Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 27/01/2016 Quy định mức chi thực hiện chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Số hiệu văn bản: 06/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Ngày ban hành: 27-01-2016
- Ngày có hiệu lực: 06-02-2016
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-12-2021
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2125 ngày (5 năm 10 tháng 0 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 01-12-2021
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2016/QĐ-UBND | Đồng Tháp, ngày 27 tháng 01 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC CHI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VIỆC ÁP DỤNG QUY TRÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT TRONG NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16 tháng 10 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định mức chi thực hiện chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, cụ thể như sau:
1. Đối tượng áp dụng.
Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, sơ chế các loại sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn (gọi chung là sản phẩm VietGAP) áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, bao gồm:
a) Sản phẩm trồng trọt: lúa, cây ăn quả, rau, bắp, mè, đậu nành, khoai lang, khoai môn, ớt, kiệu, cây sen, nấm ăn.
b) Sản phẩm chăn nuôi: heo, bò, gia cầm, ong.
c) Sản phẩm thủy sản: cá tra, tôm càng xanh, cá lóc, cá sặc rằn, cá rô phi, cá điêu hồng, ếch.
2. Nội dung và mức hỗ trợ.
a) Hỗ trợ 30% tổng vốn đầu tư, tối đa không quá 01 tỷ đồng để xây dựng, cải tạo: đường giao thông, hệ thống thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế , hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP. Kinh phí hỗ trợ được thực hiện theo quy định.
b) Hỗ trợ một lần chi phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm VietGAP (hỗ trợ chứng nhận lần đầu hoặc chứng nhận lại đối với người sản xuất chưa được hỗ trợ), cụ thể như sau:
- Đối với sản phẩm trồng trọt:
+ Quy mô sản xuất phải đảm bảo: lúa tối thiểu từ 20 ha (hai mươi) trở lên; cây ăn quả, rau, bắp, mè, đậu nành, khoai lang, khoai môn, ớt, kiệu, cây sen tối thiểu từ 03 ha (ba) trở lên; nấm ăn sản lượng đạt từ 07 tấn/năm (bảy) trở lên. Trường hợp người sản xuất có quy mô nhỏ lẻ thì phải liên kết lại để sản xuất thành nhóm hoặc thành vùng nhằm đảm bảo quy mô tối thiểu theo quy định.
+ Mức hỗ trợ không quá: 60 triệu đồng/lượt; chứng nhận lại không quá: 40 triệu đồng/lượt.
- Đối với sản phẩm chăn nuôi:
+ Quy mô sản xuất phải đảm bảo: heo tối thiểu từ 100 con heo thịt (một trăm) hoặc 50 con heo sinh sản (năm mươi) trở lên; bò tối thiểu từ 50 con (năm mươi) trở lên; gia cầm tối thiểu từ 1.000 con (một ngàn) trở lên; ong tối thiểu từ 50 thùng (năm mươi) trở lên. Trường hợp người sản xuất có quy mô nhỏ lẻ thì phải liên kết lại để sản xuất thành nhóm hoặc thành vùng nhằm đảm bảo quy mô tối thiểu theo quy định.
+ Mức hỗ trợ không quá: 75 triệu đồng/lượt; chứng nhận lại không quá: 50 triệu đồng/lượt.
- Đối với sản phẩm thủy sản:
+ Quy mô sản xuất phải đảm bảo: cá tra, tôm càng xanh, cá lóc, cá sặc rằn tối thiểu từ 05 ha (năm) trở lên; cá rô phi, cá điêu hồng sản lượng đạt từ 500 tấn/năm (năm trăm) trở lên; ếch sản lượng đạt từ 100 tấn/năm (một trăm) trở lên. Trường hợp người sản xuất có quy mô nhỏ lẻ thì phải liên kết lại để sản xuất thành nhóm hoặc thành vùng nhằm đảm bảo quy mô tối thiểu theo quy định.
+ Mức hỗ trợ không quá: 90 triệu đồng/lượt; chứng nhận lại không quá: 60 triệu đồng/lượt.
3. Điều kiện được hỗ trợ.
a) Sản phẩm đăng ký thực hiện áp dụng VietGAP thuộc danh mục sản phẩm được quy định tại khoản 1, Điều 1 Quyết định này.
b) Thực hiện áp dụng VietGAP trong quá trình sản xuất, sơ chế đối với loại sản phẩm đã đăng ký.
c) Có hợp đồng tiêu thụ hoặc phương án tiêu thụ sản phẩm được ghi trong Giấy đăng ký áp dụng VietGAP và có xác nhận của y ban nhân dân xã, phường, thị trấn tại địa điểm đăng ký áp dụng VietGAP.
4. Các nội dung khác có liên quan không quy định tại Quyết định này thì thực hiện theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản và Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16 tháng 10 năm 2013 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng y ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |