Nghị quyết số 37/2001/NQ-HĐND ngày 20/02/2001 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre Về quản lý Nhà nước và định hướng nội dung xây dựng quy ước ở ô, ấp, khu phố (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 37/2001/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Ngày ban hành: 20-02-2001
- Ngày có hiệu lực: 09-02-2001
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 05-12-2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 4682 ngày (12 năm 10 tháng 2 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 05-12-2013
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2001/NQ-HĐND | Bến Tre, ngày 20 tháng 02 năm 2001 |
NGHỊ QUYẾT
“ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG XÂY DỰNG QUY ƯỚC Ở Ô, ẤP, KHU PHỐ”
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
- Căn cứ vào Điều 120 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 18 tháng 4 năm 1992;
- Căn cứ vào Điều 31 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Sau khi nghe Phó Giám đốc Sở Tư pháp được uỷ nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh đọc Tờ trình về việc quản lý Nhà nước và định hướng nội dung xây dựng quy ước ở ô, ấp, khu phố;
- Sau khi nghe ý kiến thẩm định của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
I. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất cơ bản với Tờ trình của Uỷ ban nhân dân tỉnh về quản lý Nhà nước và định hướng nội dung xây dựng quy ước ở ô, ấp, khu phố:
- Thống nhất tên gọi của văn bản là quy ước và được xây dựng trong phạm vi ô, ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh.
- Về định hướng nội dung xây dựng quy ước tập trung các vấn đề sau:
+ Đề ra các biện pháp để người dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, phát huy quyền tự do dân chủ, động viên nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ công dân.
+ Giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, bài trừ các hủ tục lạc hậu, xây dựng đoàn kết tình làng nghĩa xóm, tương thân tương ái, thực hiện tốt chính sách xã hội…
+ Đề ra biện pháp bảo vệ tài sản Nhà nước và tài sản công dân, bảo vệ các di sản văn hoá, môi trường, tài nguyên.
+ Đề ra các biện pháp bảo vệ trật tự trị an trên địa bàn, chống các tệ nạn xã hội.
+ Đề ra các biện pháp thưởng, phạt phù hợp không trái pháp luật, không đặt ra các khoản thu phí, lệ phí.
II- Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Uỷ ban nhân dân phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn các huyện, thị xã, xã phường chỉ đạo các ô, ấp, khu phố xây dựng quy ước ngắn, gọn, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ không trùng lắp, chồng chéo với các quy định pháp luật đã có, dễ thực hiện, phù hợp với phong tục tập quán và điều kiện hoàn cảnh thực tế của địa phương trình Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có nhiệm vụ giúp Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết ở các ngành, các cấp đúng chức năng và đúng pháp luật.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 09 tháng 02 năm 2001./.
| TM. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH |