Quyết định số 46/2015/QĐ-UBND ngày 27/08/2015 Quy định về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghê An xây dựng và phát triển thương hiệu giai đoạn 2016-2020 (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 46/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Ngày ban hành: 27-08-2015
- Ngày có hiệu lực: 06-09-2015
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 28-12-2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 113 ngày (0 năm 3 tháng 23 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 28-12-2015
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2015/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 27 tháng 8 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GIAI ĐOẠN 2016-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14/6/2005;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/11/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/6/2009;
Căn cứ Nghị Quyết số 175/2015/NQ-HĐND ngày 10/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về một số chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An xây dựng và phát triển thương hiệu giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 900/TTr-SCT ngày 14/8/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghê An xây dựng và phát triển thương hiệu giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc các doanh nghiệp; Thủ trưởng các tổ chức và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2015/QĐ-UBND ngày 27/8 /2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An xây dựng và phát triển thương hiệu giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Đối tượng dụng
1. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật, có trụ sở chính đặt trên địa bàn tỉnh Nghệ An, có nhu cầu xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, trong đó ưu tiên:
a) Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm chủ lực hoặc sản phẩm chiến lược của tỉnh;
b) Các doanh nghiệp có sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp; áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.
2. Các cơ quan, đơn vị liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc hỗ trợ
Các doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để xây dựng và phát triển thương hiệu của mình theo qui định của pháp luật và thông lệ quốc tế. Ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua các các hoạt động theo nội dung hỗ trợ được quy định chi tiết tại bản Quy định này. Việc hỗ trợ không thực hiện dưới hình thức cấp kinh phí trực tiếp cho doanh nghiệp.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Nội dung và mức hỗ trợ
1. Tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng về xây dựng, quảng bá, phát triển thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp; Biên tập tài liệu liên quan đến xây dựng và phát triển thương hiệu phục vụ doanh nghiệp.
Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% kinh phí, bao gồm: Chi phí thuê giảng viên trong nước hoặc chuyên gia nước ngoài (chi phí ăn, ở, đi lại, vé máy bay ...), chi phí dịch thuật (nếu có), thuê địa điểm, thiết bị giảng dạy, tài liệu cho học viên, nước uống, hỗ trợ học viên, văn phòng phẩm... theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Giao Sở Công Thương tổ chức thực hiện nội dung này và thanh, quyết toán kinh phí theo đúng chế độ hiện hành.
2. Tư vấn đặt tên thương hiệu; Thiết kế biểu tượng (lô gô), hệ thống các dấu hiệu nhận diện và xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp.
Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% tổng chi phí, nhưng không vượt quá 100 triệu đồng/doanh nghiệp.
3. Tư vấn xây dựng các hoạt động truyền thông marketing, quảng bá các thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp trên các Đài Truyền hình, các báo của Nghệ An, Trung ương và trên các website có giao dịch quốc tế lớn.
Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% tổng chi phí, nhưng không vượt quá 100 triệu đồng/doanh nghiệp.
4. Hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu khi có tranh chấp hoặc khi bị vi phạm thương hiệu.
Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% tổng chi phí, nhưng không vượt quá 100 triệu đồng/doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ một lần đối với các nội dung tại khoản 2, 3 và 4 của Điều này.
Điều 5. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách tỉnh.
Điều 6. Quy trình, thủ tục hồ sơ thực hiện hỗ trợ
Căn cứ quy định pháp luật hiện hành và các chính sách hỗ trợ tại Quy định này, giao Sở Công Thương chủ trì cùng với Sở Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn liên ngành để hướng dẫn nội dung, quy trình, thủ tục hồ sơ đề nghị hỗ trợ, đảm bảo gọn, rõ, tạo thuận lợi nhất cho các đối tượng được hỗ trợ.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện Quy định.
2. Thông báo rộng rãi, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của Nghệ An (Báo, đài, trang web ...) về Quy định này.
3. Lập dự toán kinh phí hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, gửi Sở Tài chính tổng hợp dự toán chi ngân sách hàng năm, trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định.
4. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định danh sách, đối tượng, nội dung và mức hỗ trợ cụ thể, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định để thực hiện và thanh, quyết toán kinh phí đúng quy định.
5. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Quy định 6 tháng, hàng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh; đôn đốc các doanh nghiệp, đơn vị thực hiện.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Tổng hợp kinh phí hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu trong dự toán chi ngân sách hàng năm, trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh quyết định.
2. Phối hợp với Sở Công thương thẩm định nội dung và mức hỗ trợ trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
3. Phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn các đơn vị xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách, thực hiện quy trình, hồ sơ thủ tục thanh, quyết toán theo đúng quy định của Nhà nước.
Điều 9. Trách nhiệm của các doanh nghiệp
1. Đăng ký và nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo quy định (theo mẫu hướng dẫn của liên ngành: Sở Công Thương - Sở Tài chính).
2. Các doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí có trách nhiệm lập dự toán kinh phí theo nội dung công việc được duyệt và quyết toán các khoản kinh phí hỗ trợ theo đúng quy định.
3. Các doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính pháp lý của Thương hiệu.
Điều 10. Trong quá trình thực hiện nếu có những vướng mắc cần sửa đổi bổ sung, các doanh nghiệp, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho phù hợp./.