Quyết định số 3467/QĐ-UBND ngày 24/07/2015 Phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất lúa thành phố Hà Nội theo hướng bền vững giai đoạn đến năm 2020
- Số hiệu văn bản: 3467/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Thành phố Hà Nội
- Ngày ban hành: 24-07-2015
- Ngày có hiệu lực: 24-07-2015
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 14-06-2019
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3411 ngày (9 năm 4 tháng 6 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3467/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 24 tháng 07 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 9/01/2013 của Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thành phố Hà Nội;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội;
Căn cứ Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 6/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 124/2011/QĐ-TTg ngày 2/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3367/QĐ-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 31/7/2014 về việc phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2014-2020;
Căn cứ các Quyết định của UBND Thành phố: số 695/QĐ-UBND ngày 1/2/2013 về phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố Hà Nội; số 17/2012/QĐ-UBND ngày 09/7/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; số 5863/QĐ-UBND ngày 18/9/2013 về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030; số 7826/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án lập Quy hoạch;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại tờ trình số 276/SNN-KH ngày 11/12/2014, văn bản số 406/SNN-KH ngày 12/3/2015 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch và tiếp thu và giải trình ý kiến về Quy hoạch phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030; Báo cáo thẩm định số 728/BC-KH&ĐT ngày 17/7/2015 của Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất lúa thành phố Hà Nội theo hướng bền vững giai đoạn đến năm 2020 với những nội dung chính như sau:
1. Quan điểm:
- Quy hoạch sản xuất lúa phải hướng tới chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhằm nâng cao giá trị gia tăng nhưng phải phù hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng và không làm thay đổi mặt bằng tầng đất canh tác của ruộng lúa, không làm ruộng lúa mất đồng đều về kết cấu, thành phần dinh dưỡng và hệ vi sinh vật dẫn đến khó khăn, đầu tư tốn kém khi cần quay lại trồng lúa.
- Quy hoạch phát triển sản xuất lúa là một nội dung quan trọng để tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Quy hoạch phát triển sản xuất lúa là quy hoạch “mềm” có tính chất định hướng và phải phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, phải dựa trên nhu cầu của thị trường; khai thác lợi thế về đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết gắn với sản xuất hàng hóa, tập trung, hiệu quả và bền vững.
- Quy hoạch phát triển sản xuất lúa phải dựa trên cơ sở khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao, năng suất, chất lượng; tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị; tăng cường bảo quản, chế biến, tăng giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao thu nhập cho nông dân.
- Quy hoạch phát triển sản xuất lúa phải đảm bảo huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế, phát huy mối liên kết “4 nhà”, phát huy hiệu quả sự hỗ trợ của nhà nước và hội nhập quốc tế.
- Quy hoạch phát triển sản xuất lúa thành phố Hà Nội phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch nông thôn mới và các quy hoạch ngành khác; nằm trong trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố, gắn với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới và giải quyết vấn đề nông nghiệp-nông thôn-nông dân.
2. Mục tiêu:
a. Mục tiêu chung:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, duy trì quỹ đất trồng lúa, tự cung ứng được một phần nhu cầu lương thực có chất lượng cao cho Thành phố trong điều kiện đất canh tác đang giảm dần với tốc độ cao, nâng cao thu nhập của người trồng lúa, giảm khoảng cách về mức sống của người sản xuất lúa và lao động trong các ngành kinh tế khác; góp phần ổn định sản xuất cho dân cư ở khu vực nông thôn.
- Nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 2013 - 2015 chuyển đổi khoảng 6.500 ha diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản;
- Giai đoạn 2016-2020 chuyển đổi khoảng 14.500 ha diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản;
- Duy trì được khoảng 80% mức tự túc lương thực của Thành phố đến năm 2020; trong đó vùng nông thôn đạt 100%, vùng nội thành đạt trên 60%.
- Phát triển, nâng diện tích lúa hàng hóa tập trung có chất lượng, năng suất cao từ mức khoảng 46,5% năm 2015 lên khoảng 66% vào năm 2020 tại những vùng có điều kiện đất đai phù hợp, thuận lợi về tưới tiêu và ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
- Nâng giá trị sản xuất lúa trên một đơn vị diện tích đất canh tác từ mức trên 150 triệu đồng/ha/năm năm 2015 lên mức trên 180 triệu đồng/ha/năm vào năm 2020.
3. Định hướng quy hoạch và chuyển đổi:
a. Định hướng vùng chuyên canh lúa nước chất lượng, năng suất cao:
Nhằm thu hẹp diện tích trồng lúa nước quảng canh truyền thống kém hiệu quả cần hình thành các vùng chuyên canh lúa gạo hàng hóa tập trung đảm bảo chất lượng, năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế. Định hướng như sau:
- Vùng sản xuất lúa chất lượng cao: dự kiến quy mô diện tích gieo trồng năm 2015 đạt khoảng 30.900ha và tăng lên 40.300ha vào năm 2020 ở tất cả các chân ruộng 2 vụ lúa có chất lượng, năng suất cao và chủ động tưới tiêu tại các vùng liền thửa quy mô trên 100ha, tập trung chủ yếu ở 8 huyện trọng điểm sản xuất lúa của Thành phố như: Ứng Hòa, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thường Tín...
- Vùng sản xuất lúa cao sản: dự kiến quy mô diện tích khoảng 52.250ha vào năm 2015 và tăng lên 65.915ha vào năm 2020 ở những vùng có quy mô diện tích lớn, năng suất cao, đang sản xuất 2 vụ lúa ở 14 huyện trọng điểm sản xuất lúa của Thành phố.
- Vùng sản xuất lúa nếp: dự kiến quy mô diện tích trồng lúa nếp cái hoa vàng khoảng 5050ha vào năm 2015 và ổn định khoảng 4.000 ha vào năm 2020 tại những huyện có điều kiện như: Đông Anh, Thanh Oai, Sóc Sơn, Ba Vì, Phú Xuyên, Ứng Hòa,....
(Chi tiết tại phụ lục số 1).
b. Chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang loại hình cây con khác có hiệu quả kinh tế cao hơn
Nhằm phá thế độc canh cây lúa và nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác, bố trí chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác hiệu quả hơn như sau:
- Chuyển lúa vụ Xuân sang ngô: chuyển 864ha (2015) và 1.450ha (2020) đất lúa vụ Xuân ở những diện tích vùng cao không chủ động tưới sang sản xuất ngô nhằm góp phần đảm bảo mục tiêu lương thực và cung cấp thức ăn chăn nuôi, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Diện tích ngô trên đất lúa chủ yếu phát triển ở các huyện vùng cao như: Ba Vì, Sóc Sơn, Mê Linh...
- Chuyển lúa vụ Xuân sang đậu tương: chuyển đổi 559ha (2015) và 1.259ha (2020) lúa vụ Xuân sang trồng đậu tương. Diện tích đậu tương trên đất lúa chủ yếu tại các huyện: Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Thường Tín.
- Chuyển đổi lúa sang sản xuất rau, đậu thực phẩm: chuyển đổi khoảng 904ha (2015) và 4.062 ha (2020) diện tích gieo trồng lúa cả năm sang rau, đậu nhằm hình thành các vùng sản xuất rau, đậu tập trung tại các quận nội thành và các huyện ven đô như: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng và Mê Linh.
- Chuyển đổi sang sản xuất hoa, cây cảnh: chuyển đổi khoảng 1.060ha (2015) và 2.200 ha (2020) diện tích gieo trồng lúa cả năm sang hoa, cây cảnh nhằm hình thành các vùng sản xuất hoa, cây cảnh chuyên canh tập trung, ứng dụng công nghệ cao tại các quận huyện có điều kiện, có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất như: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Gia Lâm, Mê Linh, Đan Phượng ....
- Chuyển đổi sang nuôi thủy sản tập trung và xen canh trên đất lúa: năm 2015 chuyển đổi 3.000ha diện tích lúa gieo trồng (trong đó 500ha nuôi xen canh với lúa vụ xuân và 2.500ha thay thế lúa vụ mùa); đến năm 2020 chuyển 5.000ha (1000ha xen canh trên đất lúa vụ xuân và 4.000ha thay thế lúa vụ mùa). Diện tích chuyển đổi tập trung chủ yếu ở các huyện có diện tích lúa trên địa hình thấp trũng sản xuất lúa kém hiệu quả như: Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên... .
Với nguyên tắc hạn chế cao nhất việc đào ao hay làm thay đổi lớp đất bề mặt trong quá trình chuyển đổi, tránh gây ảnh hưởng đến môi trường sản xuất lúa của các xứ đồng kề cận và khôi phục lại đất lúa khi cần.
- Chuyển đổi sang trồng khoai: chuyển đổi 100ha (2015) và 500ha (2020) lúa vụ Xuân sang sản xuất khoai các loại. Diện tích chuyển đổi tập trung chủ yếu tại huyện Thạch Thất.
(Chi tiết tại phụ lục số 2).
4. Một số giải pháp chủ yếu:
4.1. Về công tác quy hoạch
- Thực hiện quy hoạch phân vùng định hướng sản xuất theo vùng sinh thái lúa nước. Phân vùng đất lúa theo chức năng: vùng lúa cao sản, vùng lúa chất lượng cao, vùng lúa nếp đặc sản nhằm thuận tiện trong việc áp dụng quy trình sản xuất và tiến bộ KHKT đồng bộ.
- Khoanh vùng, đo đạc và quy hoạch đất sản xuất 2 vụ, có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, quy mô lớn tập trung...để bảo vệ nghiêm ngặt, thực hiện cắm mốc giới chỉ đỏ, không cho phép xâm phạm.
- Bảo vệ, cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng lúa và phát triển quỹ đất trồng lúa theo quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
4.2. Về cơ cấu mùa vụ và công thức luân canh hợp lý
Căn cứ kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai, kết quả tính toán đánh giá hiệu quả kinh tế, truyền thống canh tác của người sản xuất, có thể xem xét áp dụng một số công thức luân canh như sau:
a. Khu vực 1, gồm các quận nội thành và huyện tiếp giáp nội thành như: Thanh Trì, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng có truyền thống sản xuất rau, đậu thực phẩm, hoa và cây cảnh…, chủ yếu áp dụng công thức sau:
- 1 Lúa-2 rau đậu thực phẩm.
- 2 lúa-1 rau, đậu thực phẩm
- Chuyên rau, đậu thực phẩm.
- Chuyên hoa, cây cảnh
b. Khu vực 2, gồm các huyện/thị: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn có kinh nghiệm về canh tác lúa, thâm canh rau màu, có thể xem xét các công thức sau:
- 2 lúa-ngô, lạc
- 2 lúa-rau, đậu thực phẩm
- 2 lúa-khoai tây/lang
- 1 lúa-2 màu (ngô, lạc...)
- Chuyên rau, đậu thực phẩm.
c. Khu vực 3, gồm các huyện như: Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai, Chương Mỹ có kinh nghiệm về canh tác lúa, sản xuất đậu tương và đa canh thực hiện theo các công thức sau:
- 2 lúa-đậu tương
- 2 lúa-rau, đậu thực phẩm
- 2 lúa-khoai tây/lang
- 1 lúa-cá (không đào ao)
- Đa canh lúa-cá-vịt (không đào ao).
4.3. Về quy trình sản xuất và giống
- Từng bước xây dựng kế hoạch áp dụng quy trình sản xuất theo GAP vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao phục vụ thị trường nội thành.
- Thực hiện áp dụng phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, ICM vào sản xuất đối với vùng sản xuất tập trung chất lượng cao.
- Duy trì, bảo tồn, các giống địa phương, có năng suất và chất lượng tốt, phù hợp với các điều kiện sản xuất nhằm đảm bảo sự đa dạng sinh học và làm nguyên liệu cho công tác nghiên cứu, lai tạo giống mới.
- Sử dụng giống lúa có năng suất chất lượng cao, sức chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng sinh thái ứng phó với những thay đổi tiêu cực của biến đổi khí hậu.
- Chủ động diện tích cây trồng vụ đông bằng cách sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn. Đưa các cây có giá trị kinh tế cao, dễ bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ vào sản xuất, nhất là các giống có ưu thế lai, khả năng thích ứng rộng.
4.4. Về cơ chế, chính sách:
- Thực hiện điều tra, đánh giá, phân hạng, lập kế hoạch sử dụng đất lúa.
- Lồng ghép theo các chương trình, dự án khác để hoàn thiện hệ thống thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương và xây dựng đường giao thông nội đồng; làm bờ bao khoanh vùng chống lũ; cải tạo đất ruộng bị xô lũ, bồi lấp do thiên tai, tạo điều kiện thuận lợi áp dụng khoa học, kỹ thuật, cơ giới hóa và nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Tăng cường năng lực cho công tác nghiên cứu khoa học, khuyến nông, thông tin và hợp tác quốc tế liên quan đến lĩnh vực sản xuất lúa gạo;
- Chọn tạo và sản xuất đủ các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận;
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản (nhất là lúa gạo); đặc biệt thúc đẩy nhanh cơ giới hóa khâu thu hoạch để giảm thất thoát, tăng chất lượng của sản phẩm;
- Ưu đãi về thuế và hỗ trợ thiết bị công nghệ cho các cơ sở bảo quản và chế biến nông sản.
- Xây dựng các vùng sản xuất nông sản an toàn dịch bệnh, các vùng sản xuất lúa tập trung áp dụng quy trình thực hành sản xuất lúa tốt (GAP), có liên kết với các doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh.
- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đối với các cơ sở bảo quản, chế biến nông sản.
- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ và các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn của TP Hà Nội.
- Khuyến khích các huyện giữ đất lúa thông qua việc điều tiết phân bổ ngân sách đảm bảo lợi ích giữa các địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phương chuyên trồng lúa.
- Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư sản xuất lúa được tạo điều kiện về đất đai và được hưởng các ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh theo quy định.
- Hỗ trợ hoàn thiện các loại hình tổ chức sản xuất lúa gạo theo hướng liên kết các hộ nông dân để hình thành các tổ chức hợp tác, hợp tác xã sản xuất lúa tập trung; tạo điều kiện gắn với doanh nghiệp tiêu thụ; khuyến khích nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất trong sản xuất lúa gạo.
- Hỗ trợ cho vay vốn ngân hàng để người sản xuất mua vật tư nông nghiệp; hỗ trợ giống, vật tư trong trường hợp bị thiên tai nặng nề để khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
4.5. Về thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức:
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về các quan điểm, mục tiêu, định hướng và nội dung định hướng quy hoạch chuyển đổi, phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững tới tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức, nông dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về định hướng Quy hoạch này cho các tổ chức, HTX, cá nhân, nông dân, các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh lúa gạo và nông sản trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn TP Hà Nội.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
- Công bố công khai toàn bộ tài liệu quy hoạch sản xuất lúa, chuyển đổi đất lúa của Thành phố trên các phương tiện thông tin và các quận/huyện khi quy hoạch được phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài Nguyên và Môi trường quản lý quy hoạch sản xuất lúa, chuyển đổi đất lúa trên phạm vi toàn Thành phố theo chức năng nhiệm vụ được giao.
- Hướng dẫn UBND các huyện, quận, thị xã xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Quy hoạch; theo dõi các quận/huyện trong việc triển khai thực hiện quy hoạch; đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo UBND Thành phố theo định kỳ.
- Thực hiện và đề xuất điều chỉnh quy hoạch khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng khác có liên quan của Thành phố, hoặc khi có tác động của thiên tai làm thay đổi diện tích, cơ cấu, khả năng sử dụng đất lúa, hoặc xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn;
- Hướng dẫn việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất để phát triển sản xuất lúa gạo và chuyển đổi đất lúa bền vững, hiệu quả.
2. Các sở, ban, ngành có liên quan thuộc Thành phố:
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan và phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch.
3. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:
- Trực tiếp quản lý, tổ chức và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất lúa gạo và chuyển đổi đất lúa trên địa bàn đã được phê duyệt;
- Công khai toàn bộ tài liệu về quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất lúa gạo và chuyển đổi đất lúa tại trụ sở UBND các cấp trong suốt thời kỳ quy hoạch.
- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện quy hoạch trên địa bàn; thông tin rộng rãi để mọi người dân hiểu, thực hiện, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở, ban, ngành của Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHẦN PHỤ LỤC
(Kèm theo Quyết định số 3467/QĐ-UBND, ngày 24 tháng 7 năm 2015 của UBND Thành phố)
Phụ lục 1: Định hướng vùng chuyên canh lúa nước tập trung thành phố Hà Nội đến năm 2020
Đơn vị tính: ha
TT | Hạng mục | Lúa chất lượng cao | Lúa cao sản | Lúa nếp | |||
ƯTH 2015 | 2020 | ƯTH 2015 | 2020 | ƯTH 2015 | 2020 | ||
Toàn thành phố | 30.900 | 40.300 | 52.250 | 65.915 | 5.050 | 4.000 | |
1 | Sóc Sơn | 2.000 | 3.000 | 4.000 | 6.000 |
|
|
2 | Đông Anh | 2.000 | 2.000 | 3.000 | 4.000 | 800 | 500 |
3 | Gia Lâm | 1.170 | 1.120 |
|
|
|
|
4 | Mê Linh | 2.100 | 2.530 | 2.000 | 4.000 |
|
|
5 | Ba Vì | 2.000 | 4.000 | 5.000 | 6.000 | 300 | 300 |
6 | Phúc Thọ | 1.430 | 2.000 | 4.000 | 6.000 |
|
|
7 | Quốc Oai | 1.300 | 1.800 | 4.000 | 6.000 |
|
|
8 | Thạch Thất | 1.600 | 2.500 | 4.000 | 5.000 | 700 | 500 |
9 | Chương Mỹ | 2.000 | 4.200 | 4.500 | 5.000 | 400 | 400 |
10 | Thanh Oai | 3.000 | 4.250 | 4.750 | 4.415 | 750 | 500 |
11 | Thường Tín | 2.400 | 2.400 | 4.000 | 5.000 |
|
|
12 | Phú Xuyên | 3.400 | 3.500 | 4.000 | 3.500 | 1.000 | 800 |
13 | Ứng Hòa | 4.000 | 3.000 | 5.000 | 6.000 | 1.100 | 1.000 |
14 | Mỹ Đức | 2.500 | 4.000 | 4.000 | 5.000 |
|
|
Phụ lục 2. Định hướng chuyển đổi cây trồng trên đất lúa thành phố Hà Nội theo mùa vụ đến năm 2020
Đơn vị tính: ha
TT | Hạng mục | Diện tích gieo trồng năm 2012 | Chuyển đổi giai đoạn 2013-2015 | Ước thực hiện 2015 | Chuyển đổi giai đoạn 2016-2020 | Diện tích gieo | ||||
Tổng số | Trong đó | Tổng số | Trong đó | |||||||
Vụ Đông | Vụ Mùa | Vụ Đông xuân | Vụ Mùa | |||||||
Tổng diện tích lúa chuyển đổi | 6.487 | 3.035 | 3.452 |
| 14.471 | 7.440 | 7.031 |
| ||
1 | Lúa | 205.347 |
|
|
| 198.860 |
|
|
| 184.389 |
2 | Ngô | 20.700 | 864 | 864 |
| 21.564 | 1.450 | 1.450 |
| 23.014 |
3 | Đậu tương | 11.900 | 559 | 559 |
| 12.459 | 1.259 | 1.259 |
| 13.718 |
4 | Vừng, lạc | 5.000 |
|
|
| 5.000 |
|
|
| 5.000 |
5 | Rau | 29.800 | 904 | 452 | 452 | 30.704 | 4.062 | 2.031 | 2.031 | 34.766 |
6 | Hoa | 4.501 | 1.060 | 560 | 500 | 5.561 | 2.200 | 1.200 | 1.000 | 7.761 |
7 | Cây thức ăn chăn nuôi | 1.700 |
|
|
| 1.700 |
|
|
| 1.700 |
8 | Kết hợp nuôi trồng TS | 20.811 | 3.000 | 500 | 2.500 | 23.811 | 5.000 | 1.000 | 4.000 | 28.811 |
9 | Cây khác (khoai các loại...) | 8.200 | 100 | 100 |
| 8.300 | 500 | 500 |
| 8.800 |
TT | Hạng mục | Diện tích gieo trồng năm 2012 | Chuyển đổi giai đoạn 2013-2015 | Ước thực hiện 2015 | Chuyển đổi giai đoạn 2016-2020 | Diện tích gieo | ||||
Tổng số | Trong đó |
| Trong đó | |||||||
Vụ Đông xuân | Vụ Mùa | Tổng số | Vụ Đông xuân | Vụ Mùa | ||||||
I | Sóc Sơn | |||||||||
Diện tích lúa chuyển đổi | 400 | 400 |
|
| 600 | 600 |
|
| ||
1 | Lúa | 18.527 |
|
|
| 18.127 |
|
|
| 17.527 |
2 | Ngô | 1.814 | 400 | 400 |
| 2.214 | 600 | 600 |
| 2.814 |
II | Đông Anh | |||||||||
Diện tích lúa chuyển đổi | 300 | 150 | 150 |
| 1.662 | 831 | 831 |
| ||
1 | Lúa | 13.375 |
|
|
| 13.075 |
|
|
| 11.413 |
2 | Rau các loại | 2.700 | 300 | 150 | 150 | 3.000 | 1.662 | 831 | 831 | 4.662 |
III | Gia Lâm | |||||||||
Diện tích lúa chuyển đổi | 580 | 300 | 280 |
| 1.350 | 775 | 575 |
| ||
1 | Lúa | 6.002 |
|
|
| 5.422 |
|
|
| 4.072 |
2 | Rau các loại | 1.050 | 80 | 40 | 40 | 1.130 | 350 | 175 | 175 | 1.480 |
3 | Hoa, cây cảnh | 81 | 500 | 260 | 240 | 581 | 1.000 | 600 | 400 | 1.581 |
IV | Thanh Trì | |||||||||
Diện tích lúa chuyển đổi | 100 | 50 | 50 |
| 200 | 100 | 100 |
| ||
1 | Lúa | 2.702 |
|
|
| 2.602 |
|
|
| 2.402 |
2 | Rau các loại | 1.635 | 100 | 50 | 50 | 1.735 | 200 | 100 | 100 | 1.935 |
V | Mê Linh | |||||||||
Diện tích lúa chuyển đổi | 434 | 252 | 182 |
| 1.540 | 790 | 750 |
| ||
1 | Lúa | 9.775 |
|
|
| 9.341 |
|
|
| 7.801 |
2 | Ngô | 1.129 | 50 | 50 |
| 1.179 |
|
|
| 1.179 |
3 | Rau các loại | 4.500 | 304 | 152 | 152 | 4.804 | 1.400 | 700 | 700 | 6.204 |
4 | Hoa, cây cảnh | 1.753 | 80 | 50 | 30 | 1.833 | 140 | 90 | 50 | 1.973 |
VI | Ba Vì |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích lúa chuyển đổi | 414 | 414 |
|
| 850 | 850 |
|
| ||
1 | Lúa | 14.018 |
|
|
| 13.604 |
|
|
| 12.754 |
2 | Ngô | 3.535 | 414 | 414 |
| 3.949 | 850 | 850 |
| 4.799 |
VII | Phúc Thọ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích lúa chuyển đổi | 40 | 40 |
|
| 70 | 70 |
|
| ||
1 | Lúa | 8.557 |
|
|
| 8.517 |
|
|
| 8.447 |
2 | Đậu tương | 2.358 | 40 | 40 |
| 2.398 | 70 | 70 |
| 2.468 |
VIII | Đan Phượng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích lúa chuyển đổi | 190 | 105 | 85 |
| 430 | 225 | 205 |
| ||
1 | Lúa | 3.370 |
|
|
| 3.180 |
|
|
| 2.750 |
2 | Rau các loại | 730 | 50 | 25 | 25 | 780 | 250 | 125 | 125 | 1.030 |
3 | Hoa, cây cảnh | 567 | 140 | 80 | 60 | 707 | 180 | 100 | 80 | 887 |
IX | Hoài Đức |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích lúa chuyển đổi | 70 | 35 | 35 |
| 200 | 100 | 100 |
| ||
1 | Lúa | 4.601 |
|
|
| 4.531 |
|
|
| 4.331 |
2 | Rau các loại | 1.774 | 70 | 35 | 35 | 1.844 | 200 | 100 | 100 | 2.044 |
TT | Hạng mục | Diện tích gieo | Chuyển đổi giai đoạn 2013-2015 |
| Chuyển đổi giai đoạn 2016-2020 | Diện tích gieo | ||||
Tổng số | Trong đó | Ước thực hiện 2015 | Tổng số | Trong đó | ||||||
Vụ Đông xuân | Vụ Mùa | Vụ Đông xuân | Vụ Mùa | |||||||
X | Thạch Thất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích lúa chuyển đổi | 100 | 100 |
|
| 500 | 500 |
|
| ||
1 | Lúa | 9.534 |
|
|
| 9.434 |
|
|
| 8.934 |
2 | Cây khác (khoai các loại...) | 292 | 100 | 100 |
| 392 | 500 | 500 |
| 892 |
XI | Chương Mỹ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích lúa chuyển đổi | 45 | 45 |
|
| 80 | 80 |
|
| ||
1 | Lúa | 18.611 |
|
|
| 18.566 |
|
|
| 18.486 |
2 | Đậu tương | 145 | 45 | 45 |
| 190 | 80 | 80 |
| 270 |
XII | Thường Tín |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích lúa chuyển đổi | 30 | 30 |
|
| 50 | 50 |
|
| |
1 | Lúa | 11.428 |
|
|
| 11.398 |
|
|
| 11.348 |
2 | Đậu tương | 1.424 | 30 | 30 |
| 1.454 | 50 | 50 |
| 1.504 |
XIII | Phú Xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích lúa chuyển đổi | 710 | 210 | 500 |
| 1.400 | 400 | 1.000 |
| ||
1 | Lúa | 17.151 |
|
|
| 16.441 |
|
|
| 15.041 |
2 | Đậu tương | 2.599 | 210 | 210 |
| 2.809 | 400 | 400 |
| 3.209 |
3 | Kết hợp nuôi trồng TS | 1.367 | 500 |
| 500 | 1.867 | 1.000 |
| 1.000 | 2.867 |
XIV | Ứng Hòa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích lúa chuyển đổi | 1.700 | 700 | 1.000 |
| 3.109 | 1.109 | 2.000 |
| |
1 | Lúa | 21.633 |
|
|
| 19.933 |
|
|
| 16.824 |
2 | Đậu tương | 329 | 200 | 200 |
| 529 | 609 | 609 |
| 1.138 |
3 | Kết hợp nuôi trồng TS | 2.700 | 1.500 | 500 | 1.000 | 4.200 | 2.500 | 500 | 2.000 | 6.700 |
XV | Mỹ Đức |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích lúa chuyển đổi | 1.034 | 34 | 1.000 |
| 1.550 | 550 | 1.000 |
| |
1 | Lúa | 15.541 |
|
|
| 14.507 |
|
|
| 12.957 |
2 | Đậu tương | 140 | 34 | 34 |
| 174 | 50 | 50 |
| 224 |
3 | Kết hợp nuôi trồng TS | 3.096 | 1.000 |
| 1.000 | 4.096 | 1.500 | 500 | 1.000 | 5.596 |
XVI | Các quận nội thành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Diện tích lúa chuyển đổi | 340 | 170 | 170 |
| 880 | 410 | 470 |
| |
1 | Lúa | 2.889 |
|
|
| 2.549 |
|
|
| 1.669 |
2 | Hoa, cây cảnh | 624 | 340 | 170 | 170 | 964 | 880 | 410 | 470 | 1.844 |