cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 04/02/2015 Về Quy chế Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 199/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Trị
  • Ngày ban hành: 04-02-2015
  • Ngày có hiệu lực: 04-02-2015
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 17-01-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1443 ngày (3 năm 11 tháng 18 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 17-01-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 17-01-2019, Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 04/02/2015 Về Quy chế Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 17/01/2019 Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị năm 2018”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 199/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 04 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG TRỊ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;

Căn cứ Quyết định số 25/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa nghệ thuật;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các Ban ngành, Đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chính

 

QUY CHẾ

GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2015 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tên gọi của giải thưởng

Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị.

Điều 2. Mục đích, ý nghĩa

Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tặng cho các tác giả có tác phẩm văn học nghệ thuật đạt giá trị cao về nội dung tư tưởng và nghệ thuật. Giải thưởng nhằm khẳng định những thành quả lao động sáng tạo của các tác giả sáng tác văn học nghệ thuật ở Quảng Trị hàng năm; động viên các tác giả không ngừng say mê sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và trong cả nước.

Điều 3. Thời gian xét giải

Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Quảng Trị được xét, công nhận hàng năm.

Thời hạn được xét từ 30/9 năm trước đến 30/9 năm xét giải.

Chương II

ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN, CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

Điều 4. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này áp dụng đối với tác giả là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị.

2. Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Quảng Trị để xét tặng hàng năm cho các tác giả có tác phẩm thuộc các chuyên ngành: Văn học (gồm: Văn xuôi, Thơ, Lý luận phê bình); Sân khấu; Âm nhạc; Mỹ thuật; Nhiếp ảnh; Kiến trúc; Văn nghệ dân gian; Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số.

Điều 5. Tiêu chuẩn xét giải thưởng

1. Về nội dung tư tưởng: Tác phẩm văn học nghệ thuật phải mang tính chân thực, tính dân tộc, tính nhân văn, tính giáo dục sâu sắc; phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tác phẩm phải mang lại các giá trị nhân văn đích thực, dân chủ, có tác dụng thiết thực với xã hội, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, có đời sống tinh thần trong sáng, lành mạnh.

2. Về nghệ thuật: Tác phẩm phải có giá trị thẩm mỹ, có tính sáng tạo, sinh động, hấp dẫn, mang lại cảm xúc cho công chúng; có tính hiện đại và bản sắc dân tộc; có hình thức phù hợp với nội dung.

3. Tác động xã hội: Là tác phẩm khẳng định sức sống trong lòng công chúng, được công chúng thưởng thức mến mộ và đọng lại những giá trị về tư tưởng, thẩm mỹ và tính nhân văn trong lòng công chúng.

Điều 6. Điều kiện xét giải

1. Là các tác phẩm văn học nghệ thuật đã được công bố gồm: in thành sách, tham gia triển lãm, biểu diễn phục vụ công chúng, truyền phát trên các kênh thông tin đại chúng, đã xây dựng thành công trình hoặc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mỗi tác giả được gửi tác phẩm dự giải ở nhiều chuyên ngành.

2. Những tác phẩm đã được các Bộ, ngành, các Hội chuyên ngành Trung ương hoặc các tỉnh, thành phố trao giải thưởng thì không được tham gia xét trao giải thưởng.

Điều 7. Các thể loại và đơn vị tác phẩm

1. Các thể loại:

a) Văn học:

- Văn xuôi: truyện ngắn, ký, tiểu thuyết, nghiên cứu lý luận phê bình;

- Thơ: thơ, trường ca.

b) Mỹ thuật.

c) Nhiếp ảnh.

d) Kiến trúc: Kiến trúc công trình (nhà cửa, tượng đài - biểu tượng, nội thất, ngoại thất, tiểu cảnh); kiến trúc quy hoạch (đô thị hoặc khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu du lịch, công viên, vườn hoa).

e) Sân khấu.

f) Âm nhạc.

g) Văn nghệ dân gian.

h) Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số.

2. Đơn vị tác phẩm, gồm:

a) Đối với Văn học:

Văn xuôi, thơ, nghiên cứu lý luận phê bình, dịch thuật đều phải là một tập, hoặc một bộ đã được xuất bản (tập thơ, tập truyện, tập hoặc bộ tiểu thuyết, ký, tập nghiên cứu lý luận - phê bình, dịch thuật). Không xét các bản in rời trên các chuyên san, báo, tạp chí.

b) Đối với các loại hình nghệ thuật khác:

Sân khấu: Là kịch bản hoàn chỉnh đóng thành tập hoặc đã được xuất bản. Các thể loại: ảo thuật, biên đạo múa được dàn dựng công diễn (kèm theo đĩa được dàn dựng công diễn). Nếu là vở diễn đã được dàn dựng công diễn thì được xem là công trình sân khấu tập thể có giá trị cao hơn kịch bản sân khấu.

Âm nhạc: Là ca khúc hoặc một bản hợp xướng, nhạc không lời đã được công bố (kèm theo đĩa ghi âm tác phẩm đó). Tập sách lý luận phê bình, nghiên cứu về âm nhạc đã được xuất bản.

Mỹ thuật: Là bức tranh, phù điêu, tượng tròn, đồ hoạ, mỹ thuật ứng dụng: gửi 01 tác phẩm đã được công bố, triển lãm qua ảnh chụp tác phẩm (cỡ 20 x 30 cm). Tập sách tranh hoặc sách nghiên cứu về mỹ thuật đã được xuất bản.

Nhiếp ảnh: Là ảnh màu hoặc ảnh đen trắng, kích thước 30 x 45 cm; không ép plastic; gửi 01 tác phẩm đã được công bố, triển lãm. Sách ảnh hoặc sách nghiên cứu về nhiếp ảnh đã được xuất bản.

Kiến trúc: Là đồ án thiết kế cho 01 công trình kiến trúc, hoặc đồ án quy hoạch tổng thể. Nộp bản thiết kế chính công trình; ảnh chụp đặc trưng nội, ngoại thất đã thực hiện, đưa vào sử dụng có hiệu quả (cỡ 30 x 45 cm).

Văn nghệ dân gian: Là sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu, lý luận, phê bình văn nghệ dân gian phải là một tập, hoặc một bộ đã được công bố, xuất bản thành sách.

Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số: là nghiên cứu, lý luận, phê bình văn nghệ dân tộc thiểu số; văn xuôi, thơ, dịch thuật đều phải là một tập, hoặc một bộ đã được công bố, xuất bản thành sách.

Điều 8. Cơ cấu giải và mức thưởng

1. Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị được trao cho các tác phẩm đạt giải A, B, C của từng thể loại.

a) Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị có tối đa 09 giải A, 09 giải B, 09 giải C. Mỗi kỳ xét giải thưởng không nhất thiết phải có đủ số lượng giải như quy định.

b) Mỗi chuyên ngành được xét tối đa là 03 giải, gồm 01 giải A, 01 giải B, 01 giải C. Đối với chuyên ngành Văn học, cơ cấu là 02 giải A, 02 giải B, 02 giải C.

Trường hợp các chuyên ngành không có hoặc không đủ đề xuất ở giải thứ hạng cao thì cũng không được tăng số lượng giải ở thứ hạng kế tiếp với số lượng giải tương ứng đã giảm đi.

2. UBND tỉnh ra quyết định và cấp “Bằng chứng nhận” Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị cho các tác giả và nhóm tác giả đạt giải kèm theo mức tiền thưởng:

a) Giải A: 04 lần mức lương cơ bản tại thời điểm trao thưởng.

b) Giải B: 03 lần mức lương cơ bản tại thời điểm trao thưởng

c) Giải C: 02 lần mức lương cơ bản tại thời điểm trao thưởng.

Chương III

QUY TRÌNH XÉT VÀ KINH PHÍ GIẢI THƯỞNG

Điều 9. Hồ sơ giải thưởng

1. Hồ sơ của tác giả đề nghị xét tặng giải thưởng

Tác giả có tác phẩm đề nghị xét tặng giải thưởng phải gửi hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng đến Hội đồng Nghệ thuật cấp cơ sở của các chuyên ngành, chậm nhất là ngày 1/10 của năm xét.

Hồ sơ phải ghi rõ: tên tác phẩm, họ và tên tác giả, bút danh, địa chỉ và nơi công bố, triển lãm, đồng thời phải gửi kèm những căn cứ đã công bố (theo Mẫu 1a của Quy chế này).

2. Thành phần hồ sơ của Hội đồng Nghệ thuật cấp cơ sở các chuyên ngành

Số lượng hồ sơ Hội đồng Nghệ thuật cấp cơ sở gửi Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh: 02 bộ, gồm:

a) Tờ trình đề nghị xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị (theo Mẫu 2a của Quy chế này).

b) Danh sách đề nghị xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị (theo Mẫu 3a của Quy chế này).

c) Biên bản họp Hội đồng Nghệ thuật cấp cơ sở các chuyên ngành (theo Mẫu 4a của Quy chế này).

d) Phiếu bầu (theo Mẫu 5a của Quy chế này).

Điều 10. Quy trình xét giải

1. Các lĩnh vực chuyên ngành văn học nghệ thuật lập biên bản xét giải thưởng, có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng Nghệ thuật cấp cơ sở, chữ ký của Ban Chấp hành các Phân hội, Hội chuyên ngành, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh (kèm theo các điều kiện quy định tại Điều 7).

2. Thời gian Hội đồng Nghệ thuật cấp cơ sở chuyên ngành gửi hồ sơ xét giải về Văn phòng Hội

Hội đồng Nghệ thuật cấp cơ sở chuyên ngành gửi hồ sơ xét giải về Văn phòng Hội chậm nhất là ngày 12/10 hàng năm.

3. Hội đồng Nghệ thuật cấp cơ sở của các chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức vòng sơ khảo bằng hình thức bỏ phiếu đồng ý hay không đồng ý theo quy chế xét giải, chọn ra những tác phẩm đủ điều kiện và tiêu chuẩn, lập hồ sơ trình Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh thẩm định.

4. Sau khi có kết quả của các Hội đồng Nghệ thuật cấp cơ sở, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh thẩm định.

5. Hội đồng Nghệ thuật làm việc theo nguyên tắc dân chủ, tập thể, công khai, khách quan và bỏ phiếu kín. Tác phẩm được đề nghị xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật hàng năm phải đạt ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng Nghệ thuật cấp cơ sở của các chuyên ngành tán thành.

Tác giả có tác phẩm đang là đối tượng đề nghị xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị thì không tham gia các cấp Hội đồng.

6. Ban Thường vụ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và đại diện Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh xem xét kết quả xét thưởng do Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội thẩm định, trình UBND tỉnh tặng Bằng chứng nhận và tiền thưởng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị.

Điều 11. Hội đồng Nghệ thuật cấp cơ sở, Hội đồng Nghệ thuật Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh

1. Hội đồng Nghệ thuật cấp cơ sở chuyên ngành

a) Hội đồng Nghệ thuật cấp cơ sở chuyên ngành do các Phân hội, Hội chuyên ngành thành lập. Thành phần tham gia là các Ủy viên Ban Chấp hành Phân hội, Hội chuyên ngành do Đại hội các Phân hội, Hội chuyên ngành bầu ra. Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật cấp cơ sở chuyên ngành do Ban Chấp hành các Phân hội, Hội chuyên ngành bầu ra, Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh ra Quyết định công nhận theo Điều lệ (sửa đổi) Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị ban hành kèm theo Quyết định số 1555/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh.

Trong trường hợp cần thiết, các Phân hội, Hội chuyên ngành mời thêm các văn nghệ sĩ có uy tín và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao trong và ngoài tỉnh tham gia thành viên Hội đồng Nghệ thuật cấp cơ sở chuyên ngành. Khuyến khích mời các thành viên Hội đồng Nghệ thuật ở các Hội chuyên ngành cấp khu vực và Trung ương tham gia xét giải nhằm tạo sự công bằng trong việc chấm giải thưởng.

b) Cơ cấu số lượng Hội đồng Nghệ thuật mỗi chuyên ngành từ 03 đến 05 thành viên.

c) Hội đồng Nghệ thuật cấp cơ sở chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức xét giải vòng sơ khảo bằng cách tổ chức thực hiện việc đánh giá phản biện từng tác phẩm trước khi bỏ phiếu chấm giải. Những tác phẩm đoạt giải đủ điều kiện và tiêu chuẩn, lập hồ sơ trình Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh thẩm định, kiểm tra.

2. Hội đồng Nghệ thuật Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh

a) Hội đồng Nghệ thuật Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh gồm Chủ tịch là Ủy viên Ban Thường vụ Hội; Ủy viên Thư ký do Ban Chấp hành Hội bầu ra và các Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật cấp cơ sở chuyên ngành do Ban Chấp hành các Phân hội, Hội chuyên ngành bầu ra và cử tham gia. Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh do Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh bầu ra, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ (sửa đổi) Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị ban hành kèm theo Quyết định số 1555/QĐ-UBND ngày 31/7/2014 của UBND tỉnh.

Ban Thường vụ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh ra Quyết định công nhận Hội đồng Nghệ thuật của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh.

b) Cơ cấu số lượng Hội đồng Nghệ thuật Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh gồm 09 thành viên.

c) Hội đồng Nghệ thuật của Hội đặt dưới sự chỉ đạo Ban Thường vụ Hội. Các hoạt động của Hội đồng Nghệ thuật Hội tuyệt đối tuân theo chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và Điều lệ Hội.

Điều 12. Nguồn tài chính cho giải thưởng

Nguồn tài chính của Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị (kinh phí giải thưởng) được bảo đảm từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và các ngành liên quan

1. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh hướng dẫn cụ thể về quy cách, số lượng, chất liệu cho từng thể loại tác phẩm tham dự giải thưởng.

2. Phát động các tập thể, cá nhân tham dự giải theo quy định.

Điều 14. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng Nghệ thuật, các tác giả

1. Thành viên Hội đồng Nghệ thuật các cấp chịu trách nhiệm về tính chính xác trong việc xét Giải Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị hàng năm.

2. Tác giả đề nghị xét Giải Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị hàng năm chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực trong việc kê khai, đăng ký tác phẩm; chịu trách nhiệm về bản quyền tác giả.

Điều 15. Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Tổ chức cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo về kết quả xét tặng giải thưởng và việc vi phạm quy trình, trình tự, thủ tục xét giải. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh là cơ quan thường trực có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo, đồng thời báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo lên UBND tỉnh. Thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.

Điều 16. Điều khoản thi hành

Trong quá trình thực hiện Quy chế này nếu có vướng mắc, khó khăn; các cơ quan đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

 

Mẫu 1a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

BẢN ĐĂNG KÝ TÁC PHẨM, CÔNG TRÌNH

Đề nghị xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị năm .......

Kính gửi:

- Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị;
- Hội đồng Nghệ thuật các cấp.

 

1. Họ và tên tác giả:

- Họ và tên (khai sinh):................................................. Nam, Nữ ............................

- Bí danh, bút danh .................................................................................................

- Ngày, tháng, năm sinh: ........................................................................................

- Dân tộc: ..............................................................................................................

- Hộ khẩu thường trú: .............................................................................................

- Điện thoại, địa chỉ liên hệ: .....................................................................................

2. Tác phẩm, công trình đăng ký xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị:

- Tên tác phẩm, công trình: .....................................................................................

.............................................................................................................................

- Thuộc chuyên ngành: ...........................................................................................

- Thể loại hoặc chất liệu: .........................................................................................

- Nơi công bố hoặc xuất bản: ..................................................................................

- Năm công bố hoặc xuất bản: ................................................................................

- Các giải thưởng mà tác phẩm hoặc công trình đã được khen thưởng (nếu có):

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

 

 

Quảng Trị, ngày ..... tháng ..... năm....

Người khai

 

Mẫu 2a

HĐNT CẤP CƠ SỞ
CHUYÊN NGÀNH …..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /TTr-.....

Quảng Trị, ngày .... tháng...... năm......

 

TỜ TRÌNH

Đề nghị xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị

Năm ........................

Kính gửi:

- Ban Thường vụ Hội VHNT tỉnh Quảng Trị;
- Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội VHNT tỉnh Quảng Trị.

 

1. Căn cứ Quyết định số ..../2014/QĐ-UBND ngày ... tháng... năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành Quy chế Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị;

2. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị cấp cơ sở chuyên ngành ............. đã họp vào ngày.... tháng.... năm.... để xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị năm ...... cho:.......... tác phẩm, công trình.

3. Đề nghị Ban Thưởng vụ Hội Văn học Nghệ thuật, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội thẩm định, xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị năm .......... cho các tác phẩm, công trình đủ điều kiện sau:

(Có danh sách kèm theo).

 

TM. HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT

 

Họ và tên

(Chức danh)

BCH PHÂN, CHI HỘI CHUYÊN NGÀNH

 

Họ và tên

(Chức danh)

 

Mẫu 3a

HĐNT CẤP CƠ SỞ
CHUYÊN NGÀNH …..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Quảng Trị, ngày .... tháng...... năm......

 

DANH SÁCH TÁC GIẢ CÓ TÁC PHẨM, CÔNG TRÌNH ĐỦ ĐIỀU KIỆN
ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
TỈNH QUẢNG TRỊ, NĂM ..........

TT

Tên tác phẩm, công trình

Tên tác giả
hoặc đồng tác giả

Hạng giải
đề nghị xét tặng

 

 

1

2

3

4

 

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

TM. HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT

 

Họ và tên

(Chức danh)

BCH PHÂN, CHI HỘI CHUYÊN NGÀNH

 

Họ và tên

(Chức danh)

 

Mẫu 4a

HĐNT CẤP CƠ SỞ
CHUYÊN NGÀNH …..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Quảng Trị, ngày .... tháng...... năm......

 

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT CẤP CƠ SỞ
XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG VHNT TỈNH QUẢNG TRỊ

Năm .................

Hội đồng xét tặng Giải thưởng VHNT tỉnh Quảng Trị cấp cơ sở, chuyên ngành .................. đã tổ chức cuộc họp phiên toàn thể vào ngày ...../..../.........

- Tổng số thành viên trong HĐNT tham gia dự họp: .......... người.

- Khách mời tham dự họp Hội đồng (ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác): nếu có: ...........................................................................

- Thư ký Hội đồng: .............................................................................................

Nội dung làm việc của Hội đồng

1. Hội đồng cấp cơ sở chuyên ngành căn cứ vào danh sách tác phẩm, số lượng bản gốc gửi đến tham dự giải; trao đổi kết quả đánh giá việc đề nghị xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị. Cụ thể như sau:

- Số lượng giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị: ............ tác phẩm, công trình của............. tác giả.

2. Hội đồng đã trao đổi, thảo luận, đánh giá về chất lượng tác phẩm và tiêu chuẩn của từng trường hợp đề nghị xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị hàng năm.

3. Hội đồng đã bỏ phiếu đánh giá tác phẩm, công trình.

4. Kết luận

Căn cứ kết quả bỏ phiếu đánh giá các tác phẩm, công trình, Hội đồng xét tặng Giải thưởng cấp cơ sở chuyên ngành ................... đề nghị Ban Thường vụ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh xem xét, trình UBND tỉnh tặng giải thưởng cho các tác phẩm, công trình sau đây:

Số TT

Tên tác phẩm, công trình

Tên tác giả

(hoặc đồng tác giả)

Xếp hạng giải

Số phiếu đồng ý

Tỷ lệ %

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

Cuộc họp kết thúc vào hồi...... giờ... ngày ..... tháng .... năm......

 

BCH PHÂN, CHI HỘI

THƯ KÝ HỘI ĐỒNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NGHỆ THUẬT

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

CHỦ TỊCH HĐNT HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu 5a

HĐNT CẤP CƠ SỞ
CHUYÊN NGÀNH …..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Quảng Trị, ngày .... tháng...... năm......

 

PHIẾU BẦU

VỀ VIỆC XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG VHNT TỈNH QUẢNG TRỊ

 (Đồng ý, không đồng ý đề nghị thành viên
Hội đồng đánh dấu X vào ô vuông tương ứng)

TT

Tên tác phẩm, công trình

Tên tác giả, đồng tác giả

Ý kiến của thành viên Hội đồng chuyên ngành

 

 

 

Đồng ý

Không đồng ý

 

 

 

A

B

C

KK

A

B

C

KK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thành viên Hội đồng

(Ký, ghi rõ họ tên)