cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 02/12/2015 Ban hành quy định khung giá bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La

  • Số hiệu văn bản: 34/2015/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Ngày ban hành: 02-12-2015
  • Ngày có hiệu lực: 12-12-2015
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 15-10-2020
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1769 ngày (4 năm 10 tháng 9 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 15-10-2020
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 15-10-2020, Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 02/12/2015 Ban hành quy định khung giá bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 41/2020/QĐ-UBND ngày 01/10/2020 Bãi bỏ Quyết định 34/2015/QĐ-UBND quy định về khung giá bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2015/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 02 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH KHUNG GIÁ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN TÀI SẢN HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;

Căn cứ Quyết định số 3409/QĐ-BGVT ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ;

Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1775/TTr- SGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định khung giá bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:
- TT Tỉnh uỷ; (báo cáo)
- TT HĐND tỉnh;
- Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh (báo cáo);
- Các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Phòng KTTH - VPUBND tỉnh;
- Lưu VT. KTN, Văn. 30 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Đức Hải

 

QUY ĐỊNH

KHUNG GIÁ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN TÀI SẢN HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Kèm theo Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Sơn La)

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

I. Phạm vi, đối tượng áp dụng      

1. Phạm vi áp dụng

Khung giá bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ là căn cứ để xây dựng kế hoạch ngân sách và dự toán chi phí thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Sơn La.

2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý, bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La.

II. Quy định áp dụng

1. Công tác bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ gồm công tác quản lý và công tác bảo dưỡng thường xuyên, cụ thể như sau:

- Công tác quản lý bao gồm: Các hạng mục công việc như tuần đường, đếm xe, kiểm tra định kỳ và đột xuất, trực bão lũ, đăng ký cầu đường, cập nhật số liệu cầu đường và tình hình bão lũ, quản lý hành lang, kiểm tra cầu...

- Công tác bảo dưỡng thường xuyên không sử dụng vật liệu: Gồm các hạng mục công việc như phát cỏ, vét rãnh, đắp phụ nền - lề đường; hót sụt nhỏ, bạt lề đường; thông cống, thanh thải dòng chảy; nắn sửa cột Km, cọc H, trụ tiêu, biển báo; vệ sinh mố, trụ cầu...

- Công tác bảo dưỡng thường xuyên có sử dụng vật liệu: Gồm thay thế, bổ sung, sửa chữa: biển báo, cọc tiêu, cọc H, hộ lan, cột Km, rãnh gia cố, tường đầu cống; vá ổ gà, cóc gặm, lún cục bộ, lún trồi, bong tróc mặt đường; xử lý cao su sình lún...

2. Khung giá là chi phí để thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ trong 01 năm cho 1km đường (đã bao gồm cầu nhỏ hơn 25m), 1md cầu và được áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Sơn La.

3. Hàng năm, trên cơ sở khối lượng được giao quản lý, chủ quản lý sử dụng công trình đường bộ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện quản lý, bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ để phòng ngừa và khắc phục kịp thời những hư hỏng nhỏ trên đường bộ nhằm hạn chế tối đa sự phát triển từ hư hỏng nhỏ thành hư hỏng lớn trên các tuyến đường do mình quản lý. Cụ thể:

- Sở Giao thông vận tải: Xây dựng kế hoạch và tổ chức quản lý, bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ đối với đường tỉnh (trừ các đoạn là đường đô thị).

- UBND các huyện, thành phố: Xây dựng kế hoạch và tổ chức quản lý, bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ đối với đường Huyện, đường đô thị do UBND huyện, thành phố quản lý.

- UBND các xã, phường, thị trấn: Xây dựng kế hoạch và tổ chức quản lý, bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ đối với đường xã, bao gồm: Đường trục xã, đường liên xã, đường trục bản (trừ các đoạn là đường tỉnh, đường huyện); đường nội bản và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng.

- Chủ quản lý sử dụng đường chuyên dùng: Căn cứ hiện trạng đường, khung giá xây dựng kế hoạch và tổ chức quản lý, bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ quản lý.

3. Khung giá được xây dựng trên cơ sở các hạng mục công việc trong định mức Bảo dưỡng thường xuyên đường bộ. Quá trình thực hiện nếu công việc có trong khung giá nhưng thực tế không làm thì không đưa vào dự toán, nếu công việc không có trong khung giá nhưng thực tế phải làm thì vận dụng khung giá hạng mục tương tự để đưa vào dự toán.

Phần II

KHUNG GIÁ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

I. Nội dung khung giá bảo dưỡng thường xuyên

Khung giá được xây dựng mức tối đa, mức tối thiểu và trình bày theo nhóm, loại công tác bảo dưỡng được mã hóa thống nhất. Mỗi loại đơn giá được trình bày tóm tắt nội dung công việc, điều kiện và biện pháp thi công, được xác định theo đơn vị tính phù hợp để thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Mức tối đa: Trên cơ sở định mức ban hành kèm theo Quyết định số 3409/QĐ-BGVT ngày 08 tháng 9 năm 2014 và Quyết định số 3479/2001/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 10 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; lược bỏ một số hạng mục không phù hợp với thực tế.

Mức tối thiểu: Chỉ bao gồm các hạng mục cấp bách cần thực hiện để đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình khai thác.

II. Khung giá bảo dưỡng thường xuyên

1. Đường tỉnh

Đơn vị tính: Đồng/năm

TT

Nội dung công việc

Mặt BTN

Mặt láng nhựa

Mặt BTXM

Mặt cấp phối/đất

Cầu 25m≤L≤300m

A

Mức tối đa

150.879.734

216.245.318

128.595.903

171.318.989

1.327.255

1

Công tác quản lý

10.578.986

10.578.986

10.578.986

10.578.986

554.592

2

Công tác BDTX không sử dụng vật liệu

61.339.169

61.339.169

59.993.698

73.124.886

178.047

3

Công tác BDTX có sử dụng vật liệu

76.267.298

140.465.639

55.726.864

84.555.848

570.915

4

Chi phí quản lý

2.694.281

3.861.524

2.296.355

3.059.268

23.701

B

Mức tối thiểu

48.746.419

52.466.883

45.255.084

42.022.739

472.593

1

Công tác quản lý

10.273.359

10.273.359

10.273.359

10.273.359

67.797

2

Công tác BDTX không sử dụng vật liệu

30.730.541

31.193.187

26.396.784

23.926.826

105.787

3

Công tác BDTX có sử dụng vật liệu

6.872.048

10.063.427

7.776.815

7.072.148

290.571

4

Chi phí quản lý

870.472

936.909

808.127

750.406

8.439

2. Đường huyện

Đơn vị tính: Đồng/năm

TT

Nội dung công việc

Mặt BTN

Mặt láng nhựa

Mặt BTXM

Mặt cấp phối/đất

Cầu 25m≤L≤300m

A

Mức tối đa

91.135.986

132.590.416

68.009.148

115.064.600

959.809

1

Công tác quản lý

4.951.750

4.951.750

4.951.750

4.951.750

361.512

2

Công tác BDTX không sử dụng vật liệu

28.569.765

25.256.368

23.242.127

46.909.178

113.604

3

Công tác BDTX có sử dụng vật liệu

55.987.043

100.014.613

38.600.822

61.148.947

467.553

4

Chi phí quản lý

1.627.428

2.367.686

1.214.449

2.054.725

17.139

B

Mức tối thiểu

11.408.722

12.395.517

11.326.155

9.685.080

62.076

1

Công tác quản lý

4.719.306

4.719.306

4.719.306

4.719.306

34.996

2

Công tác BDTX không sử dụng vật liệu

4.391.789

5.360.964

4.310.697

3.623.750

17.684

3

Công tác BDTX có sử dụng vật liệu

2.093.900

2.093.900

2.093.900

1.169.077

8.288

4

Chi phí quản lý

203.727

221.349

202.253

172.948

1.109

3. Đường xã

Đơn vị tính: Đồng/năm

TT

Nội dung công việc

Mặt BTN

Mặt Láng nhựa

Mặt BTXM

Mặt cấp phối/đất

Cầu 25m≤L≤300m

A

Mức tối đa

 

84.524.857

50.567.737

52.705.290

737.540

1

Công tác quản lý

 

4.518.269

4.217.051

2.108.525

504.136

2

Công tác BDTX không sử dụng vật liệu

 

18.022.402

18.022.402

16.213.647

38.786

3

Công tác BDTX có sử dụng vật liệu

 

60.474.813

27.425.289

33.441.951

181.447

4

Chi phí quản lý

 

1.509.372

902.995

941.166

13.170

B

Mức tối thiểu

 

5.289.326

5.257.612

2.459.088

57.363

1

Công tác quản lý

 

301.218

301.218

301.218

17.582

2

Công tác BDTX không sử dụng vật liệu

 

4.315.282

4.315.282

2.013.217

8.351

3

Công tác BDTX có sử dụng vật liệu

 

578.374

547.226

100.741

30.406

4

Chi phí quản lý

 

94.452

93.886

43.912

1.024

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở khung giá bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ trên địa bàn tỉnh, hàng năm Sở Giao thông vận tải; UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xây dựng kế hoạch quản lý, bảo dưỡng thường xuyên trên các tuyến đường được giao quản lý trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí vốn để triển khai thực hiện.

2. Nguồn kinh phí thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên đường bộ trên địa bàn tỉnh được bố trí từ Quỹ bảo trì đường bộ địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác; đường chuyên dùng do chủ quản lý sử dụng tự cân đối.

3. Công tác bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường huyện, đường xã đẩy mạnh việc khoán gọn trực tiếp đến UBND cấp xã, bản.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản, gửi về Sở Giao thông vận tải để hướng dẫn hoặc tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh Sơn La xem xét, giải quyết./.