cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 31/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án thực hiện biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đối với nữ cán bộ, công, viên chức giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu văn bản: 515/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Ngày ban hành: 31-03-2016
  • Ngày có hiệu lực: 31-03-2016
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 26-03-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1090 ngày (2 năm 12 tháng )
  • Ngày hết hiệu lực: 26-03-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 26-03-2019, Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 31/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án thực hiện biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đối với nữ cán bộ, công, viên chức giai đoạn 2016-2020 bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 444/QĐ-UBND ngày 26/03/2019 Về Kế hoạch thực hiện công tác bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Bắc Kạn năm 2019”. Xem thêm Lược đồ.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 515/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG ĐỐI VỚI NỮ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án thực hiện biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2020 với những nội dung sau đây:

I. MỤC TIÊU CỦA Đ ÁN

Giảm sự chênh lệch về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực giữa nữ cán bộ, công chức, viên chức so với nam cán bộ, công chức, viên chức trong quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng tại cơ quan, tổ chức của nhà nước; đồng thời góp phần xây dựng và phát triển vững chắc đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cu, nhiệm vụ thi kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trên phạm vi cả nước.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của người đứng đu cơ quan, tổ chức trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới

a) Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bình đng giới nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân về vị trí, vai trò và đóng góp của nữ cán bộ, công chức, viên chức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

b) Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện công tác cán bộ nữ theo thẩm quyền, bảo đảm các quy định về bình đẳng giới.

2. Tăng cường công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ, công chức, viên chức nữ bảo đảm mục tiêu bình đng giới

a) Xây dựng và phê duyệt quy hoạch nguồn nữ cán bộ, công chức, viên chức vào các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp tại các cơ quan, tổ chức nhà nước bảo đảm tỷ lệ theo quy định; định kỳ hàng năm tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.

b) Triển khai thực hiện quy hoạch nguồn nữ cán bộ, công chức, viên chức gắn với công tác bố trí, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức.

c) Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn, hàng năm cho đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là nữ trong diện quy hoạch để bảo đảm đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

3. Bảo đảm bình đẳng giới trong bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức

a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm bố trí, phân công công tác đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm đúng quy định, không phân biệt đối xử giữa nam và nữ ở cùng chức vụ, chức danh, vị trí việc làm, trừ những công việc quy định phụ nữ không được làm.

b) Thực hiện kiện toàn, sắp xếp, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp bảo đảm tỷ lệ nữ nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; ưu tiên lựa chọn nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và trong quy hoạch chức vụ, chức danh đó.

c) Bố trí, tạo điều kiện, cơ hội để nữ cán bộ, công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, ngoại ngữ, tin học... đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức và yêu cầu, tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh đảm nhiệm.

4. Nâng cao năng lực đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức của các Bộ, ngành, địa phương đến năm 2020.

b) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho nữ lãnh đạo, quản lý, nữ trong diện quy hoạch chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp, nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

c) Tổ chức lồng ghép nội dung về bình đẳng giới trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, trong đó chú trọng đối tượng làm công tác xây dựng và hoạch định chính sách trong các cơ quan, tổ chức.

5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới

a) Cơ quan quản lý các cấp tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quy hoạch, tạo nguồn, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý bảo đảm thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo quy định.

b) Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát chuyên ngành và liên ngành về thực hiện các quy định về công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Kinh phí triển khai thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước và các nguồn lực khác theo quy định.

Điều 2. Tổ chc thực hiện

1. Bộ Nội vụ có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện các nội dung của Đề án.

b) Tiếp tục tham mưu, hoàn thiện thể chế, chính sách về quy hoạch, tạo nguồn, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm bảo đảm mục tiêu bình đẳng giới.

c) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nữ cán bộ, công chức, viên chức.

d) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho nữ lãnh đạo, quản lý, nữ trong diện quy hoạch chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp.

đ) Kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Tài chính: Bố trí ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật.

3. Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai các nội dung của Đề án tại Bộ, ngành và địa phương theo quy định; kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nội vụ để tổng hợp báo cáo.

b) Thực hiện công tác quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền bảo đảm đúng các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các
UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
-
UB Giám sát tài chính QG;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP,
Cổng TTĐT, các Vụ: PL, KTTH, V.III, TCCV, TH;
- Lưu: VT, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam