Nghị quyết số 4e/2005/NQ-HĐND ngày 28/07/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Về khai thác hợp lý gỗ rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010 (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 4e/2005/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Ngày ban hành: 28-07-2005
- Ngày có hiệu lực: 07-08-2005
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 12-06-2010
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1770 ngày (4 năm 10 tháng 10 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 12-06-2010
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4e/2005/NQ-HĐND | Huế, ngày 28 tháng 7 năm 2005 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ KHAI THÁC HỢP LÝ GỖ RỪNG TỰ NHIÊN, ĐẨY MẠNH TRỒNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2006-2010.
HỘI ĐÔNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA V, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ vào Quyết định số 04/2004/QĐ-UBND-BNN-LN ngày 02 tháng 02 năm 2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác;
Sau khi xem xét Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua đề án “khai thác hợp lý gỗ tự nhiên, đẫy mạnh trồng rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 – 2010”; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành và thông qua Tờ trình của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua đề án “Khai thác hợp lý gỗ rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010” , gồm các nội dung sau :
I. Kết quả thực hiện Nghị quyết 7c/NQ/HĐND3 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa III về nhiệm vụ đóng cửa rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
Thực hiện Nghị quyết 7c/NQ/HĐND3 của HĐND tỉnh khóa III về nhiệm vụ đóng cửa rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, toàn tỉnh đã đạt được kết quả tốt về mọi mặt. Nổi bật là:
1.Thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đóng cửa rừng tự nhiên. Các đơn vị khai thác đã thực hiện nghiêm túc chủ trương hạn chế sản lượng khai thác gỗ; khai thác đúng địa chỉ cho phép, phù hợp với nội dung đề ra trong Nghị quyết 7c.
2. Đạt được kết quả cao trong thực hiện nhiệm vụ trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Đã trồng mới được 21.887,7 ha, chất lượng rừng trồng ngày càng tốt hơn, độ che phủ rừng của tỉnh đã tăng 42,6% năm 1998 lên 48,2% vào cuối năm 2004, trở thành một trong địa phương có độ che phủ của rừng cao nhất cả nước.
3. Thực hiện tốt mục tiêu xã hội hóa nghề rừng, bảo đảm bền vững và ngày một tăng lên về các lợi ích chính đáng của người lao động tham gia bảo vệ và phát triển rừng làm cho việc trồng rừng kinh tế trở thành một ngành kinh tế quan trọng, được xã hội hóa; mỗi năm giải quyết việc làm cho từ 4000 – 5000 lao động nông thôn miền núi.
4. Nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích của rừng, của nhiệm vụ bảo vệ, phát triển vốn rừng đối với sự sống con người trước mắt và lâu dài được nâng lên khá rõ rệt.
5. Lực lượng quản lý bảo vệ rừng bao gồm các lực lượng chuyên trách, không chuyên trách đã có bước trưởng thành quan trọng về chuyên môn, nghiệp vụ, về phương pháp và bản lĩnh công tác. Sự phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng của các lực lượng ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả hơn.
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại là:
1. Việc triển khai, thực hiện một số chính sách của Đảng và Nhà nước chưa được đầy đủ như chính sách giao đất, giao rừng; chính sách hưởng lợi của người dân khi nhận đất, nhận rừng; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng chậm. . . nên chưa thật sự tạo động lực thúc đẩy người dân đầu tư, xây dựng phát triển vốn rừng sau khi được giao rừng.
2. Một số diện tích rừng trồng có chất lượng kém, chất lượng một số công trình lâm sinh còn thấp.
3. Quá trình khai thác còn lãng phí tổn tài nguyên rừng, . chỉ khai thác và đưa ra khỏi rừng các loại gỗ tốt, gỗ thị trường có nhu cầu cao, chưa tận dụng, tận thu hợp lý gỗ sâu trong, cành ngọn.
4. Công tác quản lý bảo vệ rừng chưa mang tính bền vững và thiếu chiến lược, đặc biệt trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và giảm thiểu các vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng (chặt phá rừng đầu nguồn, lấn chiếm rừng, khai thác vận chuyển mua bán trái phép các lâm sản và động vật hoang dã).
II. Nhiệm vụ khai thác hợp lý gỗ rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010.
1. Mục tiêu:
- Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên hiện có, đảm bảo rừng phát huy chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Khai thác hợp lý gỗ rừng tự nhiên nhằm bảo toàn được vốn rừng, trên cơ sở chỉ khai thác gỗ ở một số tiểu khu nhất định với khối lượng hợp lý.
- Tăng cường khoanh nuôi, tái sinh, trồng mới rừng nhằm tăng độ che phủ rừng kết hợp cung cấp lâm sản phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
- Xã hội hoá nghề rừng, tổ chức rừng theo hướng quản lý rừng bền vững, thu hút các thành phần kinh tế tham gia nghề rừng, đặc biệt chú trọng hộ gia đình trên địa bàn và cộng đồng thôn bản.
2. Khai thác hợp lý gỗ rừng tự nhiên.
Chỉ cho phép mở cửa rừng để khai thác gỗ tại 12 tiểu khu rừng tự nhiên, bao gồm: 9 tiểu khu đã được mở theo Nghị quyết 7c: 393, 400, 399, 333, 338, 182, 183, 187, 186 và mở mới thêm 03 tiểu khu: 407, 334, 339.
Tổng sản lượng gỗ khai thác bình quân hàng năm từ tất cả các tiểu khu được mở không quá 6000 m3; các yêu cầu, chỉ tiêu kỹ thuật trong khai thác thực hiện theo đúng quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp cần khai thác gỗ để phục vụ nhu cầu gỗ gia dụng thiết yếu cho các hộ dân sống ven rừng, gỗ xoá nhà tạm cho đồng bào dân tộc thiểu số, tuỳ tình hình cụ thể của từng địa phương, có thể chế phép khai thác gỗ với sản lượng hạn chế tại những tiểu khu khác không thuộc 12 tiểu khu ở trên, nhưng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch cụ thể.
3. Đẩy mạnh trong rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 – 2010.
Đẩy mạnh trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc, đất cát ven biển, cát nội đồng theo hướng trồng rừng kinh tế trên đất rừng sản xuất và trồng ưng phòng hộ trên đất rừng phòng hộ. Nguồn vốn để trồng rừng bao gồm vốn đầu tư của các chương trình dự án do ngân sách nhà nước đầu tư, vốn vay của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức tài chính quốc tế khác cùng với vốn huy động trong dân, của các thành phần kinh tế.
Từ năm 2006 đến 2010, phấn đấu trồng được 23.500 ha rừng, bình quân mỗi năm trồng được 4:700 ha, trong đó 50% là rừng kinh tế, nâng độ che phủ rừng của tỉnh ta đạt mức trên 50 % .
4. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ khai thác hợp lý rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010.
Khai thác gỗ rừng tự nhiên đảm bảo ổn định rừng, duy tổ chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái của rừng. Áp dụng hợp lý các biện pháp khai thác theo đúng qui trình, qui phạm, kết hợp giữa thủ công và cơ giới, làm tốt công tác vệ sinh rừng, chống lãng phí tài nguyên rừng. Đặc biệt chú ý bảo vệ các loại cây thuộc danh mục thực vật quý hiếm, cây có khả năng gieo giống tự nhiên tốt.
- Tổ chức xã hội hoá nghề rừng, củng cố, xây dựng hệ thống quản lý và sử Dụng bền vững tài nguyên rừng có sự tham gia rộng rãi của người dân. Đẩy mạnh giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng.
- Phân cấp trách nhiệm quản lý từng đến cấp huyện, xã, thôn; lập hồ sơ quản lý rừng đến tiểu khu và theo đơn vị hành chính từ xã lên theo Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính Phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Phô biến rộng rãi Luật bảo vệ và phát triển rừng, Quy chế quản lý 3 loại rừng theo Quyết định số 08/2001 /QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tăng cường lực lượng kiểm lâm, tổ chức lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách và khoán bảo vệ rừng cho dân, đảm bảo thường xuyên tuần tra, trực gác để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động phá hoại tài nguyên rừng, đặc biệt là nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Tổ chức các đợt truy quét các tụ điểm phá rừng, truy bắt tận nơi và xử lý nghiêm khắc các sai phạm theo pháp luật, đặc biệt đối với các trường hợp tái phạm, chồng người thi hành công vụ.
- Ưu tiên đầu tư nguồn ngân sách cho quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, tăng cường vốn tín dụng cho vay trồng rừng kinh tế. Tạo cơ chế thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp. Thu hút đầu tư nước ngoài vào các dự án đầu tư trồng và chế biến sâu sản phẩm riêng trồng. Ban hành cơ chế, chính sách huy động đóng góp kinh phí của các chủ rừng cho công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng.
Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết. Hàng năm, có báo cáo đánh giá sơ kết tình hình, đề xuất những biện pháp mới để Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật qui định.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khoá V, kỳ họp thứ 4 thông qua.
| CHỦ TỊCH |