Thông báo số 2061-TLLB/TN-HQ ngày 15/04/1991 Về những đơn vị kinh tế Việt Nam được trao đổi hàng hoá, nhận uỷ thác xuất, nhập khẩu với Campuchia do Bộ Thương nghiệp ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 2061-TLLB/TN-HQ
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Cơ quan ban hành: Bộ Thương nghiệp
- Ngày ban hành: 15-04-1991
- Ngày có hiệu lực: 30-04-1991
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 06-05-2000
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3294 ngày (9 năm 0 tháng 9 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 06-05-2000
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ THƯƠNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2061-TLLB/TN-HQ | Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 1991 |
THÔNG BÁO
CỦA BỘ THƯƠNG NGHIỆP SỐ 2061-TLLB/TN-HQ NGÀY 15 THÁNG 4 NĂM 1991 THÔNG BÁO VỀ NHỮNG ĐƠN VỊ KINH TẾ VIỆT NAM ĐƯỢC TRAO ĐỔI HÀNG HOÁ, NHẬP UỶ THÁC XUẤT, NHẬP KHẨU VỚI CAMPUCHIA
Kính gửi:. | - Các Bộ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương |
Trong những năm qua, có nhiều đơn vị kinh tế Việt Nam sang Campuchia đặt quan hệ hợp tác kinh tế xuất, nhập khẩu. Bên cạnh những đơn vị làm ăn nghiêm túc, có hiệu quả, tạo được quan hệ đoàn kết, hữu nghị với bạn, có không ít những đơn vị dùng danh nghĩa liên doanh, liên kết xuất nhập khẩu hợp tác... nhưng thực chất dùng tư thương móc nối với tư thương người Việt, người Hoa và người Campuchia buôn lậu, làm rối loạn thị trường gây thiệt hại về tài nguyên của bạn, thậm chí móc nối không lành mạnh trong bộ máy, cơ quan quản lý các cấp của bạn, có những việc làm ảnh hưởng đến an ninh.
Theo phía Bạn cho biết, có trên, dưới 500 cơ sở của các quận, huyện, tỉnh, thành và cơ quan ngành của Việt Nam đang trú đóng và hoạt động ở Campuchia, trong đó nhiều cơ sở không xin phép, trú đóng bất hợp pháp, làm ăn phi pháp, phía bạn không kiểm soát được.
Chính phủ Campuchia đã nhiều lần phát biểu và có công hàm yêu cầu phía Việt Nam chấn chỉnh, nhiều lần cử Bộ, thứ trưởng sang đề nghị là phối hợp với bạn ổn định lại tình hình.
Sau khi có sự thoả thuận về nguyên tắc chung của Hội đồng Bộ trưởng hai nước, Bộ Thương nghiệp, Tổng cục Hải quan, Bộ Nội vụ của hai bên đã lần lượt cùng nhau làm việc. Riêng về kinh tế thương mại, ngày 03-11-1990 hai Bộ Thương nghiệp Việt Nam - Campuchia đã cùng nhau làm việc và đã ký thoả thuận về "một số nguyên tắc cơ bản nhằm quản lý việc trao đổi hàng hoá và các dịch vụ thương mại giữa hai nước".
Phía Campuchia đã đơn phương giảm mạnh các đầu mối của Campuchia được mua bán với Việt Nam. Bộ Thương nghiệp Campuchia không chấp thuận cho các tỉnh Campuchia được liên doanh làm xuất khẩu với bên ngoài, đồng thời yêu cầu phía Việt Nam chỉ nên cho phép tối đa 10 đầu mối cấp Trung ương và mỗi tỉnh có chung biên giới hoặc có quan hệ kết nghĩa với địa phương Campuchia chỉ định (01) đơn vị kinh tế làm đầu mối xuất nhập khẩu, mua bán với Campuchia.
Ngoài việc quy định số đầu mối có tư cách để đặt quan hệ hợp tác hai bên còn thoả thuận danh mục hàng hoá cho phép trao đổi và những quy định cụ thể về ký uỷ thác xuất nhập khẩu về hàng quá cảnh, hàng mượn đường...
Sau khi ký bản thoả thuận trên, Bộ Thương nghiệp Việt Nam và Tổng cục Hải quan đã ra Thông tư Liên Bộ số 10/TTLB-TN-HQ ngày 13 tháng 11 năm 1990, thông báo các nội dung có tính nguyên tắc và hướng dẫn thi hành.
Đến nay, phía Campuchia thông báo cho Việt Nam chính thức chỉ định đầu mối của Campuchia được trao đổi hàng hoá xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác đối với công ty của Việt Nam:
1. Kampexim
2. Kampagrexpot
3. Kamperimex
4. Công ty lương thực thành phố Phnompênh.
Về phía Việt Nam đến ngày 11-04-1991 Bộ Thương nghiệp đã nhận các văn bản chỉ định của các Bộ và UBND tỉnh, thành, đặc khu, Bộ Thương nghiệp tập hợp lại và chấp nhận các đơn vị kinh tế Việt Nam được trao đổi hàng hoá, nhận uỷ thác xuất, nhập khẩu với Campuchia như sau:
1. Công ty XNK với Campuchia (Vikemex).
2. Tổng Công ty vật liệu và xây lắp nội thương.
3 Công ty Intimex ở thành phố Hồ Chí Minh.
4. Tổng công ty dịch vụ sản xuất và XNK Lâm sản 3.
5. Công ty XNK y tế II (Vimedimex ở thành phố Hồ Chí Minh).
6. Tổng công ty XNK và đầu tư (Imexco).
7. Công ty hợp tác kinh tế và XNK với Campuchia (Sapexim).
8. Công ty thương mại tổng hợp tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
9. Công ty thương nghiệp XNK tổng hợp An Giang.
10. Công ty thương nghiệp XNK tổng hợp Đồng Tháp.
11. Công ty liên hiệp sản xuất kinh doanh XNK Tây Ninh.
12. Liên hiệp Công ty xuất nhập khẩu Sông Bé.
13. Liên hiệp Công ty xuất nhập khẩu Kiên Giang.
14. Liên hiệp Công ty XNK Long An.
15. Liên hiệp sản xuất kinh doanh XNK và Kiều hối thị xã Bạc Liêu - Minh Hải.
16. Công ty sản xuất dịch vụ XNK tiểu thủ công nghiệp Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo.
17. Công ty Lâm đặc sản tỉnh Bình Định quan hệ với tỉnh Ratankiri phía Bắc Campuchia.
18. Liên hiệp sản xuất dịch vụ và XNK tiểu thủ công nghiệp thành phố Hà Nội.
Bộ Thương nghiệp đã thông báo cho phía Campuchia và đồng thời ra thông báo này cho nội bộ Việt Nam để các đơn vị đã được chỉ định trên thi hành.
Bộ Thương nghiệp yêu cầu các đơn vị có tư cách quan hệ với Campuchia chấp hành nghiêm chỉnh Thông tư Liên Bộ Thương nghiệp - Hải quan số 10/TTLB-TN-HQ ngày 13-11-1990.
Những đơn vị kinh tế khác của Việt Nam nếu có nhu cầu xuất nhập khẩu thì uỷ thác cho đơn vị xuất nhập khẩu đã được chỉ định trên.
| Tạ Cả (Đã ký) |