cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ngày 07/07/2015 Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ lao động nông thôn học nghề đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 40/2015/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Ngày ban hành: 07-07-2015
  • Ngày có hiệu lực: 17-07-2015
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Ngày hết hiệu lực: 00/00/0000
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Văn bản này đã hết hiệu lực.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/2015/QĐ-UBND

Phan Rang - Tháp Chàm, ngày 07 tháng 7 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH NỘI DUNG VÀ MỨC CHI HỖ TRỢ LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HỌC NGHỀ ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09 tháng 8 năm 2012 của liên Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Thực hiện Quyết định số 1549/QĐ-BNN-TCCB ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề phục vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

Thực hiện Quyết định số 539/QĐ-BNN-TCCB ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề phục vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

Thực hiện Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề phục vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 21/2011/NQ-HĐND ngày 16 tháng 8 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc thông qua Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1332/TTr-SLĐTBXH ngày 24 tháng 6 năm 2015 và Báo cáo thẩm định số 1134/BC-STP ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đối tượng và điều kiện được hỗ trợ học nghề

1. Đối tượng:

- Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác;

- Lao động nông thôn thuộc hộ cận nghèo;

- Lao động nông thôn khác theo quy định tại Điểm 1 Mục III Điều 1 Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

2. Điều kiện người lao động được hỗ trợ học nghề: trong độ tuổi lao động (nữ từ 16 - 55 tuổi; nam từ 16 - 60 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn (riêng những người không biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề, ...) và sức khoẻ phù hợp với ngành nghề cần học.

3. Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Quyết định này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước không được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Quyết định này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Quyết định này nhưng tối đa không quá 03 lần.

Điều 2. Nội dung và mức chi đặc thù cho hoạt động hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

1. Hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng:

a) Chi phí đào tạo cho từng nghề bao gồm:

- Chi phí đào tạo đối với nhóm nghề nông nghiệp:

+ Tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ nghề không quá 10% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo.

+ Chi mua tài liệu, giáo trình, học liệu học nghề, nước uống cho học viên, chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo.

+ Thù lao giáo viên, người dạy nghề, phụ cấp lưu động cho giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống thôn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề từ 15 ngày trở lên trong tháng (mức phụ cấp là 0,2 lần so với mức lương tối thiểu chung như đối với giáo viên thực hiện công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục thường xuyên phải xuống thôn) không thấp hơn 25% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo.

+ Hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề không thấp hơn 35% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo.

+ Thuê lớp học, thuê thiết bị dạy nghề chuyên dụng (máy chiếu, máy tính xách tay, trang thiết bị và máy móc, ... thiết yếu dùng trong dạy nghề không được tính là thiết bị chuyên dụng), thuê phương tiện vận chuyển thiết bị dạy nghề đối với trường hợp dạy nghề lưu động, trích khấu hao tài sản cố định phục vụ lớp học không quá 20% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo.

+ Chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo.

+ Chứng từ thanh toán theo quy định tài chính hiện hành.

- Chi phí đào tạo đối với nhóm nghề phi nông nghiệp:

+ Tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ nghề không quá 10% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo.

+ Chi mua tài liệu, giáo trình, học liệu học nghề, nước uống cho học viên, chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo.

+ Thù lao giáo viên, người dạy nghề, phụ cấp lưu động cho giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống thôn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề từ 15 ngày trở lên trong tháng (mức phụ cấp là 0,2 lần so với mức lương tối thiểu chung như đối với giáo viên thực hiện công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục thường xuyên phải xuống thôn) không thấp hơn 25% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo;

+ Hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề không thấp hơn 40% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo.

+ Thuê lớp học, thuê thiết bị dạy nghề chuyên dụng (máy chiếu, máy tính xách tay, trang thiết bị và máy móc, ... thiết yếu dùng trong dạy nghề không được tính là thiết bị chuyên dụng), thuê phương tiện vận chuyển thiết bị dạy nghề đối với trường hợp dạy nghề lưu động, trích khấu hao tài sản cố định phục vụ lớp học không quá 15% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo.

+ Chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo.

+ Chứng từ thanh toán theo quy định tài chính hiện hành;

b) Mức hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn:

- Mức hỗ trợ học phí học nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng: được quy định chi tiết tại phụ lục “Danh mục và mức chi hỗ trợ học phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng” ban hành kèm theo Quyết định này.

- Mức hỗ trợ chi phí học nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng tối đa không quá mức hỗ trợ cho từng nhóm đối tượng theo quy định tại điểm 1 Mục III Điều 1 Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

- Đối với những nghề có chi phí đào tạo thực tế lớn hơn mức hỗ trợ tối đa quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg: các cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn chủ động xây dựng phương án huy động thêm nguồn kinh phí bổ sung từ học phí do người học đóng góp, hỗ trợ từ ngân sách địa phương và nguồn huy động khác để bảo đảm chi phí đào tạo cho cơ sở dạy nghề.

c) Thời gian học nghề được quy định trong chương trình dạy nghề. Địa điểm, tiến độ đào tạo thực tế có thể thực hiện linh hoạt phù hợp với nghề đào tạo, đặc điểm của quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và đặc điểm của từng vùng, địa phương;

d) Quy mô của một lớp học tối đa không quá 35 học viên/01 lớp;

đ) Căn cứ phân vùng trong hỗ trợ học phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng thực hiện theo quyết định của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận thôn đặc biệt khó khăn khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi;

e) Mức hỗ trợ chi phí học nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng tính theo thời gian học nghề thực tế của học viên:

- Học viên bỏ học nhưng đã tham gia từ 2/3 thời gian của khoá học trở lên: thanh toán 50% mức hỗ trợ học phí học nghề.

- Học viên tốt nghiệp: thanh toán 100% mức hỗ trợ học phí học nghề.

2. Đặt hàng dạy nghề cho lao động nông thôn thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế:

a) Việc đặt hàng dạy nghề thực hiện thông qua hợp đồng đặt hàng với các cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước và Thông tư số 105/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn một số điều của Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg;

b) Mức chi phí đặt hàng đào tạo cho từng nghề do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quy định phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhưng tối đa không quá mức quy định tại tiết b điểm 7.2 khoản 7 Điều 6 Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH.

3. Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; hộ nghèo và hộ cận nghèo theo học các khoá học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú theo Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú.

4. Lao động nông thôn được vay tiền để học nghề theo quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên; trường hợp sau khi học nghề và về làm việc ổn định ở nông thôn được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện

1. Kinh phí thực hiện việc hỗ trợ được bố trí trong Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề hàng năm.

2. Ngoài nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn kinh phí thực hiện với các nguồn kinh phí đào tạo nghề thường xuyên, các chương trình, dự án khác trên địa bàn để tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Điều 4. Quy định về quản lý, thanh toán kinh phí

1. Việc lập, phân bổ, giao dự toán, quản lý sử dụng, hạch toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn luật; quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia ban hành theo Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Kinh phí thực hiện được phân bổ theo loại, khoản tương ứng, hạch toán theo mã số Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề 0250 và theo mã số dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn 0256.

2. Việc lập, phê duyệt và giao kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn:

- Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn từ các sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (gồm: danh mục nghề đào tạo; số lượng người học; cấp trình độ dạy nghề; chỉ tiêu đặt hàng dạy nghề; địa bàn đào tạo; đề xuất cơ sở đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho các nghề đào tạo; mức chi phí đào tạo cho từng nghề; dự toán nhu cầu kinh phí), trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn và giao cho các cơ quan tổ chức thực hiện;

- Căn cứ kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đơn xin học nghề của lao động nông thôn là đối tượng được hỗ trợ học nghề theo quy định tại Điều 1 của Quyết định này, các cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn tiến hành ký hợp đồng đặt hàng đào tạo nghề đối với các cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện đã được lựa chọn để dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định.

3. Cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn có trách nhiệm thanh toán tiền ăn, tiền đi lại cho người học nghề là lao động nông thôn theo mức quy định tại điểm 1 mục III Điều 1 Quyết định số 1956/QĐ-TTg; quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề theo số lượng học viên và thời gian thực tế tham gia học nghề. Trường hợp người lao động tự ý nghỉ học, bỏ học hoặc bị buộc thôi học thì không được trả tiền ăn trong thời gian nghỉ học, bỏ học, thôi học và tiền đi lại (lượt về).

4. Kinh phí thực hiện cuối năm còn dư do chưa hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu được chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán theo quy định.

5. Các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng và hiệu quả.

Điều 5. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các đơn vị tham gia công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện; thanh quyết toán kinh phí theo đúng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 30/2013/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2013 về việc ban hành nội dung mức chi hỗ trợ lao động nông thôn học nghề ngắn hạn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC VÀ MỨC HỖ TRỢ HỌC PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ VÀ DẠY NGHỀ DƯỚI 3 THÁNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

STT

Ngành nghề đào tạo

Cấp trình độ đào tạo SCN và DNTX

Thời gian đào tạo

Kinh phí hỗ trợ đồng/người/khoá học

(1.000 đồng)

 

Tuần

Giờ

 

Vùng 1

Vùng 2

Vùng 3

 

A

LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

I

Danh mục nghề được Bộ nông nghiệp và PTNT phê duyệt chương trình

 

 

 

 

 

 

 

1

Trồng điều

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

2

Trồng dâu, nuôi tằm

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

3

Chế biến chè xanh, chè đen

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

4

Trồng lúa năng suất cao

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

5

Trồng mía đường

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

6

Trồng hồ tiêu

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

7

Trồng ngô

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

8

Trồng rau an toàn

SCN

11

440

1.750

1.850

1.950

 

9

Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

10

Nhân giống cây ăn quả

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

11

Quản lý dịch hại tổng hợp

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

12

Sản xuất muối biển

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

13

Nhân giống lúa

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

14

Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

15

Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

16

Sơ chế mủ cao su

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

17

Sản xuất nông lâm kết hợp

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

18

Trồng và khai thác một số cây dưới tán rừng

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

19

Nuôi tôm sú

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

20

Nuôi tôm thẻ chân trắng

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

21

Nuôi ba ba

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

22

Nuôi cua biển

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

23

Nuôi cá lồng bè trên biển

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

24

Chế biến tôm xuất khẩu

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

25

Sử dụng thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

26

Sản xuất đồ mộc từ ván nhân tạo

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

27

Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

28

Trồng và khai thác rừng trồng

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

29

Sản xuất, kinh doanh cây giống lâm nghiệp

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

30

Khuyến nông lâm

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

31

Trồng cà phê

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

32

Trồng và nhân giống nấm

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

33

Vi nhân giống cây lâm nghiệp

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

34

Trồng chè

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

35

Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

36

Vi nhân giống hoa

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

37

Trồng hoa lan

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

38

Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

39

Chẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản

SCN

19

760

3.000

 

40

Quản lí công trình thủy nông

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

41

Sửa chữa bơm điện

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

42

Trồng cây có múi

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

43

Trồng thanh long

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

44

Trồng ca cao xen dừa

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

45

Trồng vải, nhãn

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

46

Trồng khoai lang, sắn

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

47

Trồng đậu tương, lạc

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

48

Nuôi và phòng trị bệnh cho gà

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

49

Nuôi ong mật

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

50

Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

51

Trồng rừng đước kết hợp nuôi tôm

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

52

Chế biến sản phẩm từ thịt gia súc

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

53

Chế biến sản phẩm từ đậu nành

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

54

Chế biến nước mắm

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

55

Trồng cây bông vải

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

56

Mua bán, bảo quản phân bón

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

57

Chế biến sản phẩm từ bột gạo

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

58

Sơ chế và bảo quản cà phê

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

59

Sản xuất muối công nghiệp

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

60

Sửa chữa máy nông nghiệp

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

61

Vận hành máy gặt đập liên hợp

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

62

Sản xuất giống một số loài cá nước ngọt

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

63

Ương giống và nuôi tu hài

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

64

Ương giống và nuôi ngao

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

65

Điều khiển tàu cá

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

66

Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

67

Đánh bắt hải sản xa bờ bằng lưới kéo

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

68

Nuôi cá tra, cá ba sa

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

69

Chế biến cá tra, cá ba sa đông lạnh xuất khẩu

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

70

Trồng cây làm gia vị (hành, tỏi, ớt)

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

71

Nhân giống và trồng khoai tây

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

72

Trồng bầu, bí, dưa

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

73

Nuôi dê, thỏ

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

74

Chăn nuôi gà, lợn hữu cơ

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

75

Trồng rau hữu cơ

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

76

Trồng hoa lily, hoa loa kèn

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

77

Trồng tre lấy măng

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

78

Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

79

Trồng và sơ chế gừng, nghệ

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

80

Trồng nho

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

81

Trồng chuối

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

82

SX tinh bột dong riềng và làm miến dong

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

83

Chế biến hải sản khô

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

84

Chế biến rau quả

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

85

Trồng hồi, quế, sả lấy tinh dầu

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

86

Trồng lúa cạn

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

87

Nhân giống và trồng tràm trên đất ngập, phèn

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

88

Trồng sầu riêng, măng cụt

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

89

Nuôi tôm càng xanh

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

90

Trồng keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

91

Trồng cây lâm sản ngoài gỗ (song, mây…)

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

92

Nuôi cá rô đồng

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

93

Nuôi cua đồng

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

94

Đánh bắt hải sản bằng lưới rê

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

95

Vận hành, bảo trì máy tàu cá

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

96

Nuôi cá bống tượng

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

97

Sản xuất giống tôm sú

SCN

12

440

1.750

1.850

1.950

 

98

Câu vàng cá ngừ đại dương

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

99

Chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh

SCN

12

480

1.800

1.900

2.000

 

II

Danh mục nghề bổ sung theo đặc thù tỉnh Ninh Thuận

 

 

 

 

 

 

 

1

Kỹ thuật nuôi cá kiểng

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

2

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít

DNTX

6

150

750

825

900

 

3

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mì

DNTX

6

150

750

825

900

 

4

Kỹ thuật trồng nho an toàn

DNTX

6

150

750

825

900

 

5

Kỹ thuật trồng táo

DNTX

6

150

750

825

900

 

6

Kỹ thuật trồng tỏi

DNTX

6

150

750

825

900

 

7

Kỹ thuật trồng măng tây xanh

DNTX

6

150

750

825

900

 

8

Kỹ thuật nuôi trùn

DNTX

6

150

750

825

900

 

9

Kỹ thuật nuôi bò, dê, cừu vỗ béo

DNTX

6

150

750

825

900

 

10

Kỹ thuật nuôi bò

DNTX

6

150

750

825

900

 

11

Kỹ thuật nuôi dê, cừu

DNTX

6

150

750

825

900

 

12

Kỹ thuật trồng rong sụn

DNTX

6

150

750

825

900

 

13

Kỹ thuật nuôi cá bống tượng

DNTX

6

150

750

825

900

 

14

Kỹ thuật nuôi cá trê lai

DNTX

6

150

750

825

900

 

15

Kỹ thuật nuôi lươn

DNTX

6

150

750

825

900

 

16

Kỹ thuật nuôi cá chình

DNTX

6

150

750

825

900

 

17

Kỹ thuật nuôi cá lóc

DNTX

6

150

750

825

900

 

18

Kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng (nước lợ)

DNTX

6

150

750

825

900

 

19

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha

DNTX

6

150

750

825

900

 

20

Kỹ thuật nuôi ốc hương

DNTX

6

150

750

825

900

 

21

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây điều

DNTX

6

150

750

825

900

 

22

Kỹ thuật trồng lúa nước

DNTX

6

150

750

825

900

 

23

Kỹ thuật nuôi gà thả vườn

DNTX

6

150

750

825

900

 

24

Kỹ thuật trồng cây bắp

DNTX

6

150

750

825

900

 

25

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mía

DNTX

6

150

750

825

900

 

26

Kỹ thuật trồng hành

DNTX

6

150

750

825

900

 

27

Thuyền, máy trưởng - Hạng 4

DNTX

4

140 (tiết)

1.500

 

28

Thuyền, máy trưởng - Hạng 5

DNTX

4

90 (tiết)

1.200

 

29

Thuyền, máy trưởng - Hạng nhỏ

DNTX

4

45 (tiết)

1.000

 

30

Thuyền viên

DNTX

4

35 (tiết)

500

 

B

LĨNH VỰC PHI NÔNG NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

I

Công nghiệp - xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

1

Kỹ thuật xây dựng (nề)

SCN

20

500

2.500

2.750

3.000

 

2

Mộc dân dụng

SCN

16

400

2.000

2.200

2.400

 

3

Kỹ thuật Hàn

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

4

Điện công nghiệp

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

5

Điện tử công nghiệp

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

6

Điện dân dụng

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

7

Điện tử dân dụng

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

8

Điện lạnh

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

9

Sản xuất gạch

DNTX

4

100

500

550

600

 

II

Thương mại - dịch vụ

 

 

 

 

 

 

 

1

Dược tá

SCN

48

1.200

3.000

 

2

Lái xe hạng B2

SCN

13

588

3.000

 

3

Lái xe hạng C

SCN

20

920

3.000

 

4

Sửa chữa xe máy

SCN

20

500

2.500

2.750

3.000

 

5

Sửa chữa điện thoại di động

SCN

16

400

2.000

2.200

2.400

 

6

Chế biến thủy sản

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

7

May dân dụng

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

8

May công nghiệp

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

9

Nghiệp vụ du lịch, nhà hàng

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

10

Sửa chữa máy tàu thủy

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

11

Sửa chữa rắp ráp máy tính

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

12

Đan len

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

13

Ráp len

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

14

Kết tóc giả

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

15

Lái máy kéo

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

16

Nghiệp vụ buồng

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

17

Nghiệp vụ bếp

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

18

Nghiệp vụ lễ tân

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

19

Nghiệp vụ bàn

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

20

Nghiệp vụ pha chế

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

21

Hướng dẫn viên du lịch

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

22

Làm bánh kem

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

23

Cắm hoa - kết hoa

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

24

Lái xe 3 bánh

DNTX

4

112

500

550

600

 

III

Tiểu thủ công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

1

Tranh cát

DNTX

24

600

3.000

 

 

 

2

Kỹ thật trang điểm, cắt tóc

SCN

16

400

2.000

2.200

2.400

 

3

Thủ công mỹ nghệ sò, ốc

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

4

In lụa

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

5

Đính kết cườm

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

6

Thêu máy

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

7

Đan, mây, tre, lát

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

8

Thêu tay

SCN

12

300

1.500

1.650

1.800

 

9

Dệt thổ cẩm

DNTX

12

384

1.500

1.650

1.800

 

10

Sản xuất gốm mỹ nghệ

DNTX

12

384

1.500

1.650

1.800

 

11

Dệt chiếu cói

DNTX

12

384

1.500

1.650

1.800

 

12

Thủ công mỹ nghệ từ gỗ, đá

DNTX

12

384

1.500

1.650

1.800

 

13

Sản xuất chổi

DNTX

08

200

1.000

1.100

1.200

 

14

Sản xuất đũa

DNTX

08

200

1.000

1.100

1.200

 

Ghi chú: Trong trường hợp đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh giao quản lý thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trong thực tế triển khai có phát sinh nghề mới nằm ngoài Bảng danh mục trên thì mức hỗ trợ học phí đào tạo đối với các lớp nghề được tổ chức tại: vùng 1 là 500.000 đồng/người/tháng; vùng 2 là 550.000 đồng/người/tháng; vùng 3 là 600.000 đồng/người/tháng.