cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 29/04/2016 Quy định cước vận tải hàng hóa bằng phương tiện ô tô áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

  • Số hiệu văn bản: 06/2016/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Bình
  • Ngày ban hành: 29-04-2016
  • Ngày có hiệu lực: 09-05-2016
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3122 ngày (8 năm 6 tháng 22 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2016/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 29 tháng 4 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG PHƯƠNG TIỆN Ô TÔ ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012; 

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Quyết định số 32/2005/QĐ-BGTVT ngày 17/6/2005 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy định về xếp loại đường để xác định cước vận tải đường bộ;

Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 499/SGTVT-KTTĐ ngày 17/3/2016 và Tờ trình số 686/SGTVT-KTTĐ ngày 06/4/2016, kèm Báo cáo thẩm định số 785/STC-GCS ngày 04/4/2016 của Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định cước vận tải hàng hóa bằng phương tiện ô tô áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 17/2014/QĐ-UBND ngày 19/8/2014, Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND ngày 27/01/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh giá cước vận tải hàng hóa bằng phương tiện ô tô áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và PTNT, Công thương; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Quang

 

QUY ĐỊNH

CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG PHƯƠNG TIỆN Ô TÔ ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 29/4/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Những quy định về cước vận tải hàng hóa bằng ô tô tại Quyết định này được áp dụng trong các trường hợp sau:

1. Xác định mức cước vận chuyển tối đa thanh toán từ nguồn vốn ngân sách nhà nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, bao gồm cả vận chuyển từ địa phương khác phục vụ nhu cầu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trường hợp thực hiện cơ chế đấu thầu đối với cước vận chuyển hàng hóa thì áp dụng theo mức cước trúng thầu nhưng không được cao hơn mức cước tại Biểu cước trong Quy định này. Các trường hợp đặc biệt khác phải có ý kiến của UBND tỉnh.

2. Xác định đơn giá trợ giá, trợ cước của từng mặt hàng làm căn cứ tính toán kinh phí trợ giá, trợ cước vận chuyển các mặt hàng thực hiện chính sách miền núi của Nhà nước thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh.

3. Dùng làm căn cứ để các đơn vị tham khảo trong quá trình thương thảo hợp đồng cước vận chuyển hàng hóa ngoài các trường hợp nêu trên.

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

Quyết định này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện việc vận tải hàng hóa bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cho các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước. Các chương trình, dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn  được khuyến khích áp dụng theo Quy định này.

Điều 3. Những quy định chung

1. Trọng lượng hàng hóa tính cước: Là trọng lượng hàng hóa thực tế vận chuyển kể cả bao bì (trừ trọng lượng vật kê, chèn lót, chằng buộc).

Đơn vị tính cước là Tấn (T).

2. Một số quy định về hàng hóa vận chuyển bằng ô tô như sau:

a) Quy định về hàng thiếu tải:

Trường hợp chủ hàng có số lượng hàng hóa cần vận chuyển nhỏ hơn trọng tải đăng ký của phương tiện hoặc có số lượng hàng hóa đã xếp đầy thùng xe nhưng vẫn chưa sử dụng hết trọng tải đăng ký của xe.

b) Quy định về hàng quá khổ, hàng quá nặng:

- Hàng quá khổ là loại hàng mà mỗi kiện hàng không tháo rời ra được khi xếp lên xe và có một trong các đặc điểm sau:

+ Có chiều dài dưới 12m và khi xếp lên xe vượt quá chiều dài quy định của thùng xe.

+ Có chiều rộng của kiện hàng dưới 2,5m và khi xếp lên xe vượt quá chiều rộng quy định của thùng xe.

+ Có chiều cao quá 3,2m tính từ mặt đất.

- Hàng quá nặng là loại hàng mà mỗi kiện hàng không tháo rời ra được khi xếp lên xe và có trọng lượng trên 5 tấn đến dưới 20 tấn.

- Đối với một kiện hàng vừa quá khổ, vừa quá nặng: Chủ phương tiện chỉ được thu một mức cước hoặc quá khổ hoặc quá nặng. Đối với một kiện hàng vừa quá khổ, vừa thiếu tải chủ phương tiện được thu một mức cước tối đa không vượt quá mức cước tính theo trọng tải phương tiện dùng để vận chuyển. Những trường hợp trên do chủ phương tiện tự chọn.

3. Khoảng cách tính cước:

- Khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển có hàng.

- Nếu khoảng cách vận chuyển từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng có nhiều tuyến vận chuyển khác nhau thì khoảng cách tính cước là khoảng cách tuyến ngắn nhất.

Trường hợp trên tuyến đường ngắn nhất không đảm bảo an toàn cho phương tiện và hàng hóa thì khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển, nhưng hai bên phải ghi vào hợp đồng vận chuyển hoặc chứng từ hợp lệ khác.

- Đơn vị khoảng cách tính cước là Kilômét (viết tắt là Km).

- Khoảng cách tính cước tối thiểu là 1km.

Quy tròn khoảng cách tính cước: Số lẻ dưới 0,5km không tính, từ 0,5km đến dưới 1km được tính 1km.

4. Loại đường tính cước:

a) Loại đường tính cước được chia làm 6 loại theo Bảng phân cấp loại đường của Bộ Giao thông vận tải: Đường thuộc địa phương quản lý thì do UBND tỉnh căn cứ vào tiêu chuẩn quy định phân cấp loại đường của Bộ GTVT để công bố loại đường áp dụng trong phạm vi địa phương. Đường do Trung ương quản lý theo phân cấp của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

b) Đối với tuyến đường mới khai thông chưa xếp loại, chưa công bố cự ly thì hai bên chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào tiêu chuẩn hiện hành của Bộ GTVT để thỏa thuận về loại đường, cự ly và ghi vào hợp đồng vận chuyển.

c) Vận chuyển hàng hóa trên đường nội thành, nội thị do mật độ phương tiện các loại và người đi lại nhiều, tốc độ phương tiện giảm, thời gian chờ đợi nhiều, năng suất phương tiện thấp, chi phí vận chuyển cao, được tính cước theo đường loại 4 cho tất cả các bậc hàng.

Điều 4. Cách tính cước

1. Cước vận chuyển hàng hóa trên một số tuyến đường khó khăn, vùng cao của các huyện miền núi, phải sử dụng phương tiện xe ô tô 3 cầu chạy bằng xăng được cộng thêm 30% mức cước đường loại 6.

2. Cước vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện có trọng tải từ 3 tấn trở xuống (trừ xe công nông và các loại xe tương tự) được cộng thêm 30% mức cước cơ bản.

3. Cước vận chuyển hàng hóa kết hợp chiều về: Một chủ hàng vừa có hàng đi vừa có hàng về trong một vòng quay phương tiện được giảm 10% tiền cước của số hàng vận chuyển chiều về.

4. Cước vận chuyển hàng bằng phương tiện có thiết bị tự xếp dỡ hàng:

a) Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị tự đổ (xe ben), phương tiện có thiết bị nâng hạ (xe reo) được cộng thêm 15% mức cước cơ bản.

b) Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị hút xả (xe tẹc) được cộng thêm 20% mức cước cơ bản.

5. Đối với hàng hóa chứa trong Container: Bậc hàng tính cước là hàng bậc 3 cho tất cả các loại hàng chứa trong Container. Trọng lượng tính cước là trọng tải đăng ký của Container.

6. Trường hợp vận chuyển hàng thiếu tải: Cước vận chuyển tính như sau:

a) Nếu hàng hóa vận chuyển chỉ xếp được dưới 50% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 80% trọng tải đăng ký phương tiện.

b) Nếu hàng hóa vận chuyển chỉ xếp được từ 50% đến 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 90% trọng tải đăng ký phương tiện.

c) Nếu hàng hóa vận chuyển xếp được trên 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng trọng lượng hàng hóa thực chở.

7. Trường hợp vận chuyển hàng quá khổ hoặc quá nặng bằng phương tiện vận tải thông thường (phải được cấp có thẩm quyền cho phép): Cước vận chuyển được cộng thêm 20% mức cước cơ bản.

8. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng không áp dụng mức cước ở Quy định này mà áp dụng các quy định hiện hành.

Chương II

BIỂU CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG PHƯƠNG TIỆN Ô TÔ

Điều 5. Đơn giá cước cơ bản (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng)

Biểu cước này dùng để tính giá cước vận tải bằng phương tiện ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong trường hợp việc áp dụng các định mức do Nhà nước ban hành có chi phí thấp hơn thì sử dụng định mức đó.

1. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 1:

Hàng bậc 1 bao gồm: Đất đắp, cát, sạn (sỏi), đá xay, gạch xây các loại.

Đơn vị tính: Đồng/tấn/km

Loại đường

Cự ly (km)

Đường loại 1

Đường loại 2

Đường loại 3

Đường loại 4

Đường loại 5

Đường loại 6

1

6776

7115

7826

8609

10330

12396

2

4220

4431

4874

5361

6433

7720

3

3373

3541

3896

4285

5142

6171

4

3036

3188

3507

3858

4629

5555

5

2904

3049

3354

3689

4427

5313

6

2756

2893

3183

3501

4201

5041

7

2661

2794

3074

3381

4057

4869

8

2599

2728

3001

3301

3962

4754

9

2555

2682

2951

3246

3895

4674

10

2527

2654

2919

3211

3853

4624

11

2476

2600

2860

3146

3775

4530

12

2428

2549

2804

3085

3702

4442

13

2372

2490

2739

3013

3616

4339

14

2320

2436

2679

2947

3537

4244

15

2270

2384

2622

2884

3461

4154

16

2214

2324

2557

2812

3375

4050

17

2183

2292

2521

2773

3328

3993

18

2163

2271

2498

2748

3298

3957

19

2136

2243

2467

2714

3257

3908

20

2099

2203

2424

2666

3199

3839

21

2036

2138

2352

2587

3105

3726

22

1978

2077

2285

2513

3016

3619

23

1927

2023

2225

2448

2938

3525

24

1883

1977

2175

2392

2870

3445

25

1840

1932

2126

2338

2806

3367

26

1790

1880

2068

2275

2730

3276

27

1740

1827

2010

2211

2653

3183

28

1689

1773

1951

2146

2575

3090

29

1640

1722

1895

2084

2501

3001

30

1597

1677

1845

2029

2435

2922

31-35

1549

1626

1789

1968

2361

2833

36-40

1506

1582

1740

1914

2297

2756

41-45

1473

1547

1701

1872

2246

2695

46-50

1443

1515

1667

1833

2200

2640

51-55

1416

1486

1635

1799

2158

2590

56-60

1391

1461

1607

1768

2121

2546

61-70

1370

1439

1583

1741

2089

2507

71-80

1352

1420

1562

1718

2061

2474

81-90

1337

1404

1544

1699

2038

2446

91-100

1325

1391

1530

1683

2020

2424

>=101

1316

1382

1520

1672

2006

2407

2. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 2: Được tính bằng 1,1 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 2 bao gồm: Xi măng, ngói, lương thực đóng bao, đá các loại (trừ đá xay), gỗ cây, than các loại, quặng các loại, sơn các loại, tranh, tre, nứa, lá, bương, vầu, hóp, sành, sứ, các thành phẩm và bán thành phẩm bằng gỗ (cửa, tủ, bàn, ghế, chấn song...), các thành phẩm và bán thành phẩm kim loại (thanh, thỏi, dầm, tấm, lá, dây, cuộn, ống (trừ ống nước),...).

3. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 3: Được tính bằng 1,30 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 3 bao gồm: Lương thực rời, vôi các loại, phân bón các loại (trừ phân động vật), xăng dầu, thuốc trừ sâu, trừ dịch, thuốc chống mối mọt, thuốc thú y, sách, báo, giấy viết, giống cây trồng, nông sản phẩm, các loại vật tư, máy móc, thiết bị chuyên ngành, nhựa đường, cột điện, ống nước (bằng thép, bằng nhựa).

4. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 4: Được tính bằng 1,4 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 4 bao gồm: Nhựa nhũ tương, muối các loại, thuốc chữa bệnh, phân động vật, bùn, các loại hàng dơ bẩn, kính các loại, hàng tinh vi (hàng điện tử, cơ khí chính xác), hàng thủy tinh, xăng dầu chứa bằng phi.

5. Trường hợp vận chuyển các mặt hàng không có tên trong danh mục 4 bậc hàng nêu trên thì chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào đặc tính của mặt hàng tương đương để xếp vào bậc hàng thích hợp khi tính cước vận chuyển.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 6. Điều chỉnh khi có biến động giá cước

Khi giá cước biến động ≤10% thì không điều chỉnh biểu giá cước. Khi giá cước biến động >10% thì giao cho Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng tính toán lập lại biểu cước mới trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan

Thủ trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan tùy theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình căn cứ các quy định tại Quyết định này để tổ chức triển khai thực hiện. Nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở GTVT để được kiểm tra, làm rõ.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

Biểu cước này được áp dụng kể từ khi Quyết định có hiệu lực. Việc điều chỉnh dự toán, điều chỉnh hợp đồng thực hiện theo quy định hiện hành.