cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 21/08/2015 Về phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định

  • Số hiệu văn bản: 28/2015/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Ngày ban hành: 21-08-2015
  • Ngày có hiệu lực: 31-08-2015
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-09-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1462 ngày (4 năm 2 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-09-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-09-2019, Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 21/08/2015 Về phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 45/2019/QĐ-UBND ngày 23/08/2019 Quy định về phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và nước sinh hoạt nông thôn thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/2015/QĐ-UBND

 Bình Định, ngày 21 tháng 08 năm 2015

           

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THANH TRA, KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP, NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương về việc hướng dẫn phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

Căn cứ Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Căn cứ Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

Căn cứ Quyết định số 3408/QĐ-BNN-QLCL ngày 20 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phân công tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 1290/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2707/TTr-SNN ngày 19 tháng 8 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định, bao gồm:

1. Phân công, phân cấp nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn (kèm theo Phụ lục 1);

2. Phân công, phân cấp nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất ban đầu nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm (kèm theo Phụ lục 2);

3. Phân công, phân cấp nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm (kèm theo Phụ lục 3);

4. Đối với nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát ở công đoạn lưu thông, tiêu thụ (chợ đầu mối, chợ đấu giá, cơ sở chuyên doanh, phương tiện vận chuyển độc lập) và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản thực hiện theo Quyết định số 1290/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Nguyên tắc phân công và phối hợp trong triển khai hoạt động kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên ngành.

1. Một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự kiểm tra, giám sát, thanh tra bởi một cơ quan. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thì phân công một cơ quan chủ trì, cơ quan liên quan tham gia phối hợp theo yêu cầu của cơ quan chủ trì. Cơ quan được giao chủ trì chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra và có trách nhiệm giải trình với cơ quan cấp trên về các vấn đề liên quan đến chất lượng vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý.

2. Hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành phải bảo đảm không chồng chéo giữa các cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra chuyên ngành. Trường hợp có sự trùng lặp kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành thì thực hiện như sau:

a. Kế hoạch kiểm tra của cơ quan cấp huyện (thị xã, thành phố) trùng với kế hoạch của cơ quan cấp tỉnh thì thực hiện theo kế hoạch kiểm tra, thanh tra của cơ quan cấp tỉnh;

b. Kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của cơ quan cùng cấp trùng nhau về địa bàn, cơ sở thì các bên trao đổi thống nhất thành lập đoàn liên ngành.

3. Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp thì báo cáo cơ quan cấp trên xin ý kiến giải quyết.

Điều 3. Nhiệm vụ của các cơ quan được phân công

1. Các cơ quan được phân công, phân cấp theo quy định tại Điều 1 của Quyết định này có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra giám sát tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn và sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn quản lý theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 và Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (giấy chứng nhận an toàn thực phẩm) thực hiện theo nguyên tắc cơ quan nào kiểm tra thì cơ quan đó cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 18, Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm thực hiện theo nguyên tắc cơ quan nào cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì cơ quan đó cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, quản lý giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm thực hiện theo Điều 10, 11 và 12, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương.

Điều 4. Chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất

1. Thực hiện việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giữa cấp tỉnh và cấp huyện từ lập kế hoạch đến thực hiện kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành thông qua Website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Website Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;

2. Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách các cơ sở đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc phạm vi phân công, phân cấp;

3. Tổng hợp, báo cáo kết quả định kỳ và đột xuất:

a. Các cơ quan được phân công, phân cấp theo quy định tại Điều 1 của Quyết định này có trách nhiệm báo cáo định kỳ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Bình Định) trước ngày 20 hàng tháng (riêng tháng 12 gửi báo cáo trước ngày 05) và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu;

b. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 25 hàng tháng (riêng tháng 12 gửi báo cáo trước ngày 10) và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

Điều 5. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a. Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh;

b. Hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014, Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 và các quy định khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh;

c. Chỉ đạo các cơ quan có chức năng thuộc Sở thực hiện kiểm tra, xếp loại, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo phân cấp; tổ chức thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;

d. Tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn được phân công kiểm tra, giám sát cấp huyện và cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra;

đ. Tổ chức phúc kiểm quy trình thực hiện kiểm tra của cơ quan chuyên môn cấp huyện theo nhiệm vụ đã được phân công cho cấp huyện;

e. Chỉ đạo việc thực hiện công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên Website của Sở danh sách các cơ sở đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý;

g. Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 4 của Quyết định này.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a. Trên cơ sở phân công, phân cấp quy định tại Điều 1 của Quyết định này và các quy định của pháp luật khác, thực hiện phân công nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn thuộc thẩm quyền quản lý; đồng thời phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn;

b. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;

c. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn có chức năng thực hiện kiểm tra, xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn theo phân công, phân cấp;

d. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn;

đ. Chỉ đạo việc thực hiện công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài truyền thanh) danh sách các cơ sở đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý;

e. Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 4 của Quyết định này.

Điều 6. Hiệu thực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký;

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có nội dung nào chưa phù hợp hoặc phát sinh mới, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan kịp thời báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 7. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Thu Hà

 

PHỤ LỤC I

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP NHIỆM VỤ THANH TRA, KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số: 28/2015/QĐ-UBND ngày 21/8/2015 của UBND tỉnh Bình Định)

Mục

LOẠI HÌNH CƠ SỞ

PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

Cấp tỉnh quản lý đối với các cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do tỉnh cấp*

Cấp huyện (thị xã, thành phố) quản lý đối với các cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do huyện cấp

Áp dụng các biểu mẫu kiểm tra quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014

1

Cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản

Chi cục Thủy sản**

UBND các huyện, thị xã, thành phố

(Quản lý kể cả các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ chưa đăng ký kinh doanh)

2

Cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản

3

Cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản

4

Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản

5

Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y**

(Mục 7: Thực hiện theo ủy quyền của Cục Thú y, theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

UBND các huyện, thị xã, thành phố

(Quản lý kể cả các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ chưa đăng ký kinh doanh)

6

Cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm

7

Cơ sở sản xuất thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y, thú y thủy sản

8

Cơ sở kinh doanh thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y, thú y thủy sản

9

Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp

Chi cục Kiểm lâm**

(Kiểm tra, chứng nhận nguồn gốc giống đưa vào sản xuất giống kể cả các cơ sở có giấy CNĐKKD do cấp huyện cấp)

UBND các huyện, thị xã, thành phố

(Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ chưa đăng ký kinh doanh)

10

Cơ sở sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp vô tính

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật**

(Mục 15: Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật kể cả các cơ sở có giấy CNĐKKD do cấp huyện cấp)

UBND các huyện, thị xã, thành phố

(Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ chưa đăng ký kinh doanh)

11

Cơ sở kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp vô tính

12

Cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác

13

Cơ sở kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác

14

Cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật

15

Cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

16

Cơ sở sản xuất hạt giống cây trồng nông nghiệp

17

Cơ sở kinh doanh hạt giống cây trồng nông nghiệp

18

Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn

Chi cục Thủy lợi**

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Chú thích:

* Thanh tra chuyên ngành do các chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

** Tên các chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT theo tên gọi mới, sau khi tổ chức lại theo Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ. Trong thời gian chưa có Quyết định của UBND tỉnh về kiện toàn tổ chức bộ máy theo Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV các đơn vị thuộc Sở thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

 

PHỤ LỤC II

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP NHIỆM VỤ THANH TRA, KIỂM TRA, GIÁM SÁT CƠ SỞ SẢN XUẤT BAN ĐẦU NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số:28/2015/QĐ-UBND ngày 21/8/2015 của UBND tỉnh Bình Định)

Mục

LOẠI HÌNH CƠ SỞ

PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

Cấp tỉnh quản lý đối với các cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Cấp huyện (thị xã, thành phố) quản lý đối với các cơ sở không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Áp dụng các biểu mẫu tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014

Áp dụng các quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014

1

Trại chăn nuôi gia cầm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

UBND các huyện, thị xã, thành phố

2

Trại chăn nuôi lợn (heo)

3

Trang trại chăn nuôi bò sữa

4

Cơ sở sản xuất ban đầu sản phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn (Trừ các loại hình từ mục 1 đến mục 3)

5

Tàu cá

Chi cục Thủy sản

(Mục 5: Kiểm tra tàu cá từ 90CV trở lên)

UBND các huyện, thị xã, thành phố

(Mục 5: Kiểm tra tàu cá dưới 90CV)

6

Cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh

7

Cơ sở sản xuất rau, quả, chè

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

UBND các huyện, thị xã, thành phố

8

Cơ sở sản xuất ban đầu sản phẩm có nguồn gốc thực vật (Trừ loại hình tại mục 7)

9

Cơ sở sản xuất ban đầu sản phẩm muối

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

PHỤ LỤC III

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP NHIỆM VỤ THANH TRA, KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số:28/2015/QĐ-UBND ngày 21/8/2015 của UBND tỉnh Bình Định)

Mục

LOẠI HÌNH CƠ SỞ

PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

Cấp tỉnh quản lý đối với các cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Cấp huyện (thị xã, thành phố) quản lý đối với các cơ sở không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Áp dụng các biểu mẫu kiểm tra quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014

1

Cơ sở giết mổ gia cầm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

UBND các huyện, thị xã, thành phố

2

Cơ sở giết mổ gia súc

3

Cơ sở thu gom, sơ chế, giết mổ sản phẩm có nguồn gốc từ động vật trên cạn (Trừ các loại hình từ mục 1 đến 2)

4

Cơ sở kinh doanh sản phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn (chuyên doanh)

5

Chợ đầu mối, đấu giá nguồn gốc động vật trên cạn

6

Cơ sở sơ chế rau, quả (hoạt động sơ chế được thực hiện tại cơ sở trồng trọt)

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

UBND các huyện, thị xã, thành phố

7

Cơ sở thu gom, sơ chế sản phẩm có nguồn gốc thực vật (hoạt động sơ chế được thực hiện tại cơ sở trồng trọt)

8

Cảng cá

Chi cục Thủy sản

Phối hợp

9

Chợ cá

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

Phối hợp

10

Chợ đầu mối, đấu giá thủy sản

11

Chợ đầu mối, đấu giá nông lâm sản (trừ sản phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn)

12

Cơ sở chuyên kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, thủy sản

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

UBND các huyện, thị xã, thành phố

13

Cơ sở thu mua thủy sản

14

Cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản

15

Cơ sở sản xuất nước mắm, sản phẩm dạng mắm

16

Cơ sở sản xuất thủy sản hàng khô

17

Cơ sở sản xuất đồ hộp thủy sản

18

Cơ sở sơ chế rau, quả (độc lập)

19

Cơ sở chế biến rau quả (độc lập)

20

Cơ sở chế biến chè (độc lập)

21

Cơ sở chế biến điều

22

Cơ sở chế biến cà phê nhân

23

Cơ sở chế biến cà phê rang, cà phê rang xay (cà phê bột), cà phê hòa tan

24

Các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản (sản xuất thịt hộp, lạp xưởng, nem, chả, rong biển…) Trừ các loại hình từ mục 14 đến 23.

25

Kho lạnh bảo quản sản phẩm nông lâm thủy sản

26

Cơ sở sản xuất nước đá phục vụ sản xuất và bảo quản nông thủy sản thực phẩm

27

Cơ sở kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản (gắn với cơ sở kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản).

28

Cơ sở sơ chế, chế biến, bao gói, tiêu thụ trong nước, xuất nhập khẩu