Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 Quy định danh mục nghề, định mức kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu văn bản: 38/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Ngày ban hành: 03-12-2014
- Ngày có hiệu lực: 13-12-2014
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3634 ngày (9 năm 11 tháng 19 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2014/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 03 tháng 12 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH DANH MỤC NGHỀ VÀ ĐỊNH MỨC KINH PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ VÀ DẠY NGHỀ DƯỚI 3 THÁNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29/11/2006;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Thông tư Liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 9/8/2012 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH;
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 179/TTr-LĐTBXH ngày 24/10/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Danh mục nghề và mức kinh phí đào tạo nghề quy định tại Quyết định này là cơ sở để thực hiện hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng theo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 15/02/2011 của UBND tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng:
- Lao động có hộ khẩu thường trú tại các xã trên địa bàn tỉnh;
- Lao động có hộ khẩu thường trú tại các phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Điều 2. Quy định danh mục nghề và định mức kinh phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng theo Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 15/02/2011 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 như sau:
1. Lĩnh vực phi nông nghiệp:
ĐVT: đồng/người/tháng
STT | Nghề đào tạo | Định mức kinh phí đào tạo | |
Đồng bằng | Miền núi | ||
1.1 | Nhóm nghề Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông : Sửa chữa Tivi, đầu VDC, DVD và các đầu kỹ thuật số, Sửa chữa cassette và radio, Sửa chữa điện thoại di động, Sửa chữa cơ điện nông thôn, Sửa chữa trang thiết bị nhiệt gia đình, Sửa chữa điện và điện lạnh ô tô; Sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn áp; Sửa chữa, bảo trì tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ; Vận hành nhà máy thủy điện; Vận hành, lắp ráp thiết bị lạnh; Điện dân dụng; Điện công nghiệp; Điện tử dân dụng; Điện tử công nghiệp; Cơ điện nông thôn; Quản lý điện nông thôn; Lắp đặt điện cho cơ sở sản xuất nhỏ; Lắp đặt điện nội thất; Lắp đặt điện dân dụng; Quấn dây động cơ điện. | 650.000 | 750.000 |
1.2 | Nhóm nghề Công nghệ kỹ thuật cơ khí: Cắt gọt kim loại; Kỹ thuật sơn, mạ; Lắp ráp ôtô; Tiện; Tiện ren; Nguội căn bản; Kỹ thuật gò, hàn nông thôn; Rèn dập; Hàn; Hàn điện; Hàn hơi và Inox; Sửa chữa xe gắn máy; Sửa chữa thiết bị may; Sửa chữa máy may công nghiệp; Sửa chữa thiết bị chế biến gỗ; Sửa chữa máy xây dựng; Sửa chữa xe, máy thi công; Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ; Sửa chữa máy nông nghiệp; Sửa chữa bơm điện; Vận hành và sửa chữa các loại động cơ nổ; Vận hành máy xây dựng; Vận hành thiết bị sản xuất xi măng; vận hành bơm, quạt, máy nén khí; Vận hành máy gặt đập liên hợp; Vận hành máy nông nghiệp ; Vận hành máy xúc, ủi, cạp. | 650.000 | 750.000 |
1.3 | Nhóm nghề Kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng: Sửa chữa công trình thủy lợi; Sửa chữa, lắp đặt mạng cấp thoát nước gia đình; Nề hoàn thiện; Họa viên kiến trúc; Kỹ thuật lắp đặt cốp pha - giàn giáo trong xây dựng dân dụng; Kỹ thuật lắp đặt cốt thép trong xây dựng dân dụng; Xây đá. | 650.000 | 750.000 |
1.4 | Nhóm nghề Sản xuất, chế biến sợi, vải, giày, da: May công nghiệp; May dân dụng; Cắt may trang phục nữ; Công nghệ dệt thoi; Sản xuất hàng da giày; Dệt; Dệt kim. | 600.000 | 700.000 |
15 | Nhóm nghề sản xuất, chế biến khác: Kỹ thuật gia công tủ; Kỹ thuật gia công bàn ghế; Mộc mỹ nghệ; Mộc dân dụng; Mộc xây dựng và trang trí nội thất; Gia công giường. | 600.000 | 700.000 |
1.6 | Nhóm nghề Mỹ thuật ứng dụng: Đan lát thủ công; Dệt chiếu cói; Ren thủ công; Móc thủ công; Thêu thủ công; Sản xuất đồ gốm mỹ nghệ; Sản xuất hàng mây tre đan; Dệt thổ cẩm; Đan teo, sọt, sà lắt, gùi; Sản xuất hương; Chế tác trầm hương; Gia công, thiết kế sản phẩm mộc; Kỹ thuật điêu khắc gỗ; Vẽ trên gốm; Làm vóc, vẽ đồ nét; Sơn son thếp vàng; Gò thúc tranh đồng mỹ thuật; Chạm khắc gỗ con giống; Chạm khảm hoa văn phù điêu; Chạm khảm tam khí tranh đồng; Khảm trai hoa văn dây đeo; Đúc tượng đồng; Đúc, dát đồng mỹ nghệ; Làm chổi đót; Làm đèn lồng; Đan lưới nuôi trai; Đan nhựa; Sản xuất các sản phẩm từ dừa. | 600.000 | 700.000 |
1.7 | Nhóm nghề Khách sạn, nhà hàng: |
|
|
a. Nghiệp vụ bàn; Nghiệp vụ lễ tân; Nghiệp vụ buồng. | 600.000 | 700.000 | |
b. Kỹ thuật chế biến món ăn; Kỹ thuật pha chế đồ uống. | 650.000 | 750.000 | |
1.8 | Nhóm nghề Máy tính - Công nghệ thông tin: a. Vi tính văn phòng; Vẽ và thiết kế trên máy vi tính (chỉ hỗ trợ dạy nghề cho người khuyết tật) b. Sửa chữa phần cứng máy tính; Kỹ thuật cài đặt, sửa chữa, lắp ráp máy tính. | 450.000 | 520.000 |
1.9 | Nhóm nghề công nghệ sản xuất: Sản xuất gốm thô; Sản xuất kính xây dựng; Sản xuất sứ vệ sinh; Công nghệ in. | 650.000 | 750.000 |
1.10 | Nhóm nghề kinh doanh: Quản trị doanh nghiệp nhỏ; Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và thú y; Kinh doanh sản phẩm nông nghiệp; Kinh doanh tạp hóa. | 600.000 | 700.000 |
1.11 | Nhóm nghề dịch vụ thẩm mỹ: Trang điểm thẩm mỹ; Chăm sóc da; Thiết kế tạo mẫu tóc. | 600.000 | 700.000 |
2. Lĩnh vực nông nghiệp:
ĐVT: đồng/người/tháng
TT | Nghề đào tạo | Định mức kinh phí đào tạo | |
Đồng bằng | Miền núi | ||
2.1 | Nhóm nghề nông lâm nghiệp: Trồng lúa năng suất cao; Nhân giống lúa; Trồng ngô; Trồng sắn xen canh bền vững; Trồng và bảo quản lạc; Trồng rau an toàn; Trồng và nhân giống nấm; Trồng chuối; Trồng gừng, nghệ; Trồng và khai thác rừng trồng; Trồng hồ tiêu; Nhân giống cây ăn quả; Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su; Trồng và khai thác các loại cây dưới tán rừng; Sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp; Sản xuất nông lâm kết hợp; Trồng và chế biến tre lấy măng, tre làm nguyên liệu; Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh; Sản xuất giống cây trồng đô thị (cây xanh đường phố, công viên); Trồng và tạo trầm cho cây dó bầu; chế tác trầm cảnh; Trồng hoa cúc, hồng, đồng tiền, lyly, lay ơn; Quản lý dịch hại tổng hợp. | 550.000 | 630.000 |
2.2 | Nhóm nghề chăn nuôi, thú y. - Nuôi gia súc, gia cầm: Nuôi, nhận biết và trị bệnh cho trâu, bò; Nuôi, nhận biết và trị bệnh cho lợn; Nuôi, nhận biết và trị bệnh cho dê; Kỹ thuật thụ tinh cho lợn, bò; Nuôi bò vỗ béo; Nuôi, nhận biết và trị cho bệnh thỏ; Nuôi, nhận biết và trị bệnh cho gà; Nuôi, nhận biết và trị bệnh cho vịt; Nuôi, nhận biết và trị bệnh cho ngan; Nuôi, nhận biết và trị bệnh cho bồ câu; Nuôi, nhận biết và trị bệnh cho chim cút; Nuôi, nhận biết và trị bệnh cho chim trĩ. - Chăn nuôi khác: Nuôi, nhận biết và trị bệnh cho nhông đất; Nuôi, nhận biết và trị bệnh cho kỳ đà; Nuôi, nhận biết và trị bệnh cho dế; Nuôi, nhận biết và trị bệnh cho ong mật; Nuôi, nhận biết và trị bệnh cho nhím; Nuôi, nhận biết và trị bệnh cho dúi; Nuôi, nhận biết và trị bệnh trùn quế. - Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi. | 570.000 | 650.000 |
2.3 | Nhóm nghề nuôi trồng thủy sản: Nuôi cá nước ngọt trong ao; Nuôi cá nước ngọt trong lồng bè; Nuôi tôm biển trong ao nước lợ; Nuôi tôm thẻ chân trắng; Nuôi tôm càng xanh, Nuôi cua biển; Nuôi ba ba; Nuôi ếch; Nuôi hàu cửa sông. | 570.000 | 650.000 |
2.4 | Nhóm nghề khai thác, đánh bắt hải sản: Đánh bắt hải sản xa bờ; sử dụng thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá; điều khiển tàu cá; Thuyền trưởng tàu cá hạng tư; Máy trưởng tàu cá hạng tư; | 570.000 |
|
2.5 | Chế biến hải sản: Chế biến nước mắm; Sản xuất muối từ nước biển. | 520.000 |
|
2.6 | Nhóm nghề dịch vụ nông, lâm, ngư nghiệp: Quản lý công trình thuỷ nông; Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi; Sản xuất phân hữu cơ từ phụ phẩm và phế phẩm nông nghiệp; Quản lý trang trại; Mua bán, bảo quản nông sản sau thu hoạch; Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây lương thực; Kỹ thuật sơ chế và bảo quản sản phẩm cây công nghiệp thực phẩm; Kỹ thuật sơ chế và bảo quản hoa màu. | 520.000 | 600.000 |
3. Định mức kinh phí trên là định mức kinh phí đào tạo tính cho 01 người trong 01 tháng (tương đương thời gian đào tạo 22 ngày và thời lượng đào tạo tối thiểu 120 giờ).
4. Tùy theo từng mục tiêu dạy nghề của từng khóa học và nghề đào tạo, thời gian đào tạo của khóa học được thực hiện từ 01 tháng đến dưới 01 năm. Nội dung chương trình và thời gian đào tạo do thủ trưởng cơ sở dạy nghề xây dựng theo phương án phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, đảm bảo tính liên thông trong đào tạo nghề và đảm bảo thời gian học thực hành là chủ yếu (chiếm từ 70% đến 90% thời gian đào tạo); đồng thời phải đăng ký chương trình đào tạo nghề với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi thực hiện.
5. Định mức chi phí đào tạo nghề quy định tại Quyết định này là mức tối đa làm căn cứ để lập dự toán, đặt hàng, đấu thầu, giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn và hỗ trợ chi phí học nghề cho các đối tượng theo quy định; trong đó, mức hỗ trợ chi phí học nghề thực hiện theo Quy định tại Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 15/02/2011 của UBND tỉnh.
6. Trường hợp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tổ chức kèm nghề, truyền nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn (thuộc đối tượng được hỗ trợ học nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020) theo hình thức vừa học, vừa làm thì được thanh toán chi phí kèm nghề, truyền nghề bằng 70% tương ứng với nghề quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nhưng không vượt quá mức hỗ trợ chi phí học nghề cho từng đối tượng quy định tại Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 15/02/2011 của UBND tỉnh. Giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn thủ tục hồ sơ thanh toán chi phí kèm nghề, truyền nghề theo quy định này.
7. Trường hợp người lao động vừa thuộc đối tượng được hỗ trợ học nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 vừa thuộc đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ dạy nghề khác thì được hưởng chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.
Điều 2. Trường hợp có nghề mới phát sinh chưa được quy định tại Quyết định này, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với nghề phi nông nghiệp), giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (đối với nghề nông nghiệp) tiến hành thẩm tra và có văn bản thống nhất đưa vào nhóm nghề tương đồng đã được quy định định mức kinh phí đào tạo tại Quyết định này trong thời gian thực hiện thủ tục trình UBND tỉnh phê duyệt bổ sung.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 09/6/2011 của UBND tỉnh.
Quyết định số 3685/QĐ-UBND ngày 14/11/2012 của UBND tỉnh về phê duyệt danh mục nghề phi nông nghiệp trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng phục vụ đào tạo nghề lao động nông thôn và Quyết định số 3035/QĐ-UBND ngày 20/9/2012 của UBND tỉnh về phê duyệt danh mục nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng phục vụ đào tạo nghề lao động nông thôn giai đoạn 2012-2015 hết hiệu lực thi hành kể từ khi Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; thủ trưởng các Ban, ngành, đoàn thể liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |