cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND ngày 24/04/2015 Quy định quản lý, sử dụng và thanh toán, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cấp đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành

  • Số hiệu văn bản: 03/2015/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Điện Biên
  • Ngày ban hành: 24-04-2015
  • Ngày có hiệu lực: 04-05-2015
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 19-01-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1356 ngày (3 năm 8 tháng 21 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 19-01-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 19-01-2019, Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND ngày 24/04/2015 Quy định quản lý, sử dụng và thanh toán, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cấp đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 01/2019/QĐ-UBND ngày 08/01/2019 Quy định về nội dung chi, mức chi đặc thù, mức phân bổ kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông và việc lập dự toán, quản lý, thanh, quyết toán kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
------------------

Số: 03/2015/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 24 tháng 04 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

V VIC BAN HÀNH QUY ĐNH QUN LÝ, S DNG VÀ THANH TOÁN, QUYT TOÁN KINH PHÍ BO ĐM TRT T AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐA BÀN TNH ĐIN BIÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐNDUBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2012;

Căn cứ Thông tư số 137/2013/TT-BTC ngày 07/10/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do ngân sách nhà nước cấp; Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục, nộp tiền phạt, biên lai thu phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước đảm bảo hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính;

Theo đề nghị của liên ngành: Tài chính, Giao thông vận tải tại Tờ trình số 393/TTrLN-STC-SGTVT ngày 09/4/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý, sử dụng và thanh toán, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cấp đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành, thay thế Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 25/03/2008 của UBND tỉnh Quy định về thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường thủy trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Giao thông vận tải; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Thường trực Ban an toàn giao thông tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Mùa A Sơn

 

QUY ĐỊNH

QUN LÝ, S DNG VÀ THANH TOÁN, QUYT TOÁN KINH PHÍ BO ĐM TRT T AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐA BÀN TNH ĐIN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2015/QĐ-UBND ngày 24/4/ 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định quản lý, sử dụng và thanh toán, quyết toán kinh phí bảo đảm công tác trật tự an toàn giao thông (sau đây viết tắt là TTATGT) trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Các tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bao gồm: Ban An toàn giao thông (cấp tỉnh, cấp huyện), Thanh tra Sở Giao thông Vận tải và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

b) Riêng lực lượng Công an các cấp tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông thì kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Bộ Công an bảo đảm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư số 137/2013/TT-BTC ngày 07/10/2013 của Bộ Tài chính.

Điều 2. Nguồn kinh phí, công tác quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn

1. Kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành; các khoản hỗ trợ, viện trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động đảm bảo trật tự an toàn giao thông và nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

2. Các tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông phải chi theo nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trong dự toán chi ngân sách nhà nước đã được giao, đảm bảo đúng quy định hiện hành của nhà nước; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền; thực hiện thanh, quyết toán kinh phí hàng năm theo quy định hiện hành.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Nội dung chi bảo đảm trật tự an toàn giao thông

1. Nội dung chi đảm bảo trật tự an toàn giao thông của cấp tỉnh

a) Chi xây dựng kế hoạch và biện pháp phối hợp các ban, ngành và chính quyền các cấp trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông.

b) Chi xây dựng các chương trình, đề án về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; nhân rộng các mô hình điểm về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

c) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

d) Chi công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các ngành, các tổ chức và các đoàn thể trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn.

đ) Chi khắc phục sự cố bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.

e) Chi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

f) Chi khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.

g) Chi thăm hỏi gia đình nạn nhân bị chết trong các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng hoặc nạn nhân các vụ tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn.

h) Chi hỗ trợ ban đầu cho cán bộ bị thương, tai nạn hoặc gia đình cán bộ hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

i) Chi hội thảo, hội nghị sơ kết, tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

k) Chi bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ theo quy định hiện hành.

l) Chi khác trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

- Chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông ban đêm.

- Các khoản chi khác phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (nếu có).

2. Nội dung chi đảm bảo trật tự an toàn giao thông của cấp huyện

a) Chi xây dựng kế hoạch và các biện pháp, giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông.

b) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

c) Chi công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các đơn vị, các tổ chức và các đoàn thể trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn.

d) Chi khắc phục sự cố bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.

đ) Chi khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.

e) Chi thăm hỏi gia đình nạn nhân bị chết trong các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng hoặc nạn nhân các vụ tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn.

f) Chi hỗ trợ ban đầu cho cán bộ bị thương, tai nạn hoặc gia đình cán bộ hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

g) Chi hội nghị sơ kết, tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

h) Chi bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ theo quy định hiện hành.

i) Chi khác phục vụ công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (nếu có).

Điều 4. Mức chi

1. Mức chi cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông thực hiện theo định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

2. Một số mức chi quy định như sau:

a) Chi công tác phí, hội nghị, tập huấn thực hiện theo quy định tại Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 23/12/2010 của UBND tỉnh ban hành quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh.

b) Chi khen thưởng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

c) Chi tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở và các quy định cụ thể hóa của UBND tỉnh.

d) Chi bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức.

đ) Chi thăm hỏi gia đình nạn nhân bị chết trong các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng; Chi thăm hỏi gia đình nạn nhân các vụ tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn; Chi hỗ trợ ban đầu cho cán bộ bị thương, tai nạn hoặc gia đình cán bộ hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông: Mức chi cụ thể tùy theo khả năng cân đối của địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

e) Chi bồi dưỡng cho các lực lượng như sau:

- Chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông ban đêm tối đa 100.000 đồng/người/ca. Số lượng, đối tượng tham gia trực tiếp do Thủ trưởng đơn vị phân công, tự chịu trách nhiệm.

Điều 5. Công tác lập dự toán, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm TTATGT

1. Lập dự toán

a) Cấp tỉnh: Sở Giao thông vận tải (cơ quan thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh) chủ trì lập dự toán kinh phí đảm bảo trật tự an toàn giao thông của các đơn vị bao gồm Ban An toàn giao thông tỉnh,Thanh tra giao thông vận tải, trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm báo cáo UBND tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.

b) Cấp huyện: Ban An toàn giao thông cấp huyện lập dự toán kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông gửi Phòng Tài chính- Kế hoạch để thẩm định tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định.

c) Riêng năm 2015: Các đơn vị thuộc tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố lập dự toán kinh phí đảm bảo trật tự an toàn giao thông từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ gửi về Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính để liên ngành thẩm định, tổng hợp trình UBND tỉnh phân bổ kinh phí từ nguồn thu đã giao dự toán đầu năm cho các đơn vị, các huyện thực hiện.

2. Quản lý, cấp phát và thanh toán

Việc quản lý, cấp phát, thanh toán kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

3. Công tác quyết toán

a) Các đơn vị được giao dự toán kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông có trách nhiệm quyết toán theo quy định.

b) Việc xét duyệt và thẩm định báo cáo quyết toán theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp.

c) Hàng năm Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp tình hình thu chi kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, tình hình quản lý và thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, khó khăn vướng mắc gửi Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Quy định này được áp dụng thực hiện từ ngày 01/01/2015. Các cơ quan trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện việc quản lý, sử dụng và thanh toán, quyết toán kinh phí đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo quy định này.

2. Giao cho Ban an toàn giao thông tỉnh chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm kiểm tra định kỳ, đột xuất các đơn vị về tình hình thực hiện nhiệm vụ và kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc cần phản ánh về Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được trích dẫn để áp dụng tại Quyết định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì sẽ được áp dụng theo văn bản mới đó./.