cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 04/11/2015 Quy định về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2015-2020

  • Số hiệu văn bản: 33/2015/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Hòa Bình
  • Ngày ban hành: 04-11-2015
  • Ngày có hiệu lực: 14-11-2015
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3297 ngày (9 năm 12 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÒA BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2015/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 04 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ HỖ TRỢ TIÊU THỤ NÔNG SẢN HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tchức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Luật ban hành quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 633/TTr-SNN ngày 07 tháng 10 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2015-2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký; những nội dung không quy định tại Quyết định này được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-B Tư pháp;
- Chánh, Phó VP/UBND tỉnh;
- Trung tâm Tin học-Công báo;
- Lưu: VT, NNTN( BD80).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Quang

 

QUY ĐỊNH

VỀ CƠ CHẾ HỖ TRỢ TIÊU THỤ NÔNG SẢN HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH, GIAI ĐOẠN 2015-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định s
33/2015/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tnh Hòa Bình)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

Quy định này Quy định về việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tiêu thụ, quảng bá một số loại nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh, như: Cam, quýt, bưởi, mía tím, cá sông Đà, rau an toàn, su su, tỏi tía, rau sắng, măng, gà đồi, lợn bản địa, dược liệu, được sản xuất theo vùng chuyên canh tập trung trên địa bàn tỉnh Hòa Bình theo quy trình sản xuất an toàn, có hợp đồng tiêu thụ, liên kết sản xuất bền vững,... tại thị trường ngoại tỉnh.

Điều 2. Nguyên tắc và phương thức hỗ trợ

1. Nguyên tắc hỗ tr

Hỗ trợ đúng đối tượng, kịp thời; thực hiện công khai, dân chủ; không hỗ trợ trùng lắp với nguồn vốn khác.

Trong trường hợp cùng thời gian, một nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ từ các chương trình, dự án khác nhau thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng một chính sách hỗ trợ có li nhất.

2. Phương thức hỗ trợ:

Hỗ trợ sau đầu tư bằng tiền với các đối tượng có đủ điều kiện theo quy định sau khi được nghiệm thu.

Chương II

NỘI DUNG CHÍNH SÁCH

Điều 3. Chính sách hỗ trợ

1. Hỗ trợ cước phí vận chuyển nông sản hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường ngoại tnh: 1.500 đồng/km/tấn nông sản (tính từ địa điểm sản xuất đến nơi tiêu thụ); Hỗ trợ 100% chi phí vận chuyển nông sản tham gia triển lãm, hội chợ, xúc tiến thương mại trong nước;

2. Được hỗ trợ 50% các loại phí: kiểm định nhanh chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm sản, thực phẩm thủy sản; quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh bạn; thuê sàn giao dịch nông sản tại Hà Nội; phí tham gia triển lãm, hội chợ, xúc tiến thương mại trong nước;

3. Được cung cấp và tiếp cận thông tin thị trường từ Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình.

Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện

Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế ngân sách tỉnh thực hiện nội dung quy định tại Điều 3 Quy định này.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 5. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện chính sách;

- Tổng hợp kế hoạch hàng năm của các huyện, thành phố và sở, ngành có liên quan; thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư và STài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán ngân sách năm sau trước ngày 15/7 hng năm (riêng kế hoạch năm 2016 trình trước ngày 15/12/2015);

- Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện chính sách hàng năm; tiếp nhận ý kiến đóng góp và đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điu chỉnh, sửa đi, bổ sung chính sách cho phù hợp. Theo dõi kết quả thực hiện, tổ chức sơ kết, tổng kết, tng hp, báo cáo kết quả thực hiện chính sách với Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan hưng dẫn thực hiện chính sách theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Điều 6. Sở Tài chính

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Cân đối, bố trí nguồn vốn; Thm định dự toán kinh phí hàng năm, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Hướng dẫn thủ tục cấp phát, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện chính sách hàng năm. Tổng hợp quyết toán kinh phí thực hiện chính sách theo quy định hiện hành.

Điều 7. Các Sở, ngành liên quan

- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính bố trí kinh phí thực hiện chính sách; tổng hợp vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tnh hàng năm;

- Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu về công nghệ sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm;

- Sở Công thương nghiên cứu đề xuất các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới các chợ đầu mối, cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản giống, bảo quản nông sản;

- Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức thực hiện Khoản 3, Điều 3, Quy định này;

- Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân được vay vốn ưu đãi đầu tư theo Quy định.

Điều 8. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Chỉ đạo các phòng chuyên môn và Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai để các tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 1 làm đơn đăng ký tham gia; chỉ đạo sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm;

- Tổng hợp đăng ký thực hiện Điều 3 Quy định này của cấp xã; lập kế hoạch, Gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/7 hàng năm để tổng hợp;

- Tổ chức thực hiện, nghiệm thu, giải ngân, quyết toán vốn hỗ trợ sau đầu tư theo quy định hiện hành và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, báo cáo việc thực hiện Quy định này.

Điều 9. Ủy ban nhân dân cấp xã

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách trên địa bàn; triển khai đăng ký, xây dựng kế hoạch của xã; tổng hợp, đăng ký với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát và nghiệm thu kết quả thực hiện trên địa bàn;

- Lồng ghép các nguồn vốn có trên địa bàn phát triển hạ tầng kỹ thuật;

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động tổ chức, cá nhân tích cực tham gia, thực hiện Quy định này.

Điều 10. Các tổ chức quy định tại Điều 1

- Đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Cam kết thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế sản phẩm;

- Tuân thủ chặt chẽ quy trình, quy phạm kỹ thuật theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thủ tục đăng ký đầu tư, hỗ trợ, thanh quyết toán theo hướng dẫn của Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân huyện và các sở, ngành, liên quan.

Điều 11. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.