cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND ngày 01/03/2016 Về Bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2016 (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 05/2016/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Cao Bằng
  • Ngày ban hành: 01-03-2016
  • Ngày có hiệu lực: 11-03-2016
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Ngày hết hiệu lực: 00/00/0000
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Văn bản này đã hết hiệu lực.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2016/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 01 tháng 3 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BẢNG GIÁ TÍNH THUẾ TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG NĂM 2016

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Quản lý Thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý Thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Thuế tài nguyên ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tài nguyên;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số diễu của Luật Giá;

Căn cứ Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cp quyền khai thác khoáng sản;

Căn cứ Thông tư số 152/2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Thuế tài nguyên;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 174/TTr-STNMT ngày 02 tháng 02 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2016.

1. Giá tính thuế tài nguyên quy định tại Quyết định này là cơ sở để các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế tài nguyên và là cơ sở để cơ quan thuế tính toán, xác định mức thu, quản lý thu thuế tài nguyên.

2. Trường hợp giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp cao hơn giá quy định tại Quyết định này, thì giá tính thuế tài nguyên tính theo giá ghi trên hóa đơn; trường hợp giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên thấp hơn giá tính thuế tài nguyên quy định tại Quyết định này, thì giá tính thuế tài nguyên áp dụng theo Bảng giá quy định tại Quyết định này; trường hợp sản phẩm tài nguyên được vận chuyển đi tiêu thụ, trong đó chi phí vận chuyển, giá bán sản phẩm tài nguyên được ghi nhận riêng trên hóa đơn thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán sản phẩm tài nguyên không bao gồm chi phí vận chuyển.

3. Trường hợp tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra; các tổ chức là pháp nhân khai thác tài nguyên cho Tập đoàn, Tổng Công ty để tập trung một đầu mối tiêu thụ theo hợp đồng thỏa thuận giữa các bên hoặc bán ra theo giá do Tổng Công ty, Tập đoàn quyết định thì giá tính thuế tài nguyên là giá do Tổng Công ty, Tập đoàn quyết định nhưng không được thấp hơn giá quy định tại Quyết định này.

Điều 2. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan có trách nhiệm theo dõi giá bán các loại tài nguyên trên thị trường. Trường hợp bổ sung danh mục tài nguyên thì báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính) xem xét, điều chỉnh Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Bảng giá tối thiểu để tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Điều 4. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Xuân Ánh

 

BẢNG GIÁ TÍNH THUẾ TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG NĂM 2016

(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)

1. Giá tính thuế tài nguyên:

STT

Loại tài nguyên

Đơn vị tính

Giá tính thuế tài nguyên

I

Khoáng sản kim loại

 

 

1

Quặng sắt

 

 

1.1

Hàm lượng Fe < 55%

đồng/tấn

450.000

1.2

Hàm lượng 55% ≤ Fe < 60%

đồng/tấn

600.000

1.3

Hàm lượng 60% ≤ Fe < 63%

đồng/tấn

750.000

1.4

Hàm lượng Fe ≥ 63%

đồng/tấn

900.000

2

Quặng măng gan

 

 

2.1

Hàm lượng Mn < 25%

đồng/tấn

1.200.000

2.2

Hàm lượng Mn 25% ≤ Mn < 30%

đồng/tấn

1.600.000

2.3

Hàm lượng Mn 30% ≤ Mn < 35%

đồng/tấn

1.950.000

2.4

Hàm lượng Mn ≥ 35%

đồng/tấn

2.300.000

3

Quặng thiếc

 

 

3.1

Quặng thiếc 70% Sn

đồng/tấn

170.000.000

3.2

Thiếc thỏi kim loại 99,75% Sn

đồng/tấn

270.000.000

4

Quặng titan

đồng/tấn

650.000

5

Quặng wolfram

đồng/tấn

60.400.000

6

Quặng chì - kẽm

 

 

6.1

Quặng chì - kẽm (Pb+Zn) < 4%

đồng/tấn

320.000

6.2

Quặng chì - kẽm 4% ≤ (Pb+Zn) < 7%

đồng/tấn

560.000

6.3

Quặng chì - kẽm 7% ≤ (Pb+Zn) < 10%

đồng/tấn

800.000

6.4

Quặng chì - kẽm 10% ≤ (Pb+Zn) <20%

đồng/tấn

1.200.000

6.5

Quặng chì - kẽm (Pb+Zn) > 20%

đồng/tấn

1.600.000

6.6

Tinh quặng chì hàm lượng ≥ 50%

đồng/tấn

18.500.000

6.7

Tinh quặng chì hàm lượng < 50%

đồng/tấn

16.500.000

6.8

Tinh quặng kẽm hàm lượng ≥ 50%

đồng/tấn

5.000.000

6.9

Tinh quặng kẽm hàm lượng < 50%

đồng/tấn

4.000.000

7

Vàng

đồng/gam

512.000

8

Quặng đồng

 

 

8.1

Quặng đồng hàm lượng < 2%

đồng/tấn

415.000

8.2

Quặng đồng hàm lượng ≥ 2%

đồng/tấn

1.050.000

9

Quặng niken - đồng

đồng/tấn

560.000

10

Quặng antimon

 

 

10.1

Quặng antimon < 8%Sb

đồng/tấn

6.000.000

10.2

Quặng antimon 8% ≤ Sb < 20%

đồng/tấn

9.000.000

10.3

Quặng antimon 20% ≤ Sb < 30%

đồng/tấn

18.000.000

10.4

Quặng antimon > 30%Sb

đồng/tấn

30.000.000

10.5

Kim loại antimon 99,5%Sb

đồng/tấn

132.000.000

11

Quặng bauxit

đồng/tấn

140.000

II

Khoáng sản không kim loại

 

 

1

Quặng phosphorit:

đồng/tấn

153.000

2

Quặng fluorit (huỳnh thạch):

 

 

2.1

Quặng fluorit hàm lượng < 70% CaF2

đồng/tấn

2.500.000

2.2

Quặng fluroit hàm lượng 70% ≤ CaF2 <80%

đồng/tấn

3.000.000

2.3

Quặng fluorit hàm lượng ≥ 80% CaF2

đồng/tấn

3.500.000

3

Barit

 

 

3.1

Quặng barit nguyên khai

đồng/tấn

200.000

3.2

Quặng tinh barit, hàm lượng < 70%

đồng/tấn

800.000

3.3

Quặng tinh barit, hàm lượng ≥ 70%

đồng/tấn

1.000.000

4

Cao lanh

đồng/tấn

800.000

5

Quặng silic

đồng/tấn

560.000

6

Đất sét

 

 

6.1

Đất sét làm gạch, ngói

đồng/m3

18.000

6.2

Đất dùng để san, lấp xây dựng công trình

đồng/m3

15.000

7

Đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường

 

 

7.1

Đá sô bồ; Đá chưa qua sàng tuyển phân loại

đồng/m3

60.000

7.2

Đá hộc

đồng/m3

100.000

7.3

Đá ba (8x15)

đồng/m3

110.000

7.4

Đá 4 x 6

đồng/m3

120.000

7.5

Đá 2 x 4

đồng/m3

130.000

7.6

Đá 1 x 2

đồng/m3

130.000

7.7

Đá 0,5 x 1

đồng/m3

90.000

7.8

Bột đá nghiền

đồng/m3

100.000

7.9

Đá cấp phối tận dụng

đồng/m3

30.000

7.10

Cấp phối đá dăm loại I

đồng/m3

100.000

7.11

Cấp phối đá dăm loại II

đồng/m3

73.000

8

Đá vôi làm nguyên liệu xi măng

đồng/m3

100.000

9

Cát, sỏi khai thác ở lòng sông

 

 

9.1

Cát xây, cát bê tông

đồng/m3

230.000

9.2

Cát trát

đồng/m3

350.000

9.3

Sỏi

đồng/m3

150.000

9.4

Cấp phối sỏi sạn

đồng/m3

50.000

10

Cát, sỏi khai thác ở trên cạn

 

 

10.1

Cát xây, cát bê tông

đồng/m3

200.000

10.2

Cát trát

đồng/m3

340.000

10.3

Sỏi

đồng/m3

150.000

10.4

Cát sô bồ (chưa qua sàng tuyển, phân loại)

đồng/m3

100.000

III

Sản phẩm rừng tự nhiên

 

 

1

Gỗ tròn các loại

 

 

1.1

Nhóm II

 

 

 

- Đinh, Lim

+ Đường kính trên 50 cm

đồng/m3

9.450.000

 

+ Đường kính từ 25 đến 50 cm

đồng/m3

7.560.000

 

+ Đường kính dưới 25 cm

đồng/m3

5.670.000

 

- Nghiến

+ Đường kính trên 50 cm

 

đồng/m3

 

4.725.000

 

+ Đường kính từ 25 đến 50 cm

đồng/m3

3.780.000

 

+ Đường kính dưới 25 cm

đồng/m3

2.835.000

 

- Gỗ nhóm n khác + Đường kính trên 50 cm

đồng/m3

4.200.000

 

+ Đường kính từ 25 đến 50 cm

đồng/m3

3.360.000

 

+ Đường kính dưới 25 cm

đồng/m3

2.520.000

1.2

 

Nhóm III

+ Đường kính trên 50 cm

đồng/m3

đồng/m3

 

1.575.000

 

+ Đường kính từ 25 đến 50 cm

đồng/m3

1.260.000

 

+ Đường kính dưới 25 cm

đồng/m3

945.000

1.3

 

Nhóm IV

+ Đường kính trên 50 cm

 

đồng/m3

 

1.365.000

 

+ Đường kính từ 25 đến 50 cm

đồng/m3

1.092.000

 

+ Đường kính dưới 25 cm

đồng/m3

819.000

1.4

Nhóm V

 

 

 

+ Đường kính trên 50 cm

đồng/m3

1.155.000

 

+ Đường kính từ 25 đến 50 cm

đồng/m3

924.000

 

+ Đường kính dưới 25 cm

đồng/m3

693.000

1.5

Từ nhóm VI trở lên

 

 

 

+ Đường kính trên 50 cm

đồng/m3

945.000

 

+ Đường kính từ 25 đến 50 cm

đồng/m3

756.000

 

+ Đường kính dưới 25 cm

đồng/m3

567.000

2

Gỗ làm nguyên liệu sản xuất giấy

đồng/m3

450.000

3

Cành, ngọn, gốc, rễ

đồng/m3

300.000

4

Củi

đồng/ster

250.000

5

Tre, mai, vầu, hóp, trúc sào, giang, nứa

 

 

5.1

Cây tre gai

 

 

 

- Đường kính gốc trên 10 cm

Cây

40.000

 

- Đường kính gốc từ 8 đến 10 cm

Cây

30.000

 

- Đường kính gốc dưới 8 cm

Cây

20.000

5.2

Cây mai, các loại tre khác

 

 

 

- Đường kính gốc trên 8 cm

Cây

40.000

 

- Đường kính gốc từ 6 đến 8 cm

Cây

30.000

 

- Đường kính gốc dưới 6 cm

Cây

20.000

5.3

Cây vầu và cây hóp

- Đường kính gốc trên 6 cm

 

Cây

 

15.000

 

- Đường kính gốc từ 4 đến 6 cm

Cây

10.000

 

- Đường kính gốc dưới 4 cm

Cây

5.000

5.4

Cây trúc sào, giang, nứa

 

 

 

- Đường kính gốc trên 4 cm

Cây

10.000

 

- Đường kính gốc từ 3 đến 4 cm

Cây

8.000

 

- Đường kính gốc dưới 3 cm

Cây

6.000

IV

Nước thiên nhiên

 

 

1

Nước khoáng thiên nhiên; nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng bình, đóng hộp

đồng/m3

10.000

2

Nước thiên nhiên khai thác phục vụ các

 

 

2.1

ngành sản xuất (ngoài Khoản 1, Phần IV): Sử dụng làm nguyên liệu chính hoặc phụ tạo thành yếu tố vật chất trong sản xuất sản phẩm như: rượu, bia, nước ngọt, nước đá...

đồng/m3

20.000

2.2

Sử dụng để sản xuất nước sạch, vệ sinh công nghiệp, làm mát...

- Sử dụng nước mặt

 


đồng/m3

 


900

 

- Sử dụng nước ngầm (dưới đất)

đồng/m3

4.700

2.3

Sử dụng trong hoạt động dịch vụ, sản xuất công nghiệp, xây dựng, khai khoáng...

 

 

 

- Sử dụng nước mặt

đồng/m3

900

 

- Sử dụng nước ngầm (dưới đất)

đồng/m3

4.700

 

 

 

 

 

 

2. Định mức sử dụng tài nguyên quy đổi từ sản phẩm tài nguyên, sản phẩm công nghiệp:

2.1. Đối với đất sét sản xuất gạch tuynel:

STT

Ten sản phẩm

Định mức sử dụng tài nguyên
(m3 nguyên khai/1000 viên)

Ghi chú

 

I

Mỏ sét Khuổi Đứa thuộc Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Cao Bằng: Khối lượng thể tích đất nguyên khai là 1,45 tấn/m3

 

1

Gạch tiêu chuẩn, lỗ phi 40

1,162

 

 

2

Gạch tiêu chuẩn, lỗ phi 30

1,344

 

 

3

Gạch tiêu chuẩn, lỗ phi 33

0,952

 

 

4

Gạch tiêu chuẩn, lỗ phi 25

1,162

 

 

5

Gạch tiêu chuẩn, lỗ phi 12

1,778

 

 

6

Gạch đặc tiêu chuẩn

1,942

 

 

7

Gạch tiêu chuẩn 4 lỗ vuông

3,038

 

 

II

Mỏ sét Lũng Mật thuộc Công ty cổ phần gốm xây dựng Nam Phong: Khối lượng thể tích đất nguyên khai là 1,45 tấn/m3

 

1

Gạch tiêu chuẩn, lỗ phi 40

1,450

 

2

Gạch tiêu chuẩn, lỗ phi 30

1,595

 

3

Gạch tiêu chuẩn, lỗ phi 25

1,711

 

4

Gạch tiêu chuẩn, lỗ phi 12

1,885

 

5

Gạch tiêu chuẩn 6 lỗ

3,625

 

6

Gạch đặc tiêu chuẩn

1,942

 

2.2. Đối với quặng thiếc (hàm lượng 70% Sn) sản xuất thiếc thỏi kim loại (hàm lượng 99,75% Sn):

- Trường hợp không xác định được số lượng quặng thiếc đưa vào luyện kim, định mức sử dụng tài nguyên là 1,5 (tấn quặng thiếc/tấn thiếc kim loại).

- Trường hợp xác định được số lượng sản phẩm quặng thiếc đưa vào luyện thì lấy theo số lượng quặng thiếc thực tế đưa vào khâu luyện kim.

2.3. Đối với các loại tài nguyên khác: Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có sử dụng tài nguyên để sản xuất, chế biến sản phẩm tài nguyên hoặc sản phẩm công nghiệp có trách nhiệm khai báo với cơ quan thuế địa phương về định mức sử dụng tài nguyên để sản xuất ra sản phẩm tài nguyên hoặc sản phẩm công nghiệp theo tình hình sản xuất thực tế của đơn vị, và phải phù hợp báo cáo thăm dò đánh giá của các cơ quan, tổ chức về hàm lượng, chất lượng, sản lượng của tài nguyên, phương pháp khai thác, tỷ lệ thu hồi tài nguyên tại nơi có tài nguyên khai thác./.