cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 16/06/2015 Quy định mức trợ cấp xã hội và chế độ trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng tỉnh Điện Biên (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 09/2015/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Điện Biên
  • Ngày ban hành: 16-06-2015
  • Ngày có hiệu lực: 26-06-2015
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 12-03-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1355 ngày (3 năm 8 tháng 20 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 12-03-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 12-03-2019, Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 16/06/2015 Quy định mức trợ cấp xã hội và chế độ trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng tỉnh Điện Biên (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 12/03/2019 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên trong kỳ 2014-2018”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2015/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 16 tháng 6 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH MỨC TRỢ CẤP XÃ HỘI VÀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP XÃ HỘI CHO ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI SỐNG TẠI CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND số 31/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi;

Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;

Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội ;

Căn cứ Văn bản số 89/HĐND-VHXH ngày 09/6/2015 của HĐND tỉnh về việc quy định mức trợ cấp xã hội và chế độ trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định mức trợ cấp xã hội và chế độ trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cụ thể như sau:

1. Mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội để xác định các mức trợ cấp xã hội thường xuyên, đột xuất cho các đối tượng bảo trợ xã hội (sau đây gọi chung là mức chuẩn trợ giúp xã hội) là 270.000 đồng (đối với một số trường hợp không thuộc diện điều chỉnh theo quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC vẫn hưởng theo mức chuẩn trợ giúp xã hội là 180.000 đồng).

2. Trợ cấp thường xuyên và các khoản trợ giúp khác

a. Mức trợ cấp hàng tháng áp dụng cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại xã, phường, thị trấn quản lý quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC áp dụng theo Phụ lục kèm theo. Những đối tượng không thuộc diện điều chỉnh theo quy định tại Khoản 4 Điều 11Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC được hưởng các chế độ chính sách theo các quy định trước cho đến khi có văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo mức và hệ số tương ứng quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.

b. Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức khác nhau theo quy định tại điểm a, Khoản 2 Điều này thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng đối với người đơn thân nghèo đang nuôi con đồng thời là đối tượng quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP thì ngoài chế độ đối với người đơn thân nghèo đang nuôi con còn được hưởng chế độ theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 5 hoặc Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.

c. Các Khoản trợ giúp khác

- Cấp thẻ Bảo hiểm y tế và hỗ trợ mai táng phí:

+ Đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm: Đối tượng quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP; con của người đơn thân nghèo quy định tại Khoản 4, Điều 5, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP; người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang được hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác mà chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

+ Các đối tượng trên và đối tượng quy định tại Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng mức 3.000.000 (ba triệu) đồng/trường hợp.

+ Trường hợp đối tượng thuộc diện được cấp nhiều thẻ bảo hiểm y tế; được hỗ trợ các mức mai táng phí khác nhau thì chỉ được cấp một thẻ BHYT; được hỗ trợ một mức mai táng phí cáo nhất.

- Trợ giúp về giáo dục đào tạo và dạy nghề:

Các đối tượng quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 6 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP khi học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật.

3. Chế độ trợ giúp xã hội đột xuất, khẩn cấp

3.1. Trợ cấp đột xuất cho cá nhân và hộ gia đình

Đối tượng là cá nhân và hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc lý do bất khả kháng gây ra, chế độ và mức hưởng thực hiện theo quy định tại Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Điện Biên (cho đến khi có văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo mức về hệ số tương ứng quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP).

3.2. Hỗ trợ đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp

Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP được hỗ trợ như sau:

a. Tiền ăn

Mức 40.000 đồng/người/ngày.

b. Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế.

Thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.

c. Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.

Thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.

Điều 2. Các chính sách trợ cấp xã hội và hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Điều 1 Quyết định này được hưởng từ ngày 01/01/2015.

Điều 3. Thủ tục, hồ sơ hưởng trợ giúp xã hội và mức chi cho công tác quản lý thực hiện chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 2, Điều 5, Điều 7 và Khoản 5 Điều 11 Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.

Điều 4. Nguồn kinh phí bảo đảm

1. Kinh phí thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng đối với đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng, kinh phí hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng sống tại cộng đồng được bố trí trong dự toán chi đảm bảo xã hội hàng năm theo phân cấp quản lý ngân sách của địa phương.

2. Nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chi khác thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.

3. Nguồn kinh phí để thực hiện cứu trợ đột xuất bao gồm: Ngân sách địa phương; nguồn kinh phí hỗ trợ, viện trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; ngân sách hỗ trợ của Trung ương trong trường hợp thiên tai hỏa hoạn xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại nặng và khi 02 nguồn kinh phí nêu trên không đủ để trợ giúp đột xuất.

4. Đối với nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện chính sách năm 2015, các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp, báo cáo số lượng đối tượng hưởng chính sách, số đối tượng được hưởng mức mới và tổng kinh phí tăng thêm gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính để tổng hợp trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính bổ sung dự toán cho địa phương thực hiện.

Điều 5. Giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn triển khai và kiểm tra, giám sát các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện.

UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm cân đối ngân sách, thực hiện chi trợ giúp xã hội đúng đối tượng, đúng chế độ, đúng thời gian và quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế các quy định về mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ cấp xã hàng tháng đối với:

- Đối tượng quy định tại Mục 1,6,9 trong Phụ lục 1 kèm theo Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Điện Biên quy định mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

- Đối tượng quy định tại điểm c, điểm d Khoản 1 Điều 1 thuộc diện nghèo theo Quyết định số 20/2011/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh Điện Biên ban hành quy định về mức trợ cấp, trợ giúp và quà tặng chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

- Đối tượng quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 1 thuộc diện hộ nghèo theo Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2013 của UBND tỉnh Điện Biên quy định mức trợ cấp xã hội và hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 7. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính;, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 7;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Lao động-TB&XH, Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Báo Điện Biên Phủ;
- Lưu: VT, TH1, TM1,VXLĐ.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Mùa A Sơn

 

PHỤ LỤC

MỨC TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI SỐNG TẠI CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2015 của UBND tỉnh Điện Biên)

TT

Đối tượng

Hệ số

Mức chuẩn trợ cấp xã hội (đồng)

Mức trợ cấp hàng tháng (đồng)

1

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP

 

Trẻ em dưới 4 tuổi

2,5

270.000

675.000

 

Trẻ em từ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi

1,5

270.000

405.000

2

Đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP

 

Đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP

1,5

270.000

405.000

3

Đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP

 

Trẻ em dưới 4 tuổi

2,5

270.000

675.000

 

Trẻ em từ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi

2,0

270.000

540.000

 

Người từ 16 tuổi trở lên

1,5

270.000

405.000

4

Người đơn thân thuộc hộ nghèo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP

 

Đang nuôi 01 con

1,0

270.000

270.000

 

Đang nuôi từ 02 con trở lên

2,0

270.000

540.000

5

Đối tượng quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP

 

Đối tượng quy định tại điểm a từ đủ 60 đến 80 tuổi

1,5

270.000

405.000

 

Đối tượng quy định tại điểm a từ đủ 80 tuổi trở lên

2,0

270.000

540.000

 

Đối tượng quy định tại điểm b

1,0

180.000

180.000

 

Đối tượng quy định tại điểm b thuộc diện hộ nghèo

1,0

270.000

270.000

 

Người cao tuổi quy định tại điểm c

3,0

270.000

810.000

6

Đối tượng quy định tại Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP

 

Người khuyết tật nặng

1,5

180.000

270.000

 

Người khuyết tật nặng thuộc diện hộ nghèo

1,5

270.000

405.000

 

Người khuyết tật nặng là người cao tuổi, trẻ em

2,0

180.000

360.000

 

Người khuyết tật nặng là người cao tuổi, trẻ em thuộc hộ nghèo

2,0

270.000

540.000

 

Người khuyết tật đặc biệt nặng

2,0

180.000

360.000

 

Người khuyết tật đặc biệt nặng thuộc hộ nghèo

2,0

270.000

540.000

 

Người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, trẻ em

2,5

180.000

450.000

 

Người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, trẻ em thuộc hộ nghèo

2,5

270.000

675.000