồng/năm/biên chế

Định mức trên đã bao gồm chế độ tiền lương mới theo các Nghị định 204/2004/NĐ – CP, 118/2005/NĐ – CP, kinh phí thực hiện phụ cấp ngành, hoạt động cơ sở đảng theo Quyết định 84-QĐ/TW của BCHTW, phụ cấp đại biểu HĐND, khen thưởng theo Nghị định 121/2005/NĐ – CP.

Trường hợp tính theo định mức trên mà tổng các khoản chi ngoài lương và có tính chất lương ( chi cho hoạt động ), thấp hơn 35% trong tổng chi hành chính của từng cấp được xác định theo tiêu chí biên chế với định mức ở trên thì bổ sung cho đủ 35%. Đảm bảo chi lương và các khoản có tính chất lương: BHXH, BHYTế, Kinh phí công đoàn ( đối với CB chuyên trách xã, công chức tỉnh, huyện, xã ), BHYTế ( đối với CB không chuyên trách, CB giúp việc xã, phường, thị trấn ) đạt 65%, các khoản chi ngoài lương và có tính chất lương (hoạt động ) đạt 35% .

Riêng đối với kinh phí hỗ trợ hoạt động và phụ cấp của các hội: Người cao tuổi, Người tù kháng chiến, phụ cấp cán bộ ấp, khóm và hoạt động ấp khóm thực hiện theo Quyết định sô 410/2006/QĐ.UBND ngày 06/3/2006 của UBND tỉnh.

* Đối với chi đảm bảo hoạt động của cơ quan Đảng, HĐND, UBND (tỉnh, huyện) và các cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, từng cấp ngân sách sử dụng trong tổng số kinh phí QL hành chính được phân bổ của cấp mình (theo các định mức ở phần trên) để bố trí tăng chi hoạt động (ngoài lương) cho các đơn vị đó. Mức tăng thêm tối đa 50% cho Văn phòng Tỉnh - Huyện Uỷ, HĐND, UBND và 10% đối với các ngành tổng hợp, để có thêm kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ đặc thù được giao.

* Các đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí … , có nguồn thu được phép để lại để bổ sung hoạt động theo qui định, thì phân bổ chi QLHC được thực hiện theo phương thức sau :

- Nếu số thu được phép để lại thấp hơn mức chi cho hoạt động tính theo định mức, thì NS bố trí kinh phí đảm bảo tiền lương , các khoản có tính chất lương và số chênh lệch thiếu của hoạt động.

- Nếu số thu được phép để lại lớn hơn hoặc bằng mức chi cho hoạt động tính theo định mức, thì NS bố trí kinh phí đảm bảo tiền lương và các khoản có tính chất lương .

* Đối với các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp: thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg ngày 29/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Dự kiến ổn định mức hỗ trợ hoạt động tương đương dự toán giao năm 2006.

4.5. Sự nghiệp văn hoá thông tin:

a). Theo tiêu chí dân số:

ĐVT: đồng/người dân/ năm

Phần vùng

Định mức ĐP

Cộng

ĐMTW

% ĐMĐP 2007 với ĐM

Tỉnh

Huyện

Năm 2004 ĐP

TW 2007

Tỉnh

Huyện

Đô thị

4.850

4.800

9.650

9.650

112,8%

111,63

100

Đồng bằng

5.300

5.260

10.560

10.560

112,8%

111,91

100

Đồng bào Khmer

7.320

7.200

14.520

14.520

122%

120

100

b). Đối với các huyện, thị có đội Thông tin lưu động (được Bộ VHTT công nhận) được phân bổ thêm 100 triệu đồng/ đội .

4.6. Định mức phân bổ chi sự nghiệp phát thanh truyền hình:

Do đặc thù của tỉnh, Đài phát thanh truyền hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo hoạt động tỉnh, huyện. ngân sách sẽ bố trí cho huyện nhằm đảm bảo hoạt động truyền thanh các xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Định mức 10.000.000 đồng/xã/ năm.

Định mức bao gồm phụ cấp cho cán bộ phụ trách công tác truyền thanh và hoạt động thường xuyên của trạm (bao gồm sửa chữa thường xuyên...).

4.7. Sự nghiệp thể dục, thể thao:

a). Theo tiêu chí dân số:

ĐVT: đồng/người dân/ năm

Phần vùng

Định mức ĐP

Cộng

ĐM TW

% ĐMĐP 2007 với ĐM

Tỉnh

Huyện

ĐP 2004

TW 2007

Tỉnh

Huyện

Đô thị

4.300

2.880

7.180

7.180

101,18

115,2

100

Đồng bằng

2.875

2.150

5.050

5.050

105,50

107,5

100

Đồng bào Khmer

3.000

2.800

5.800

5.800

106,4

133,33

100

b). Phân bổ thêm đối với số vận động viên đạt thành tích cao cấp quốc gia và vận động viên khuyết tật, để bổ sung kinh phí với mức 5,4 triệu đồng/vận động viên.

4.8. Sự nghiệp đảm bảo xã hội:

a). Theo tiêu chí dân số:

ĐVT: đồng/người dân/ năm

Phần vùng

Định mức ĐP

Cộng

ĐM TW

% ĐMĐP 2007 với ĐM

Tỉnh

Huyện

ĐP 2004

TW 2007

Tỉnh

Huyện

Đô thị

5.300

5.910

11.210

11.210

106

110,46

100

Đồng bằng

5.800

6.370

12.170

12.170

112,6

115,82

100

Đồng bào Khmer

7.800

8.400

16.200

16.200

139,28

140,00

100

Định mức này đã bao gồm kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa (theo chủ trương của lãnh đạo tỉnh, huyện), cứu tế xã hội... .

b). Ngoài định mức, ngân sách cấp tỉnh còn được bố trí kinh phí để thực hiện chế độ thăm hỏi, động viên các gia đình chính sách vào ngày lể tết, với mức 120.000 đồng/gia đình/năm.

c). Các huyện, thị được bổ sung kinh phí để thực hiện chế độ đối với cán bộ xã nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 119/2005/NĐ-CP ngày 27/9/2005 của Chính phủ (Theo kết quả được Bộ Tài chính thẩm tra, phê duyệt ).

4.9. Định mức phân bổ chi quốc phòng:

ĐVT: đồng/người dân/ năm

Phần vùng

Định mức ĐP

Cộng

ĐM TW

% ĐMĐP so ĐMTW

Tỉnh

Huyện

Đô thị

5.200

5.300

10.500

10.500

100

Đồng bằng

5.200

5.300

10.500

10.500

100

Đồng bào Khmer

5.200

5.800

11.000

11.000

100

Định mức trên đã bao gồm chính sách mới về dân quân tự vệ theo Nghị định số 184/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

4.10. Định mức phân bổ chi an ninh:

ĐVT: đồng/người dân/ năm

Phần vùng

Định mức ĐP

Cộng

ĐMTW

% ĐM ĐP so ĐMTW

Tỉnh

Huyện

Đô thị

2.800

3.200

6.000

6.000

100

Đồng bằng

2.100

2.460

4.560

4.560

100

Đồng bào Khmer

2.300

2.800

5.100

5.100

100

4.11. Định mức phân bổ chi sự nghiệp khoa học công nghệ:

Tăng 8% so dự toán năm 2006.

4.12. Định mức phân bổ chi sự nghiệp kinh tế:

Dự toán chi sự nghiệp kinh tế được tính phân bổ theo tỷ lệ % trên số chi thường xuyên (từ mục 1 đến 11) đã được tính theo định mức phân bổ dự toán chi NS theo các tiêu chí chính (không bao gồm tiêu chí bổ sung) ở phần trên. Cụ thể:

- Cấp tỉnh :10%

- Cấp huyện, thị : 8%

4.13. Định mức phân bổ chi trợ giá, trợ cước:

Phân bổ toàn bộ số được TW giao cho ngân sách cấp tỉnh để thực hiện trợ giá báo theo phân cấp nhiệm vụ chi của địa phương.

4.14. Định mức phân bổ chi sự nghiệp môi trường:

Trên cơ sở tổng dự toán chi sự nghiệp môi trường của ngân sách địa phương (được TW giao) và nhiệm vụ theo phân cấp. Phân bổ theo cơ cấu:

- Ngân sách cấp tỉnh : 80%

- Ngân sách cấp huyện : 20%

Mức phân bổ cụ thể cho từng huyện, thị và nội dung sử dụng kinh phí trên sở Tài chính sẽ thống nhất với sở Tài nguyên – MT trước khi bố trí, theo đúng quy định của Luật NSNN, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên & Môi trường.

4.15. Định mức phân bổ chi thường xuyên khác:

Phân bổ theo tỷ lệ 0,5% tổng các khoản chi thường xuyên đã được xác định theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách (theo tiêu chí chính) quy định ở trên ( từ mục 1 – 14).

4.16. Dự phòng ngân sách:

- Ngân sách tỉnh : 4% tổng chi

- Ngân sách huyện: 2% tổng chi ( Không bao gồm số chi từ nguồn bổ sung mục tiêu của ngân sách cấp trên ).