cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 31/08/2015 Quy định phân công, phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 34/2015/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
  • Ngày ban hành: 31-08-2015
  • Ngày có hiệu lực: 10-09-2015
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-09-2017
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 722 ngày (1 năm 11 tháng 27 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-09-2017
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-09-2017, Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 31/08/2015 Quy định phân công, phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định 24/2017/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
BẮC NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2015/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 31 tháng 8 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND số 31/2004/QH11 ngày 26/11/2004;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2015/QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 15/2010/TT-BXD ngày 27/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ Tài nguyên Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại tờ trình số 716/TTr-SXD ngày 12/8/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định phân công, phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 113/2011/QĐ-UBND ngày 30/8/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã; các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./. 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
Các Bộ: Xây dựng, Tư pháp (b/c);
-
TTTU, TTHĐND tnh (b/c);
-
Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tnh;
-
Các đ/c thành viên UBND tỉnh;
-
Viện kiểm sát tnh, Tòa án tnh;
-
Công báo tỉnh;
-
Cổng TTĐT tỉnh;
-
Văn phòng UBND tnh: CVP, các PCVP;
-
Lưu: HCTC, KTTH, NV, VX, NNTN, CN.XDCB

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tiến Nhường

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2015 của UBND tỉnh Bắc Ninh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này điều chỉnh thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp, cơ quan chuyên môn, chủ đầu tư trong tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điu chỉnh quy hoạch; quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng (bao gm: Giấy phép quy hoạch, công bố, cắm mốc, thông tin và kế hoạch thực hiện quy hoạch, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị, quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị, đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật vquy hoạch xây dựng và phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.

2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đi với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Điều 2. Giải thích từ ngữ, quy định viết tắt

1. Quy hoạch xây dựng viết tắt là QHXD.

2. Quy hoạch xây dựng vùng gọi tắt là quy hoạch vùng, viết tắt là QHV.

3. Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật gọi tắt là quy hoạch chuyên ngành hạ tầng, viết tắt là QH.CNHT.

4. Quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng gọi chung là quy hoạch chung, viết tắt là QHC.

5. Quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch phân khu xây dựng gọi chung là quy hoạch phân khu, viết tắt là QHPK.

6. Quy hoạch chi tiết đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng gọi chung là quy hoạch chi tiết, viết tắt là QHCT.

7. Quy hoạch xây dựng nông thôn viết tắt là QHXD.NT.

8. Thiết kế đô thị viết tắt là TKĐT.

9. Đầu tư xây dựng viết tắt là ĐTXD.

10. Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị gọi tắt là quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, viết tắt là Quy chế QL.QHKT.

11. Giấy phép quy hoạch viết tắt là GPQH.

12. Ủy ban nhân dân viết tắt là UBND, Hội đồng nhân dân viết tắt là HĐND.

13. Các phòng Kinh tế và hạ tầng, phòng Quản lý đô thị gọi chung là phòng quản lý xây dựng cp huyện và viết tt là phòng QLXD cp huyện.

14. UBND huyện, thị xã, thành phố gọi chung là UBND cấp huyện.

15. UBND xã, phường, thị trấn gọi chung là UBND cấp xã.

16. Khu chức năng đặc thù là khu vực phát triển theo các chức năng chuyên biệt hoặc hỗn hợp như: Khu kinh tế; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch, khu sinh thái; khu bảo tồn; khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng; khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao; khu vực đầu mối hạ tầng kỹ thuật; khu chức năng đặc thù khác được xác định theo QHV được phê duyệt hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.

Điều 3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về QHXD

1. Trách nhiệm của các cấp

a) UBND tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về QHXD trong phạm vi địa giới hành chính tỉnh theo phân cấp của Chính phủ.

b) Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về QHXD.

c) UBND cấp huyện và UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước vQHXD, trật tự xây dựng trong địa giới hành chính do mình quản lý.

2. Trách nhiệm phối hợp giữa các cấp, ngành và cơ quan liên quan

a) Công tác quản lý QHXD phải được phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, có hệ thống, đảm bảo hiệu quả giữa UBND các cấp, giữa cơ quan chuyên môn cấp dưới với cơ quan chuyên môn cấp trên, giữa các cơ quan chuyên môn cùng cấp.

b) Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thống nhất phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng công trình đảm bảo phù hợp QHXD, quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Chương II

LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG

Mục 1. QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG

Điều 4. Cơ quan tổ chức lập QHV

1. Sở Xây dựng phối hợp với Bộ Xây dựng trong quá trình tổ chức lập nhiệm vụ và đán QHV liên tỉnh, vùng chức năng đặc thù có ý nghĩa quc gia, vùng dọc tuyến đường cao tc, hành lang kinh tế liên tỉnh có liên quan.

2. Sở Xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án QHV tỉnh, QHV liên huyện, QHV huyện.

Điều 5. Cơ quan thẩm định, phê duyệt QHV

1. UBND tỉnh trình Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt QHV tỉnh.

2. Sở Xây dựng thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt đối với các nhiệm vụ và đồ án QHV liên huyện, QHV huyện.

Điều 6. QHXD chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật vùng tỉnh

1. Sở Xây dựng tổ chức lập, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QH.CNHT theo QHV tỉnh được duyệt gồm: Quy hoạch cấp nước; quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải; quy hoạch xử lý chất thải rn; quy hoạch nghĩa trang.

2. Sở Giao thông vận tải tổ chức lập, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QH.CNHT giao thông vận tải theo QHV tỉnh được duyệt.

3. Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức lập, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QH.CNHT viễn thông theo QHV tỉnh được duyệt.

4. Sở Công thương tổ chức lập, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QH.CNHT phát triển điện lực theo QHV tỉnh được duyệt.

Mục 2. QUY HOẠCH CHUNG

Điều 7. Cơ quan lập QHC

1. Sở Xây dựng

a) Phối hợp với Bộ Xây dựng trong quá trình lập QHC đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới hành chính hai tỉnh (thành phtrực thuộc Trung ương), QHC đô thị mới có quy mô dân sdự báo tương đương đô thị loại III trlên và quy hoạch khác do Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng.

b) Tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án: QHC, QH.CNHT thoát nước thành phố trực thuộc Trung ương; QHC đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương với đô thị loại IV và loại V; QHC khu chức năng đặc thù, trừ khu chức năng đặc thù cấp quốc gia.

2. Phòng QLXD cấp huyện tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án QHC thị trấn, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.

3. Chủ đầu tư dự án ĐTXD tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án QHC khu chức năng đặc thù có quy mô diện tích lớn hơn 500 ha được giao đầu tư.

Điều 8. Cơ quan thẩm định, phê duyệt QHC

1. UBND tỉnh trình Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án do Sở Xây dựng lập như sau:

a) QHC thành phố trực thuộc Trung ương; QHC thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại I; QHC đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương đô thị loại III trở lên.

b) QHC các khu chức năng đặc thù: khu kinh tế, khu công nghệ cao.

2. Sở Xây dựng thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QHC trên phạm vi địa giới hành chính tỉnh và QH.CNHT thoát nước thành phố trực thuộc Trung ương.

Mục 3. QUY HOẠCH PHÂN KHU

Điều 9. Đối tượng phải lập QHPK

Quy hoạch phân khu được lập cho các khu vực trong thành phố, thị xã, huyện, đô thị mới có quy mô diện tích lớn hơn 150 ha và khu chức năng đặc thù.

Điều 10. Cơ quan lập QHPK

1. Sở Xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án QHPK cho các khu vực trong đô thị mới, khu vực có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính của hai huyện, thị xã, thành phố trở lên, khu vực có ý nghĩa quan trọng được Chủ tịch UBND tỉnh giao; QHPK khu chức năng đặc thù.

2. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án QHPK: Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

3. Chủ đầu tư dự án ĐTXD tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án QHPK khu vực được giao đầu tư.

4. UBND cấp huyện tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án QHPK trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ QHPK quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.

Điều 11. Cơ quan thẩm định, phê duyệt QHPK

1. Sở Xây dựng thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án: QHPK khu chức năng đặc thù có quy mô diện tích từ 300 ha trở lên; QHPK nằm trong ranh giới quy hoạch của đồ án QHC đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

2. Sở Xây dựng thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án các QHPK còn lại, sau khi báo cáo UBND tỉnh.

Mục 4. QUY HOẠCH CHI TIẾT

Điều 12. Cơ quan lập QHCT

1. Sở Xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án QHCT có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới hành chính của hai huyện, thị xã, thành phố trở lên; khu vực trong đô thị mới; khu vực có ý nghĩa quan trọng trong đô thị được Chủ tịch UBND tỉnh giao, trừ các trường hp: QHCT khu vực nằm trong khu chức năng đặc thù; QHCT thuộc thẩm quyền lập của Bộ Xây dựng quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 44, Luật Quy hoạch đô thị; QHCT quy định tại khoản 3 Điều này.

2. UBND cấp huyện tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án QHCT trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các QHCT quy định tại khoản 1 và 3 Điều này.

3. Chủ đầu tư dự án ĐTXD tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án QHCT khu vực được giao đầu tư.

Điều 13. Cơ quan thẩm định, phê duyệt QHCT

1. Sở Xây dựng thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án: QHCT do Sở Xây dựng tổ chức lập; QHCT có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính của hai huyện, thị xã, thành phố trở lên; QHCT do UBND cấp huyện, cấp xã và chủ đầu tư tổ chức lập có quy mô diện tích từ 10 ha trở lên; QHCT đối với khu chưa có QHPK; thiết kế đô thị.

2. Phòng QLXD cấp huyện thẩm định, trình UBND cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QHCT có quy mô diện tích nhỏ hơn 10 ha trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.

3. Chủ đầu tư dự án ĐTXD phê duyệt nhiệm vụ QHCT khu vực đã được cấp GPQH, trừ trường hợp dự án ĐTXD nằm trong khu chức năng đặc thù.

Mục 5. QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN

Điều 14. Cơ quan lập QHXD.NT

UBND cấp xã tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án QHXD.NT.

Điều 15. Cơ quan thẩm định, phê duyệt QHXD.NT

Phòng QLXD cấp huyện thẩm định nhiệm vụ và đồ án QHXD.NT, trình UBND cấp huyện phê duyệt.

Mục 6. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG

Điều 16. Trách nhiệm lấy ý kiến trong quá trình tổ chức lập QHXD

1. Trường hợp đồ án QHC khu chức năng đặc thù do Bộ Xây dựng tổ chức lập có liên quan đến địa phương, UBND tỉnh có trách nhiệm phối hợp lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan tại địa phương trong quá trình lập đồ án QHXD.

2. Cơ quan, chủ đầu tư tổ chức lập QHXD có trách nhiệm

a) Đối với QHV: Phối hợp UBND các cấp tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình lập đồ án QHXD vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, vùng chức năng đặc thù thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh.

b) Đối với QHXD khu chức năng đặc thù, quy hoạch đô thị: Phối hợp UBND các cấp tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan trong quá trình lập đồ án QHXD khu chức năng đặc thù và quy hoạch đô thị.

c) Đối với QHXD.NT: Phối hợp UBND xã lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan trong quá trình lập đồ án QHXD.NT.

3. UBND các cấp có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức lập QHXD, chủ đầu tư dự án ĐTXD trong việc lấy ý kiến.

4. Ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, giải trình, tiếp thu và báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt QHXD xem xét, quyết định.

Điều 17. Trách nhiệm của các cơ quan trình, thẩm định, phê duyệt QHXD

1. Trách nhiệm của cơ quan trình QHXD

a) UBND tỉnh có trách nhiệm trình Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QHXD thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

b) Cơ quan tổ chức lập QHXD có trách nhiệm trình thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QHXD thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND các cấp.

c) UBND các cấp tổ chức lập QHXD có trách nhiệm trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt, trừ các trường hợp QHPK và QHCT. Cơ quan tổ chức lập QHXD có trách nhiệm giúp UBND cùng cấp chuẩn bị nội dung báo cáo.

2. Trách nhiệm của cơ quan thẩm định QHXD

a) Cơ quan thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của đại diện chính quyền các cấp, cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp, hội chuyên ngành và các chuyên gia có liên quan.

b) Đối với những đồ án quan trọng, UBND các cấp quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ và đồ án QHXD thuộc thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan quản lý QHXD thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định cùng cấp.

c) Kết quả thẩm định nhiệm vụ và đồ án QHXD được cơ quan thẩm định gửi bằng văn bản đến cơ quan tổ chức lập QHXD để làm cơ sở hoàn chỉnh nội dung nhiệm vụ và đồ án trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt QHXD

a) Trước khi phê duyệt, UBND tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng đối với đồ án QHC đô        thị loại II, III, IV, đô thị mới và QH.CNHT của thành phố trực thuộc Trung ương không phải là đô thị loại đặc biệt; QHC khu chức năng đặc thù; QHPK khu chức năng đặc thù có quy mô trên 200 ha.

b) Trước khi phê duyệt, UBND cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với nhiệm vụ và đồ án QHPK, QHCT và QHXD.NT thuộc thẩm quyền phê duyệt.

c) Cơ quan phê duyệt QHXD có trách nhiệm ban hành Quy định quản lý theo đồ án QHXD kèm theo quyết định phê duyệt đồ án.

Điều 18. Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện điều chỉnh QHXD

1. Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh QHXD; trách nhiệm lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến trong quá trình tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh QHXD; công bố, cắm mốc, quản lý kinh phí, lập kế hoạch thực hiện QHXD điều chỉnh được áp dụng như đối với nhiệm vụ và đồ án QHXD lập mới, trừ nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án điều chỉnh cục bộ QHPK, QHCT các khu vực thuộc khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

Chương III

QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG

Điều 19. Kế hoạch thực hiện ĐTXD theo QHXD

1. Các đồ án QHV, QHC, QHPK và QHXD.NT và QH.CNHT sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được lập kế hoạch để thực hiện quy hoạch. Cơ quan, tổ chức lập QHXD có trách nhiệm tổ chức lập kế hoạch thực hiện QHXD, cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt QHXD là cơ quan thẩm định, phê duyệt kế hoạch thực hiện QHXD.

2. Sở Xây dựng lập kế hoạch thực hiện QHXD trong các trường hợp sau:

a) Sở Xây dựng phối hợp với Bộ Xây dựng lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện QHXD đối với các đồ án thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong ranh giới hành chính do mình quản lý; phối hợp với Bộ Xây dựng lập kế hoạch thực hiện QHV liên tỉnh sau khi QHXD, QH.CNHT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b) Trường hợp QHXD do tỉnh tổ chức lập, thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Sở Xây dựng tổ chức lập, thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng bằng văn bản.

Điều 20. Trách nhiệm quản lý kinh phí cho công tác QHXD

1. Cơ quan, tổ chức lập QHXD (trừ chủ đầu tư dự án ĐTXD) có trách nhiệm xây dựng danh mục các đồ án QHXD và đề cương dự toán kinh phí cho công tác lập, công bố, công khai và cắm mốc giới QHXD, báo cáo Sở Tài chính (hoặc Phòng Tài chính cấp huyện) xem xét, trình UBND tỉnh (hoặc UBND cấp huyện) phê duyệt kế hoạch vốn ngân sách nhà nước hàng năm.

2. Cơ quan thẩm định, phê duyệt QHXD là cơ quan thẩm định, phê duyệt dự toán và chi phí lập và tổ chức thực hiện QHXD.

Điều 21. Thẩm quyền cấp GPQH

1. Thẩm quyền cấp GPQH dự án ĐTXD trong đô thị, không thuộc khu chức năng đặc thù:

a) Sở Xây dựng cấp GPQH:

- Dự án ĐTXD có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử của tỉnh hoặc dự án ĐTXD công trình tập trung tại khu vực trong đô thị chưa có QHPK và QHCT có quy mô trên 50 ha, trong phạm vi tỉnh;

- Dự án ĐTXD công trình riêng lẻ tại khu vực trong đô thị chưa có QHCT hoặc thiết kế đô thị, trừ nhà ở hoặc dự án ĐTXD công trình tập trung hoặc riêng lẻ trong khu vực đã có QHCT được duyệt cần điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị đối với một lô đất, trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.

b) UBND cấp huyện cấp GPQH cho các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này, trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.

2. Thẩm quyền cấp GPQH dự án ĐTXD trong khu chức năng đặc thù:

a) Sở Xây dựng cấp GPQH cho dự án ĐTXD trong khu chức năng đặc thù cấp quốc gia.

b) UBND cấp huyện cấp GPQH cho các trường hp không thuộc quy định tại điểm a khoản này, trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.

Điều 22. Cung cấp thông tin về QHXD

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thông tin về QHXD sẽ được cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin thông qua các hình thức: Địa điểm xây dựng, chứng chỉ quy hoạch, thông tin quy hoạch, cụ thể:

1. Sở Xây dựng cung cấp thông tin QHXD cho các tổ chức, cá nhân trừ các đối tượng quy định tại khoản 2 và 3 Điều này.

Đối với tổ chức có nhu cầu giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng, Sở Xây dựng giới thiệu Chủ tịch UBND tỉnh cho phép tổ chức đó khảo sát địa điểm. Trong quá trình cung cấp thông tin, Sở Xây dựng phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường và cơ quan khác nếu có liên quan.

2. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cung cấp thông tin QHXD cho tổ chức, cá nhân trong khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao.

3. Phòng QLXD cấp huyện cung cấp thông tin QHXD cho tổ chức, cá nhân tại nơi đã có QHCT và thiết kế đô thị được duyệt, trừ các đối tượng quy định tại khoản 1 và 2 Điều này. Khi cung cấp thông tin QHXD, nếu có nội dung chưa rõ phòng QLXD cấp huyện đề nghị Sở Xây dựng có ý kiến bằng văn bản.

Điều 23. Công bố QHXD

1. UBND tỉnh phối hợp với Bộ Xây dựng công bố đồ án QHV liên tỉnh, QHXD khu chức năng đặc thù liên tỉnh thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức công bđồ án QHV khác có liên quan thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

2. Cơ quan, tổ chức lập QHXD tổ chức công bố đồ án QHXD do mình tổ chức lập, UBND cấp xã và UBND cấp huyện có trách nhiệm phối hợp trong việc công bố QHXD.

Điều 24. Cắm mốc giới, quản lý mốc giới theo QHXD

Cơ quan, tổ chức lập QHXD có trách nhiệm: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, hồ sơ cắm mốc QHXD; triển khai cắm mốc, bàn giao mốc giới ngoài thực địa cho UBND cấp xã quản lý và bảo vệ theo địa bàn xã (trừ Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và chủ đầu tư dự án ĐTXD tự quản lý và bảo vệ mốc giới).

Hàng năm, phòng QLXD cấp huyện kiểm tra, đôn đốc UBND cấp xã trong việc quản lý bảo vệ mốc giới, tổ chức việc khôi phục các mốc giới bị mất hoặc sai lệch so với hồ sơ cắm mốc giới được phê duyệt.

Điều 25. Trách nhiệm quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị và trật tự xây dựng

1. Trách nhiệm của Sở Xây dựng

a) Tham mưu UBND tỉnh quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn tỉnh; tổ chức phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

b) Trực tiếp xem xét, quyết định theo thẩm quyền về các nội dung liên quan đến quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị; kiểm tra xử lý các vi phạm liên quan trên địa bàn tỉnh.

2. Trách nhiệm của UBND cấp huyện

a) Tổ chức lập Quy chế QL.QHKT cho các đô thị trên địa bàn quản lý.

b) Hướng dẫn, giám sát, tổ chức việc thực hiện Quy chế QL.QHKT và các quy định khác về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn; thông báo cho chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng tình trạng xung cấp, hư hỏng của cảnh quan, kiến trúc đô thị; kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm Quy chế QL.QHKT theo quy định pháp luật.

c) Trực tiếp tổ chức triển khai và quản lý toàn diện việc thực hiện các dự án ĐTXD trên địa bàn tuân thủ theo QHXD, Quy chế QL.QHKT, giấy phép xây dựng và các quy định pháp luật (gọi chung là quản lý trật tự xây dựng).

3. Trách nhiệm của UBND phường, thị trấn

UBND phường, thị trấn có trách nhiệm trực tiếp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn do mình quản lý.

Điều 26. Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt, ban hành, công bố Quy chế QL.QHKT

1. Đối tượng lập Quy chế QL.QHKT: Quy chế QL.QHKT được chính quyền đô thị tổ chức lập phục vụ yêu cầu quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan tổng thể đô thị; không gian, kiến trúc, cảnh quan các khu vực đô thị, đường phvà tuyến phố trong đô thị.

2. UBND thành phố Bắc Ninh và UBND thị xã Từ Sơn tổ chức lập Quy chế QL.QHKT cho thành phố và thị xã thuộc quyn quản lý, trình Sở Xây dựng thm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Đối với đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đô thị của Thủ tướng Chính phủ, khi lập quy chế phải lấy ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan; trước khi phê duyệt quy chế phải có ý kiến thống nht của Bộ Xây dựng.

3. UBND huyện tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Quy chế QL.QHKT cho các thị trấn thuộc quyền quản lý, trước khi phê duyệt phải ly ý kiến thng nht của Sở Xây dựng bằng văn bản.

4. Cơ quan lập Quy chế QL.QHKT có trách nhiệm tổ chức ban hành, công bố công khai theo quy định đối với Quy chế QL.QHKT đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời gian không quá 30 ngày, kể từ ngày phê duyệt.

5. Chi phí cho việc lập, công bố Quy chế QL.QHKT lấy từ nguồn sự nghiệp kinh tế của địa phương.

Điều 27. Điều chỉnh Quy chế QL.QHKT

1. Nội dung Quy chế QL.QHKT phải được điều chỉnh phù hợp với nội dung quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị.

2. Trong trường hp đồ án QHXD chưa đến kỳ điều chỉnh mà các nội dung của quy chế QL.QHKT không còn đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản lý thì quy chế QL.QHKT được lập điều chỉnh.

3. Cơ quan có thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt quy chế QL.QHKT thì có thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy chế QL.QHKT.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 28. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các đồ án QHXD đã phê duyệt, các đồ án QHXD đã tổ chức thẩm định chưa phê duyệt, các đồ án QHXD đang tổ chức lập, thẩm định: tổ chức thực hiện các bước tiếp theo theo quy định này.

2. Đối với QHXD trước đây được Sở Xây dựng phê duyệt, nay thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện thì UBND cấp huyện có thẩm quyền quyết định: Chủ trương điều chỉnh, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án điều chỉnh QHXD đó.

3. Đối với các khu dân cư dịch vụ được Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Xây dựng tổ chức lập, phê duyệt và bàn giao hồ sơ QHCT cho địa phương để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, nếu có nhu cầu điều chỉnh QHXD thì UBND cấp xã là cơ quan tổ chức lập điều chỉnh QHCT. Trình tự và thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch áp dụng như đối với quy hoạch điểm dân cư nông thôn.

4. Đối với các khu nhà ở, khu thương mại, dịch vụ làng nghề... do cơ quan thuộc UBND cấp huyện mà không phải do Phòng QLXD cấp huyện được giao chủ đầu tư lập quy hoạch, đã được phê duyệt QHCT, nếu có nhu cu điu chỉnh thì các cơ quan trên tiếp tục là cơ quan tổ chức lập điều chỉnh, trình tự thực hiện và thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh QHCT áp dụng như đi với quy hoạch do Phòng QLXD cp huyện là chủ đu tư.

Điều 29. Chế độ thông tin báo cáo

1. Nội dung báo cáo gồm: Công tác lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện QHXD.

2. UBND cấp xã có trách nhiệm báo cáo UBND cấp huyện nội dung tại khoản 1 Điều này trên địa bàn xã mỗi năm 02 kỳ, kỳ I trước ngày 05 tháng 6 và kỳ II trước ngày 05 tháng 12 hàng năm.

3. Các Sở, ngành có liên quan, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Sở Xây dựng nội dung quy định tại khoản 1 Điều này trong phạm vi quản lý theo thẩm quyền mỗi năm 02 kỳ; kỳ I trước ngày 10 tháng 6 và kỳ II trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.

4. Định kỳ 06 tháng, 01 năm, Sở Xây dựng có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng, UBND tỉnh nội dung tại khoản 1 Điều này trên địa bàn tỉnh.

Điều 30. Tổ chức thực hiện

Giám đốc các Sở, ngành; Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này.

Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định./.