Hướng dẫn số 260/TC-HD ngày 16/05/2005 Thực hiện Quyết định 140/2005/QĐ-UBND quy định quyền hạn, trách nhiệm đối với công tác quản lý giá tại địa phương do Sở Tài chính tỉnh Yên Bái ban hành (Tình trạng hiệu lực không xác định)
- Số hiệu văn bản: 260/TC-HD
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Ngày ban hành: 16-05-2005
- Ngày có hiệu lực: 16-05-2005
- Tình trạng hiệu lực: Không xác định
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UBND TỈNH YÊN BÁI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 260/TC-HD | Yên Bái, ngày 16 tháng 05 năm 2005 |
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 140/2005/QĐ-UBND NGÀY 22/4/2005 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁ TẠI ĐỊA PHƯƠNG.
Kính gửi: | - Các Sở, Ban, Ngành, |
Thực hiện quyết định số 140/2005/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Nhân dân Tỉnh về việc quy định quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị đối với công tác quản lý giá tại địa phương. Sở Tài chính hướng dẫn một số nội dung cơ bản trong việc triển khai thực hiện công tác giá tại địa phương như sau:
A/ HỒ SƠ, THỦ TỤC LẬP, TRÌNH PHƯƠNG ÁN GIÁ, THẨM ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ DO NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ
Khi các yếu tố hình thành giá biến động ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống thì các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có quyền kiến nghị với UBND tỉnh, Sở Tài Chính quyết định giá mới hoặc điều chỉnh mức giá theo quy định của pháp luật. UBND tỉnh hoặc Sở Tài chính kịp thời điều chỉnh giá để đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hoạt động được bình thường và đảm bảo lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
1- Hồ sơ phương án giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý giá:
Các tổ chức, cá nhân khi kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền quyết định giá hoặc điều chỉnh giá mới, yêu cầu phải có hồ sơ như sau:
1/ Hồ sơ phương án giá đề nghị Sở Tài chính quyết định giá hoặc điều chỉnh giá mới:
Bao gồm:
1.1- Công văn đề nghị
1.2- Bản giải trình phương án giá.
Nội dung giải trình phương án giá cần nêu rõ:
- Sự cần thiết phải định giá hoặc điều chỉnh giá.
- Bản tính toán giá thành, giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cần quyết định giá hoặc điều chỉnh giá.
- Tác động của việc định giá mới hoặc điều chỉnh giá mới đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đến ngân sách Nhà nước, tác động đến đời sống xã hội và thu nhập của người tiêu dùng.
- Biện pháp tổ chức thực hiện giá mới.
1.3- Văn bản tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan (kèm theo bản sao ý kiến của các cơ quan tham gia).
2/ Hồ sơ phương án giá trình UBND tỉnh quyết định giá hoặc điều chỉnh giá mới: Bao gồm các hồ sơ đã quy định như mục 1 ở trên và kèm theo văn bản thẩm định của Sở tài chính.
(Hồ sơ phương án giá thực hiện theo mẫu phụ lục số 1 đính kèm)
II. Các cơ quan có thẩm quyền thẩm định giá và quyết định giá:
- Sở Tài chính là cơ quan được UBND tỉnh giao nhiệm vụ thẩm định phương án giá. Khi nhận được hồ sơ phương án giá và nội dung giải trình phương án của các đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sau 7 ngày (ngày làm việc) phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản.
- Những tài sản, hàng hóa, dịch vụ do UBND tỉnh quyết định giá: Kể từ ngày nhận được kiến nghị của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh (gồm hồ sơ phương án giá, giải trình phương án giá, văn bản thẩm định của Sở Tài chính) theo quy định chậm nhất là 10 ngày UBND tỉnh xem xét quyết định giá.
Trường hợp không chấp nhận ý kiến điều chỉnh giá thì phải có văn bản trả lời cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân.
B/ HỒ SƠ, THỦ TỤC HIỆP THƯƠNG GIÁ:
UBND tỉnh giao cho Sở Tài chính thẩm quyền tổ chức và quyết định hiệp thương giá hàng hóa dịch vụ, hướng dẫn các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh yêu cầu đề nghị hiệp thương giá.
1/ Hồ sơ hiệp thương giá: Bao gồm:
1.1- Văn bản đề nghị hiệp thương giá của bên mua hoặc bên bán gửi Sở Tài chính.
1.2- Phương án hiệp thương giá với nội dung:
- Lý do hiệp thương giá.
- Bản tính giá hàng hóa dịch vụ yêu cầu hiệp thương.
- Tình hình sản xuất, tiêu thụ, cung cầu của hàng hóa dịch vụ đó.
- Phân tích mức giá đề nghị hiệp thương.
+ Nếu bên bán kiến nghị hiệp thương thì phải phân tích giá thành sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất hàng hóa dịch vụ kể cả hàng hóa dịch vụ trong nước và giá thị trường thế giới (giá nhập khẩu, chi phí nhập khẩu, thuế, chi phí lưu thông và các yếu tố ảnh hưởng đến giá hàng hóa nhập khẩu).
+ Nếu bên mua kiến nghị tổ chức hiệp thương giá thì phải phân tích giá dự kiến điều chỉnh của bên bán ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của bên mua, phân tích giá thành sản xuất và giá sản phẩm đầu ra.
+ Những vấn đề mà hai bên mua bán không thể thống nhất được.
- Đánh giá tác động ảnh hưởng đến mức giá mới đối với khả năng chấp nhận của tổ chức sản xuất kinh doanh khác.
- Một số kiến nghị khác.
Hồ sơ hiệp thương giá thực hiện theo mẫu phụ lục số 2, phải gửi cho Sở Tài chính 3 bộ và đồng gửi cho bên đối tác (mua hoặc bán).
2/ Thủ tục hiệp thương giá:
Sở Tài chính là cơ quan tổ chức hiệp thương giá. Theo trình tự sau:
- Các tổ chức, cá nhân có yêu cầu hiệp thương giá phải gửi hồ sơ hiệp thương giá về Sở Tài chính.
- Trách nhiệm của Sở Tài chính sau 15 ngày (ngày làm việc) kể từ khi nhận được hồ sơ hiệp thương giá phải tổ chức hiệp thương giá trên cơ sở phải thu thập, phân tích những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa dịch vụ hiệp thương giá, phân tích các yếu tố hình thành giá ảnh hưởng đến bên mua hoặc bên bán tạo điều kiện cho hai bên thống nhất với nhau về mức giá.
Trong quá trình tổ chức hiệp thương giá các thành viên có quyền đưa ra các ý kiến để cùng trao đổi thỏa thuận, nếu có ý kiến khác nhau thì Sở Tài chính sẽ quyết định giá tạm thời để hai bên cùng thực hiện có hiệu lực trong thời gian 6 tháng, nếu trong khoảng thời gian đó hai bên vẫn không thống nhất được thì Sở Tài chính lại tổ chức hiệp thương tiếp.
C- NHỮNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC PHẢI THẨM ĐỊNH GIÁ
1. Thẩm định phương án giá:
Sở Tài chính là cơ quan thực hiện công tác thẩm định giá tại địa phương. Tất cả những phương án giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh kiến nghị với UBND tỉnh quyết định giá mới hoặc điều chỉnh giá như quy định tại phụ lục số I của quyết định 140/2005/QĐ-UB ngày 22/4/2005 của UBND tỉnh, Sở Tài chính đều phải thẩm định.
2. Những tài sản và giá trị tài sản; hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá:
- Tài sản, thiết bị, phương tiện làm việc của các cơ quan hành chính sự nghiệp mua sắm có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên, được mua sắm bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp, đều phải qua thẩm định giá. Những tài sản mua sắm theo bộ thì giá trị tài sản phải tính theo bộ để thẩm định, không được tách riêng lẻ.
- Tài sản Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng bán, góp vốn và các hình thức chuyển đổi khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
- Tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
- Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước mua sắm phải thẩm định giá như: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn khác thuộc ngân sách nếu không qua đấu thầu và hội đồng xác định giá đều phải thực hiện thẩm định giá.
Công tác thẩm định giá quy định cụ thể như sau:
1. Những tài sản mua sắm của các đơn vị trước khi mua sắm phải thẩm định giá. Hồ sơ thẩm định giá quy định:
- Công văn đề nghị (ghi rõ nội dung tài sản mua sắm và giá trị mua sắm như phụ lục số 3 kèm theo)
- Bản sao dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị thực hiện mua sắm.
- Phiếu báo giá tài sản mua sắm của bên bán mà đơn vị dự kiến mua.
2. Các đơn vị không được phép xé lẻ hợp đồng nhằm giảm giá trị tài sản, vật tư, hàng hóa của từng đợt mua sắm.
3. Thời hạn thẩm định:
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của đơn vị, Sở Tài chính có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thẩm định giá, thời gian quy định tối đa không quá 7 ngày (ngày làm việc).
Sở Tài chính ủy quyền cho các phòng Tài chính huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào quy định trên triển khai thực hiện thẩm định giá đối với việc mua sắm tài sản của các đơn vị trực thuộc huyện quản lý, khi tiến hành công tác thẩm định tại huyện, thị xã, thành phố cần phải có sự thông tin trao đổi với Sở Tài chính để thực hiện quản lý chặt chẽ công tác thẩm định trên địa bàn.
Trên đây là một số nội dung hướng dẫn thực hiện quyết định 140/2005/QĐ-UB ngày 22/4/2005 của UBND tỉnh Yên Bái việc quy định quyền hạn, trách nhiệm đối với công tác quản lý giá tại địa phương. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc xin phản ảnh về Sở Tài chính để nghiên cứu giải quyết.
Nơi nhận: | KT. GIÁM ĐỐC SỞ TÀI CHÍNH |
PHỤ LỤC SỐ 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỒ SƠ PHƯƠNG ÁN GIÁ
Tên hàng hóa, dịch vụ đề nghị định giá, điều chỉnh giá: Đơn vị sản xuất kinh doanh:
NĂM 200... |
Tên đơn vị | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……….. …, ngày…..tháng…….năm 200….. |
PHƯƠNG ÁN GIÁ HIỆP THƯƠNG
Tên hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá: (đối với hàng hóa, dịch vụ sản xuất kinh doanh trong nước)
Đơn vị sản xuất kinh doanh:
Quy cách phẩm chất:
I. BẢNG TỔNG HỢP PHƯƠNG ÁN GIÁ HIỆP THƯƠNG
SỐ TT | KHOẢN MỤC CHI PHÍ | ĐƠN VỊ TÍNH | THÀNH TIỀN |
1 | Chi phí nguyên nhiên, vật liệu |
|
|
2 | Chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội |
|
|
3 | Chi phí khấu hao tài sản cố định |
|
|
4 | Các khoản chi phí chung |
|
|
5 | Giá thành |
|
|
6 | Chi phí tiêu thụ sản phẩm |
|
|
| Lợi nhuận |
|
|
Tên đơn vị Đề nghị hiệp thương giá | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số……… ……/………… | ……….. …, ngày…..tháng…….năm 200….. |
Kính gửi:………………………………………..
Thực hiện quy định tại Thông tư số 15/2004/TT-BTC ngày 9 tháng 3 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, …….(tên đơn vị đề nghị hiệp thương giá) kính đề nghị…….(tên tổ chức hiệp thương giá) để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của hai bên mua, bán, cụ thể như sau:
1/- Bên bán:
2/- Bên mua:
3/- Tên hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá:
- Quy cách phẩm chất:
- Mức giá đề nghị của bên bán:……………….(Hồ sơ kèm theo)
- Mức giá đề nghị của bên mua:………………(Hồ sơ kèm theo)
- Thời điểm thi hành mức giá:
- Điều kiện thanh toán:
Nơi nhận: | Thủ trưởng đơn vị đề nghị hiệp thương giá |
PHỤ LỤC SỐ 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỒ SƠ HIỆP THƯƠNG GIÁ
Tên hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá: Đơn vị sản xuất kinh doanh:
NĂM 200... |
Tên cơ quan | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………. ……/ | …………, ngày…..tháng…….năm 200….. |
Kính gửi: Tên cơ quan có thẩm quyền định giá
Sau khi nghiên cứu, xem xét phương án giá (điều chỉnh giá) kèm theo văn bản đề nghị định giá (điều chỉnh giá) số……../………… ngày……….tháng………năm 200….của …….(tên cơ quan, đơn vị đề nghị định giá, điều chỉnh giá)……..trên cơ quan có thẩm quyền định giá) có ý kiến như sau:
1/- Về hồ sơ phương án giá (hoặc điều chỉnh giá)
2/- Tính khả thi của mức giá được quy định (hoặc điều chỉnh giá)
3/- Kiến nghị: đồng ý hay không đồng ý trong việc định giá (hoặc điều chỉnh giá).
Trên đây là ý kiến của………………(tên cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án giá) về phương án giá (hoặc điều chỉnh giá) của……..(tên cơ quan, đơn vị đề nghị định giá, điều chỉnh giá) đề nghị ……(cơ quan có thẩm quyền định giá) xem xét quyết định.
Nơi nhận: | Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án giá (hoặc điều chỉnh giá) |
Tên đơn vị | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …………, ngày…..tháng…….năm 200….. |
PHƯƠNG ÁN GIÁ
Tên hàng hóa, dịch vụ đề nghị định giá, điều chỉnh giá (đối với hàng hóa, dịch vụ trong nước sản xuất, kinh doanh)
Đơn vị sản xuất, kinh doanh:
Quy cách phẩm chất:
I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA
SỐ TT | KHOẢN MỤC CHI PHÍ | ĐƠN VỊ TÍNH | THÀNH TIỀN |
1 | Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu |
|
|
2 | Chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội |
|
|
3 | Chi phí khấu hao tài sản cố định |
|
|
4 | Các khoản chi phí chung |
|
|
6 | Giá thành |
|
|
7 | Chi phí tiêu thụ sản phẩm |
|
|
8 | Lợi nhuận |
|
|
| Giá bán chưa có thuế VAT |
|
|
Tên đơn vị | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …………, ngày…..tháng…….năm 200….. |
PHƯƠNG ÁN GIÁ
Tên hàng hóa, dịch vụ đề nghị định giá, điều chỉnh giá (đối với hàng hóa nhập khẩu)
Đơn vị sản xuất kinh doanh nhập khẩu:
Quy cách phẩm chất:
Nước nhập khẩu:
I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
SỐ TT | Các khoản mục chi phí | Đơn vị tính | Thành tiền | Ghi chú |
1 | Giá nhập khẩu CIF |
|
|
|
3 | Giá nhập khẩu bằng tiền Việt Nam |
|
|
|
4 | Các khoản thuế, phí (nếu có) |
|
|
|
5 | Phụ thu (nếu có) |
|
|
|
6 | Chi phí của đơn vị nhập khẩu |
|
|
|
7 | Giá vốn |
|
|
|
8 | Lợi nhuận |
|
|
|
9 | Giá bán |
|
|
|
II. BẢNG GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ
1. Giá nhập khẩu CIF
2. Tỷ giá
3. Giá nhập khẩu bằng tiền Việt Nam
4. Thuế nhập khẩu
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt
6. Phụ thu (nếu có)
7. Chi phí vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi hao hụt…
8. Các khoản chi phí khác theo luật định
9. Giá vốn
10. Lợi nhuận
11. Chi phí tiêu thụ
11. Giá bán
PHỤ LỤC 3
Kèm theo hướng dẫn số: /2005/HD-Tài chính ngày tháng năm 2005 của Sở Tài chính.
UBND tỉnh Yên Bái.
Đơn vị:…………….
Danh mục mua sắm tài sản …………..
Đề nghị thẩm định giá.
(Kèm theo công văn…………..đề nghị thẩm định giá của…………)
STT | Tên tài sản mua sắm | Nơi sản xuất | Đặc điểm, mã hiệu, ký hiệu, quy cách thông số KT | Chất lượng | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|