Hướng dẫn số 3827/HD-BLĐTBXH-TBLS ngày 04/11/2002 Về hoàn thành xác nhận một số đối tượng người có công với cách mạng trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu văn bản: 3827/HD-BLĐTBXH-TBLS
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Cơ quan ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Ngày ban hành: 04-11-2002
- Ngày có hiệu lực: 04-11-2002
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 8055 ngày (22 năm 0 tháng 25 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3827/HD-BLĐTBXH-TBLS | Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2002 |
HƯỚNG DẪN
VỀ VIỆC HOÀN THÀNH XÁC NHẬN MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG VÀ KHÁNG CHIẾN
Thi hành ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 150/CP-VX ngày 7 tháng 3 năm 2001, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 09/2001/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 5 năm 2001 (gọi tắt là Thông tư 09) hướng dẫn việc hoàn thành công tác xác nhận người có công với cách mạng trong 3 thời kỳ. Trong đó, khâu quyết định quan trọng nhất là phát hiện, kê khai, xác minh, kết luận, phân loại lập danh sách từ thôn ấp, xã phường, cơ quan, đơn vị đối với những người đủ điều kiện tiêu chuẩn mà chưa được xem xét xác nhận là Người hoạt động cách mạng "tiền khởi nghĩa"; thương binh, người hưởng chính xác như thương binh; liệt sỹ; người bị địch bắt tù, đày.
Danh sách trên đã được lưu, theo dõi tại cấp xã và cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời danh sách này được chuyển đến các Cấp uỷ Đảng, cơ quan quân sự, Công an, đoàn thanh niên, các Bộ, Ngành... (gọi chung là các cơ quan) xem xét làm thủ tục xác nhận theo thẩm quyền.
Theo báo cáo của các địa phương tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2001 thời điểm quy định kết thúc việc lập danh sách đề nghị xác nhận người có công, cả nước còn 92.607 người cần được xem xét xác nhận, trong đó: 15.770 người bị thương nguyên là quân nhân, Công an; 22.072 người bị thương ngoài Quân đội, Công an; 19.627 người hy sinh đề nghị xem xét liệt sỹ; 5.627 người đề nghị xác nhận hoạt động cách mạng "tiền khởi nghĩa"; 28.996 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày. Các cơ quan, địa phương theo thẩm quyền đã khẩn trương triển khai thực hiện việc xác minh, kết luận, xác nhận được số lượng lớn theo danh sách nói trên, được đông đảo quần chung đồng tình, đối tượng chính sách tin tưởng.
Tuy nhiên, còn không ít trường hợp đã được lập danh sách, nhưng không được các cơ quan, địa phương xem xét xác minh, kết luận. Trong khi đó nhiều người không kê khai, không đề nghị, không được ban chỉ đạo (hội đồng xác nhận) lập danh sách từ cơ sở theo quy định (trừ một số hồ sơ đã lập trước quy định tại Thông tư 09) lại được làm hồ sơ xác nhận là người có công; hiện tượng man khai, chứng nhận sai sự thật, hối lộ, "cò mồi" xảy ra ở một số nơi đã gây nên những bất bình trong dư luận xã hội, tác động xấu đến một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước; đặc biệt là việc lập hồ sơ xác nhận người bị thương là thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến, đã xuất hiện làm giả thanh niên xung phong nhận "kỷ niệm chương - TNXP" để hưởng chế độ, công tác quản lý, giới thiệu giám định thương tật còn nhiều sai, sót. Ngày 15/10/2002, Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã ra Thông báo số 445-TB/TƯĐTN tạm dừng việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị tặng "kỷ niệm chương - Thanh niên xung phong" trong cả nước.
Để thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về công tác xác nhận đối với người có công, khắc phục những tồn tại nói trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lưu ý một số vấn đề sau đây:
1/ Từ năm đến trước ngày 31 tháng 12 năm 2002, các cơ quan có thẩm quyền chỉ tiếp nhận, xem xét xác nhận, cấp giấy chứng nhận, giám định thương tật và làm thủ tục giải quyết quyền lợi đối với các đối tượng có trong danh sách đã được lập và quản lý theo quy định tại Thông tư số 09/2001/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 5 năm 2001 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Riêng đối với người bị thương, thuộc lực lượng thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến, các huyện đoàn, quận đoàn sau khi tiếp nhận, kiểm tra danh sách do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp chuyển đến thì làm thủ tục báo cáo Tỉnh đoàn, Thành đoàn để có căn cứ tiếp nhận hồ sơ xét cấp giấy chứng nhận bị thương và giới thiệu giám định thương tật theo thẩm quyền hoặc để lập danh sách chuyển Bộ Giao thông vận tải giải quyết đối với thanh niên xung phong bị thương trong khi phục vụ công tác bảo đảm giao thông. Theo đó, Bộ Giao thông vận tải chỉ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận bị thương và giới thiệu giám định thương tật đối với thanh niên xung phong có xác nhận của Tỉnh đoàn, Thành đoàn.
Không tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận là người có công không có trong danh sách theo quy định trên đây.
2/ Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
a/ Căn cứ danh sách đối tượng được đề nghị xác nhận người có công, tổ chức rà soát, đối chiếu với hồ sơ đã tiếp nhận và giải quyết quyền lợi, sau đó thông báo đến cấp xã biết kết quả những trường hợp đã được xác nhận (kể cả những trường hợp tiếp tục được xác nhận sau này theo danh sách); đồng thời có công văn kèm theo danh sách những trường hợp còn lại, đề nghị các cơ quan tiếp tục xem xét theo thẩm quyền. Trong trường hợp không đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì cơ quan thông báo lại cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b/ Kiểm tra lại các trường hợp đã được xác nhận và có ý kiến xử lý những sai phạm theo quy định tại điểm 10, phần III Thông tư số 09. Lưu ý đối với những trường hợp kê khai, lập hồ sơ sau ngày 31/8/2001 (ngày hoàn thành lập danh sách ở cấp xã) nhưng không có trong danh sách quản lý của Sở.
c/ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, nhất là Ban Tổ chức đảng, cơ quan quân sự, Tỉnh đoàn, Thành đoàn, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, rút kinh nghiệm, khắc phục những sai sót và thống nhất kế hoạch, biện pháp đẩy nhanh tiến độ xác nhận, phấn đấu hoàn thành cơ bản công việc này vào tháng 12 năm 2002.
d/ Trước ngày 31 tháng 12 năm 2002 các Sở báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả việc thực hiện công tác xác nhận người có công trong 3 thời kỳ theo danh sách, số lượng đã lập trước tháng 12 năm 2001 (mẫu kèm theo) và bản tổng hợp mẫu số 06 Thông tư 09 theo danh sách của các cơ quan nói ở điểm 4 dưới đây để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
3/ Người đề nghị xác nhận là người có công theo Thông tư 09 đã có trong danh sách ở cấp xã thì trong đơn (bản khai) phải được Uỷ ban nhân dân xã xác nhận.
4/ Các cơ quan, Uỷ ban nhân dân xã tiếp tục xem xét lập biên bản lập danh sách đối với những trường hợp còn tồn sót có lý do chính đáng đề nghị xác nhận người có công hiện đang công tác, cư trú tại cơ quan, địa phương và thực hiện theo trình tự quy định tại Thông tư số 09/2001/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 5 năm 2001 (kể cả những hồ sơ đã được các cơ quan chức năng tiếp nhận mà không có trong danh sách lập trước tháng 12/2001); danh sách gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 25 tháng 12 năm 2002./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
BẢN TỔNG HỢP XÁC NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT TỒN ĐỌNG SAU CHIẾN TRANH
Quy định tại Hướng dẫn số 3827/HD-BLĐTBXH-TBLS
ngày 04/11/2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Số TT | Quận huyện thị xã | SỐ LƯỢNG ĐỐI TƯỢNG | Tổng số lượng tồn đọng | Tổng số lượng đã giải quyết | Ghi chú | |||||||||||||||
THƯƠNG BINH | NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH | LIỆT SỸ | TIỀN KHỞI NGHĨA | TÙ, ĐÀY | ||||||||||||||||
QĐ | CA | TNXP | CBCNVC | Khác | ||||||||||||||||
Số tồn đọng | Số đã giải quyết | Số tồn đọng | Số đã giải quyết | Số tồn đọng | Số đã giải quyết | Số tồn đọng | Số đã giải quyết | Số tồn đọng | Số đã giải quyết | Số tồn đọng | Số đã giải quyết | Số tồn đọng | Số đã giải quyết | Số tồn đọng | Số đã giải quyết | |||||
1
| 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 |
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..........., ngày....... tháng....... năm 2002
PHÒNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG BINH LIỆT SỸ SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH
VÀ NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI