Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 Quy định về mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- Số hiệu văn bản: 96/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Ngày ban hành: 29-12-2014
- Ngày có hiệu lực: 08-01-2015
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 10-01-2016
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 28-02-2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1512 ngày (4 năm 1 tháng 22 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 28-02-2019
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/2014/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 29 tháng 12 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ ĐỐI VỚI XE MÔ TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh về phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 03 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ Bảo trì đường bộ; Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 03 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ Bảo trì đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC;
Căn cứ Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện;
Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 113/2014/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ 11 về việc sửa đổi, bổ sung một số loại phí trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Văn bản số 3567/STC-GCS ngày 27/12/2014; Báo cáo số 1497/BC-STP ngày 26/12/2014 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ban hành; thay thế Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND ngày 03/04/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chế độ quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ ĐỐI VỚI XE MÔ TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng chịu phí: Là xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự (gọi chung là mô tô) đã đăng ký lưu hành (có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe).
2. Đối tượng nộp phí: Tổ chức, cá nhân sở hữu; sử dụng hoặc quản lý phương tiện thuộc đối tượng chịu phí (gọi chung là chủ phương tiện).
3. Đơn vị tổ chức thu phí: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã).
4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Các trường hợp được miễn phí và khai, nộp phí đối với xe mô tô
Thực hiện theo Quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 3 Chương I và Điều 7 Chương II Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính.
Chương II
MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ CHỨNG TỪ THU PHÍ
Điều 4. Mức thu phí xe mô tô (không bao gồm xe máy điện)
1. Loại xe mô tô có dung tích xy lanh đến 100cm3: 50.000 đồng/năm;
2. Loại xe mô tô có dung tích xy lanh trên 100cm3: 100.000 đồng/năm.
Điều 5. Khai, nộp phí đối với xe mô tô
1. Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo tổ dân phố, thôn, bản (sau đây gọi chung là tổ dân phố) hướng dẫn chủ phương tiện trên địa bàn kê khai phí sử dụng đường bộ theo mẫu tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính.
2. Chủ phương tiện thực hiện khai, nộp phí như sau:
a. Đối với xe phát sinh từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 hàng năm, chủ phương tiện khai nộp phí vào tháng 7 hàng năm (từ ngày 01/7 đến ngày 31/7), cụ thể:
- Xe đăng ký mới: Thực hiện khai nộp phí, với mức thu phí bằng 1/2 mức thu năm.
- Xe đăng ký lần thứ 2 trở đi (xe này đã được đăng ký trước ngày 01/01 của năm đó): Nếu xe đó chưa được nộp phí thì chủ phương tiện phải khai nộp phí với mức thu phí cả năm; nếu đã nộp phí thì chủ phương tiện chỉ thực hiện nộp Tờ khai phí và không phải nộp phí năm phát sinh.
b. Đối với xe phát sinh từ ngày 01/7 đến ngày 31/12 hàng năm, chủ phương tiện khai nộp phí vào tháng 01 năm sau (chậm nhất ngày 31/01): Đối với xe đăng ký lần đầu và xe đăng ký lần 2 trở đi (đã được nộp phí của năm phát sinh) thì chủ phương tiện không phải nộp phí đối với thời gian còn lại của năm phát sinh. Trường hợp đăng ký từ lần thứ 2 trở đi nhưng xe đó chưa được nộp phí của năm phát sinh thì chủ phương tiện phải thực hiện khai nộp phí bổ sung tiền phí của năm phát sinh, cùng với số phí phải nộp của năm tiếp theo.
c. Các năm tiếp theo không có biến động tăng, giảm xe, chủ phương tiện thực hiện nộp phí vào tháng 01 hàng năm (chậm nhất ngày 31/01) mức thu phí 12 tháng cho cơ quan thu phí.
Điều 6. Chứng từ thu phí
1. Đơn vị thu phí phải sử dụng biên lai thu phí theo quy định tại Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính và Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.
2. Khi thu phí phải cấp biên lai thu phí cho đối tượng nộp phí; nghiêm cấm việc thu phí không sử dụng biên lai, biên lai không đúng quy định hoặc thu cao hơn mệnh giá ghi trên biên lai, kết thúc năm tài chính phải quyết toán thu theo biên lai (không quyết toán số thu khoán khi đã có biên lai).
Điều 7. Quản lý và sử dụng tiền phí
1. Việc quản lý và sử dụng tiền thu phí được thực hiện theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 17 Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí, lệ phí; Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP; Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC; Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đơn vị tổ chức thu phải mở tài khoản “tạm giữ tiền phí, lệ phí” tại Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan thu đóng trụ sở để theo dõi, quản lý tiền phí thu được. Định kỳ hàng tuần phải gửi số tiền phí đã thu được vào tài khoản ‘‘tạm giữ tiền phí, lệ phí” và phải tổ chức hạch toán riêng khoản thu này theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước.
2. Phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, tổng số tiền thu phí được trích như sau:
a. Tại các phường, thị trấn;
- Để lại 10% số tiền phí thu được cho đơn vị thu phí để phục vụ cho công tác thu phí;
- Số tiền phí còn lại (90%) nộp vào ngân sách nhà nước và điều tiết vào ngân sách tỉnh để bổ sung cho Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh.
b. Tại các xã:
- Để lại 20% số tiền phí thu được cho đơn vị thu phí; Số tiền phí còn lại (80%) được nộp vào ngân sách nhà nước và điều tiết (được xem là 100%) như sau:
- Điều tiết 70% vào ngân sách xã để sử dụng chi cho đầu tư đường giao thông nông thôn theo Chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Điều tiết 30% vào ngân sách tỉnh để bổ sung cho Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh.
Điều 8. Chế độ tài chính kế toán
1. Đơn vị tổ chức thu phí phải mở sổ sách, biên lai kế toán theo dõi số thu, nộp và sử dụng tiền phí thu được theo đúng chế độ kế toán, thống kê quy định của Nhà nước.
2. Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã phải căn cứ chế độ quy định của nhà nước lập dự toán thu, chi gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, cơ quan tài chính, cơ quan thuế cấp trên theo quy định.
3. Định kỳ phải báo cáo quyết toán việc thu, nộp, sử dụng số tiền thu phí theo quy định của Nhà nước đối với từng loại phí; trường hợp thư các loại phí khác nhau phải theo dõi hạch toán và quyết toán riêng đối với từng loại phí.
4. Đối với tiền phí để lại cho đơn vị tổ chức thu, sau khi quyết toán đúng chế độ, tiền phí chưa sử dụng hết trong năm được phép chuyển sang năm sau để sử dụng tiếp theo chế độ quy định.
5. Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện niêm yết công khai mức thu phí, đối tượng được miễn phí tại nơi thu phí.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm thi hành
1. Giám đốc Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện thu phí theo quy định.
2. Cơ quan thuế nơi đơn vị đóng trụ sở có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thu phí thực hiện chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng biên lai thu tiền phí theo đúng chế độ quy định.
3. Giao cơ quan Tài chính phối hợp với cơ quan Thuế, Kho bạc Nhà nước và các cơ quan liên quan có trách nhiệm quản lý, kiểm tra thu phí theo đúng quy định.
4. Tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, thu, nộp, sử dụng tiền phí sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật./.