Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND ngày 31/03/2015 Quy định về quản lý điểm truy nhập internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Số hiệu văn bản: 10/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Ngày ban hành: 31-03-2015
- Ngày có hiệu lực: 10-04-2015
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 04-11-2019
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3516 ngày (9 năm 7 tháng 21 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10//2015/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 31 tháng 3 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ ĐIỂM TRUY NHẬP INTERNET CÔNG CỘNG VÀ ĐIỂM CUNG CẤP DỊCH VỤ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
Căn cứ Thông tư số 23/2013/TT-BTTTT ngày 24/12/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 02/TTr-STTTT ngày 03/02/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý điểm truy nhập internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 136/2010/QĐ-UBND ngày 12/11/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ ĐIỂM TRUY NHẬP INTERNET CÔNG CỘNG VÀ ĐIỂM CUNG CẤP DỊCH VỤ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 10/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2015 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định việc quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
2. Đối tượng áp dụng: các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện); các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ tại điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dịch vụ Internet là một loại hình dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ truy nhập Internet và dịch vụ kết nối Internet.
2. Đại lý Internet là tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng Internet thông qua hợp đồng đại lý Internet ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet để hưởng hoa hồng hoặc bán lại dịch vụ truy nhập Internet để hưởng chênh lệch giá.
3. Điểm truy nhập Internet công cộng bao gồm:
a) Địa điểm mà đại lý Internet được quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp dịch vụ;
b) Điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp là địa điểm mà đơn vị thành viên hoặc cá nhân đại diện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp quản lý để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng Internet;
c) Điểm truy nhập Internet công cộng tại khách sạn, nhà hàng, bến tàu, bến xe, quán cà phê và điểm công cộng khác là địa điểm mà tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng Internet.
4. Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng gồm:
a) Điểm truy nhập Internet công cộng có cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử: đại lý Internet; điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet; điểm truy nhập Internet công cộng tại khách sạn, chủ nhà hàng, bến tàu, bến xe, quán cà phê và điểm công cộng khác có hợp đồng đại lý Internet ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.
b) Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thông qua mạng máy tính (LAN, WAN) mà không kết nối với Internet.
5. Người sử dụng Internet là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet hoặc điểm truy nhập Internet công cộng để sử dụng các ứng dụng và dịch vụ trên Internet.
6. Người chơi trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là người chơi) là cá nhân giao kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử hoặc điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng để chơi trò chơi điện tử.
Điều 3. Các hành vi bị cấm
Các hành vi bị cấm quy định tại Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng (sau đây gọi tắt Nghị định 72/2013/NĐ-CP) cụ thể như sau:
1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;
d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;
e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Cản trở trái pháp luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hợp pháp trên Internet của tổ chức, cá nhân.
3. Cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam ".vn", hoạt động hợp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
4. Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên Internet.
5. Tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, vi-rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin, tạo lập công cụ tấn công trên Internet.
Chương II
QUẢN LÝ ĐIỂM TRUY NHẬP INTERNET CÔNG CỘNG
Điều 4. Điều kiện hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng
Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 72/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
1. Đại lý Internet được phép hoạt động khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Đăng ký kinh doanh đại lý Internet;
b) Ký hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet;
c) Trường hợp điểm truy nhập Internet công cộng có cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải tuân thủ quy định tại Điều 8 Quy định này.
2. Chủ điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp không phải đăng ký kinh doanh đại lý Internet và ký hợp đồng đại lý Internet.
3. Chủ điểm truy nhập Internet công cộng tại khách sạn, nhà hàng, bến tàu, bến xe, quán cà phê và các điểm công cộng khác khi cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng trong phạm vi các địa điểm này:
a) Không phải đăng ký kinh doanh đại lý Internet và ký hợp đồng đại lý Internet nếu không thu cước;
b) Phải đăng ký kinh doanh đại lý Internet và ký hợp đồng đại lý Internet nếu có thu cước.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của chủ điểm truy nhập Internet công cộng
Thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 72/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
1. Đại lý Internet có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm được quyền sử dụng để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng dịch vụ tại địa điểm đó;
b) Treo biển “Đại lý Internet” kèm theo số đăng ký kinh doanh đại lý Internet;
c) Niêm yết công khai nội quy sử dụng dịch vụ Internet ở nơi mọi người dễ nhận biết;
d) Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng đại lý Internet;
đ) Trường hợp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thực hiện quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 9 Quy định này;
e) Không được tổ chức hoặc cho phép người sử dụng Internet sử dụng các tính năng của máy tính tại địa điểm kinh doanh của mình để thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 3 Quy định này;
g) Được yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý Internet hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ truy nhập Internet và chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp Internet đó;
h) Tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về Internet do cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet trên địa bàn tổ chức;
i) Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.
k) Chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Chủ điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Treo biển “Điểm truy nhập Internet công cộng” kèm tên doanh nghiệp và số giấy phép cung cấp dịch vụ Internet của doanh nghiệp;
b) Quyền và nghĩa vụ quy định tại Điểm a, c, đ, e, h, i , k Khoản 1 Điều này.
3. Chủ điểm truy nhập Internet công cộng tại khách sạn, nhà hàng, bến tàu, bến xe, quán cà phê và các điểm công cộng khác khi cung cấp dịch vụ truy nhập Internet có thu cước, có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ giờ mở, đóng cửa của địa điểm;
b) Quyền và nghĩa vụ quy định tại Điểm a, c, d, e, g, h, i, k Khoản 1 Điều này.
4. Chủ điểm truy nhập Internet công cộng tại khách sạn, nhà hàng, bến tàu, bến xe, quán cà phê và các điểm công cộng khác khi cung cấp dịch vụ truy nhập Internet không thu cước, có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ giờ mở, đóng cửa của địa điểm;
b) Quyền và nghĩa vụ quy định tại Điểm a, c, e, h, i Khoản 1 Điều này.
5. Ngoài quy định tại tại khoản 1, 2 Điều này các Đại lý Internet, điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp chỉ được hoạt động từ 6 giờ sáng đến 23 giờ cùng ngày; chủ điểm Internet công cộng phải niêm yết nội quy sử dụng dịch vụ Internet theo Mẫu số 01/NQ phần phụ lục.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.
Ngoài quy định tại Điều 7 Nghị định 72/2013/NĐ-CP doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet còn có quyền và nghĩa vụ sau:
1. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn các quy định của pháp luật về Internet và các giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các đại lý Internet.
2. Ký hợp đồng đại lý Internet với tổ chức, cá nhân đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp theo mẫu thống nhất do doanh nghiệp ban hành.
3. Thu hồi hợp đồng đại lý đối với các đại lý không còn kinh doanh hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
4. Định kỳ 06 tháng tổ chức kiểm tra việc thực hiện hợp đồng của chủ đại lý Internet, việc kiểm tra phải được lập biên bản.
5. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 15/6), năm (trước ngày 10/12) báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông danh sách đại lý mới được ký kết hợp đồng, danh sách đại lý đã chấm dứt hợp đồng, danh sách đại lý có đến thời điểm báo cáo. Danh sách phải có các nội dung sau:
a. Họ tên chủ đại lý.
b. Địa chỉ hoạt động đại lý.
c. Ngày ký hợp đồng đại lý.
d. Số, ký hiệu hợp đồng đại lý.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet
Thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 72/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Ngoài việc tuân thủ các quyền và nghĩa vụ quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật viễn thông, người sử dụng Internet còn có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được sử dụng các dịch vụ trên Internet trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.
2. Tuân thủ thời gian hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng.
3. Không được kinh doanh lại các dịch vụ Internet dưới bất kỳ hình thức nào.
4. Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và các quy định khác có liên quan tại Nghị định này.
Chương III
QUẢN LÝ ĐIỂM CUNG CẤP DỊCH VỤ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÔNG CỘNG
Điều 8. Điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng:
Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 72/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
1. Có đăng ký kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
2. Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cách cổng chính hoặc cổng phụ trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên từ 200m trở lên;
3. Có biển hiệu “Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng” bao gồm tên điểm, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số đăng ký kinh doanh. Ngoài ra một số trường hợp phải thêm thông tin theo quy định điểm a, b khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2013/TT-BTTTT;
4. Tổng diện tích các phòng máy của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tối thiểu 50 m2 tại các khu vực đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, loại II, loại III; tối thiểu 40 m2 tại các đô thị loại IV, loại V; tối thiểu 30 m2 tại các khu vực khác;
5. Đảm bảo đủ ánh sáng, độ chiếu sáng đồng đều trong phòng máy;
6. Có trang bị và nội quy phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
7. Nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng theo quy định.
Tổng diện tích các phòng máy của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh tối thiểu như sau: địa bàn thành phố Bắc Ninh là 50m2, địa bàn thị xã Từ Sơn và các thị trấn là 40 m2, các khu vực khác 30 m2;
Điều 9: Quyền và nghĩa vụ của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng:
Quyền và nghĩa vụ của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng quy định tại Điều 36 Nghị định 72/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
1. Được thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử tại địa điểm ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đã được cấp;
2. Được cung cấp dịch vụ truy nhập Internet sau khi đã ký hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet;
3. Có bảng niêm yết công khai nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử ở nơi mọi người dễ nhận biết theo Mẫu số 02/NQ phần phụ lục;
4. Có bảng niêm yết danh sách cập nhật các trò chơi G1 đã được phê duyệt nội dung, kịch bản tại điểm cung cấp dịch vụ kèm theo phân loại trò chơi theo độ tuổi (thông tin được cập nhật từ trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông: www.mic.gov.vn);
5. Không được tổ chức hoặc cho phép người sử dụng Internet sử dụng các tính năng của máy tính tại địa điểm kinh doanh của mình để thực hiện các hành vi bị cấm quy định tại Điều 3 Quy định này;
6. Được yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý Internet hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ truy nhập Internet và chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp đó;
7. Tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về Internet, trò chơi điện tử do các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp tổ chức trên địa bàn;
8. Không được hoạt động từ 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng hôm sau;
9. Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin;
10. Chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử quy định tại Điều 34 Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của người chơi.
Thực hiện theo quy định tại Điều 37 Nghị định 72/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
1. Được chơi các trò chơi điện tử trừ các trò chơi điện tử bị cấm theo quy định của pháp luật;
2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 7 Quy định này.
3. Lựa chọn trò chơi điện tử phù hợp với độ tuổi của mình;
4. Không được lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
5. Thực hiện việc đăng ký thông tin cá nhân theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông;
6. Chấp hành quy định về quản lý giờ chơi, quy định về thời gian hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
7. Được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bảo đảm quyền lợi theo quy tắc của trò chơi điện tử và quy tắc giải quyết khiếu nại, tranh chấp được công bố trên trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
Điều 12. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử cộng cộng quy định tại Điều 7 Thông tư 23/2013/TT-BTTTT cụ thể như sau:
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có thời hạn 03 (ba) năm.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng bao gồm các thông tin cơ bản sau:
a) Tên và địa chỉ cụ thể của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng bao gồm: số nhà, thôn/phố, xã/phường/thị trấn, huyện/thị xã/thành phố, tỉnh;
b) Số đăng ký kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
c) Họ và tên, số chứng minh nhân dân, số điện thoại liên hệ, địa chỉ thư điện tử của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đối với chủ điểm là cá nhân; Họ và tên, số chứng minh nhân dân, số điện thoại liên hệ, địa chỉ thư điện tử của người quản lý trực tiếp điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đối với chủ điểm là tổ chức, doanh nghiệp;
d) Thời hạn có hiệu lực của giấy chứng nhận;
đ) Tổng diện tích các phòng máy;
e) Quyền và nghĩa vụ của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
3. Mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng quy định tại Mẫu số 01a/GCN và Mẫu số 01b/GCN kèm theo Thông tư 23/2013/TT-BTTTT.
Điều 13. Thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng:
Thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng quy định tại Điều 8, 9, 10, 11 Thông tư 23/2013/TT-BTTTT.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH VÀ ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
Điều 14. Sở Thông tin và Truyền thông
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tổ chức triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet tại các điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời, kiên quyết các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm quy định về điểm truy nhập Internet công cộng, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng theo quy định của pháp luật.
3. Công khai danh sách các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng được cấp và bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn.
4. Cập nhật danh sách các trò chơi G1 đã được phê duyệt nội dung, kịch bản và danh sách các trò chơi G1 đã bị thu hồi quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trên trang thông tin điện tử của Sở Thông tin và Truyền thông.
5. Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện trong việc quản lý, thanh tra, kiểm tra, thống kê, báo cáo tình hình hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn.
6. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này, khi có phát sinh vướng mắc, báo cáo đề xuất UBND tỉnh những biện pháp quản lý phù hợp với tình hình phát triển đại lý Internet trên địa bàn tỉnh; Thực hiện báo cáo định kỳ Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.
Điều 15. Công an tỉnh
1. Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an xử lý thông tin nghiệp vụ về Internet trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ, để đảm bảo an toàn mạng lưới và an ninh thông tin trong hoạt động Internet theo quy định của pháp luật.
2. Hỗ trợ và phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý trong hoạt động Internet, kịp thời thanh tra, kiểm tra phát hiện các hành vi vi phạm trong hoạt động Internet tại các điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp trò chơi điện tử công cộng để xử lý theo thẩm quyền.
3. Chỉ đạo công an cấp huyện tăng cường đảm bảo an ninh trật tự và phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý trong hoạt động tại các điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp trò chơi điện tử công cộng tại địa phương.
Điều 16. Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác quản lý điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 17. UBND cấp huyện
1. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử cộng cộng tại địa phương theo thẩm quyền.
2. Hỗ trợ và phối hợp với cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về hoạt động điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử tại địa phương.
3. Chịu trách nhiệm cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng theo thủ tục được quy định tại Thông tư số 23/2013/TT-BTTTT ngày 24/12/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Công khai danh sách các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng được cấp và bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn trên trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện.
5. Thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm (trước ngày 10/12) về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông (theo Mẫu số 03/BC phần Phụ lục).
6. Chỉ đạo phòng Văn hóa và Thông tin, UBND cấp xã nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tăng cường công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet, trò chơi điện tử; kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các đại lý Internet cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên địa bàn, đặc biệt là việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý người chơi, giờ chơi.
7. Chỉ đạo các phòng, ban có liên quan hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của Nhà nước về đăng ký kinh doanh trong hoạt động đại lý Internet và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
8. Chỉ đạo Đài Phát thanh cấp huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh và sử dụng dịch vụ Internet, dịch vụ trò chơi điện tử.
9. Chỉ đạo UBND cấp xã:
a) Tuyên truyền sâu rộng quy định này cho nhân dân trên địa bàn.
b) Thường xuyên kiểm tra các điểm kinh doanh dịch vụ Internet, trò chơi điện tử trên địa bàn việc chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 18. Trách nhiệm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, trò chơi điện tử.
1. Triển khai trong toàn hệ thống, kênh phân phối của doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy định tại Luật viễn thông, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP Thông tư số 23/2013/TT-BTTTT các nội dung tại quy định này và các quy định khác có liên quan.
2. Chủ động, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về quản lý Internet và trò chơi điện tử.
3. Thông báo đến các điểm truy cập Internet công cộng (có cung cấp trò chơi điện tử) của doanh nghiệp danh sách trò chơi G1 đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt nội dung, kịch bản và danh sách các trò chơi G1 đã bị thu hồi quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản.
4. Báo cáo định kỳ hàng năm, đột xuất tình hình hoạt động của các chủ điểm truy nhập Internet công cộng và chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử cộng cộng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
Chương V
THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 19. Thanh tra, kiểm tra
Chủ điểm truy nhập Internet công cộng và chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng và tổ chức, cá nhân khác liên quan trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và của Đoàn kiểm tra liên ngành.
Điều 20. Xử lý vi phạm
Các hành vi vi phạm trong việc cung cấp, sử dụng dịch vụ truy nhập Internet và trò chơi điện tử công cộng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Điều khoản thi hành
1. Ban hành kèm theo Quy định này là Phụ lục: nội quy sử dụng dịch vụ internet, nội quy điểm cung cấp trò chơi điện tử công cộng và biểu mẫu báo cáo.
2. Các chủ điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh chấp hành Quy định này.
3. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo dõi hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Quy định này.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh kịp thời phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để nghiên cứu, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.
PHỤ LỤC
Mẫu số 01/NQ
NỘI QUY SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET
(Theo quy định tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng)
I. Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;
d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;
e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Cản trở trái pháp luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hợp pháp trên Internet của tổ chức, cá nhân.
3. Cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam ".vn", hoạt động hợp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
4. Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên Internet.
5. Tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, vi-rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin, tạo lập công cụ tấn công trên Internet.
II. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet
Ngoài việc tuân thủ các quyền và nghĩa vụ quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật viễn thông, người sử dụng Internet còn có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được sử dụng các dịch vụ trên Internet trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.
2. Tuân thủ thời gian hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng.
3. Không được kinh doanh lại các dịch vụ Internet dưới bất kỳ hình thức nào.
4. Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và các quy định khác có liên quan .
Mẫu số 02/NQ
NỘI QUY ĐIỂM CUNG CẤP TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÔNG CỘNG
(Theo quy định tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng)
I. Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;
d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;
e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Cản trở trái pháp luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hợp pháp trên Internet của tổ chức, cá nhân.
3. Cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam ".vn", hoạt động hợp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
4. Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên Internet.
5. Tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, vi-rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin, tạo lập công cụ tấn công trên Internet.
II. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet
Ngoài việc tuân thủ các quyền và nghĩa vụ quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật viễn thông, người sử dụng Internet còn có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được sử dụng các dịch vụ trên Internet trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.
2. Tuân thủ thời gian hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng.
3. Không được kinh doanh lại các dịch vụ Internet dưới bất kỳ hình thức nào.
4. Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và các quy định khác có liên quan tại Nghị định này.
III. Quyền và nghĩa vụ của người chơi
Người chơi có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được chơi các trò chơi điện tử trừ các trò chơi điện tử bị cấm theo quy định của pháp luật;
2. Lựa chọn trò chơi điện tử phù hợp với độ tuổi của mình;
3. Không được lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
4. Thực hiện việc đăng ký thông tin cá nhân theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông;
5. Chấp hành quy định về quản lý giờ chơi, quy định về thời gian hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
6. Được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bảo đảm quyền lợi theo quy tắc của trò chơi điện tử và quy tắc giải quyết khiếu nại, tranh chấp được công bố trên trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
Mẫu 03/BC
ỦY BAN NHÂN DÂN ………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-UBND | …….., ngày ….. tháng ….. năm 20….. |
BÁO CÁO
Tình hình hoạt động của các điểm truy nhập Internet công cộng
và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (năm 20…..)
Kính gửi: Sở Thông tin và Truyền thông.
UBND ………….. báo cáo công tác quản lý và tình hình hoạt động của các điểm truy nhập Internet công cộng và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn từ 01/12/ … đến hết ngày 30/11/…như sau:
1. Công tác quản lý nhà nước
a) Các hoạt động chính (phổ biến pháp luật, cấp và thu hồi giấy phép, thanh kiểm tra, các hoạt động khác)
b) Số lượng các giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cấp mới, thu hồi
2. Tình hình hoạt động và tuân thủ pháp luật của các điểm truy nhập Internet công cộng không cung cấp trò chơi điện tử và điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
3. Số lượng các điểm truy nhập Internet công cộng không cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử tính đến ngày 30/11/20…
4. Số lượng các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tính đến ngày 30/11/20…
5. Khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH |