cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 78/2014/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 Quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng và cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội

  • Số hiệu văn bản: 78/2014/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Ngày ban hành: 31-10-2014
  • Ngày có hiệu lực: 10-11-2014
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 10-09-2015
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 24-12-2021
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2601 ngày (7 năm 1 tháng 16 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 24-12-2021
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 24-12-2021, Quyết định số 78/2014/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 Quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng và cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 26/2021/QĐ-UBND ngày 13/12/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bãi bỏ các Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 78/2014/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI SỐNG TẠI CỘNG ĐỒNG VÀ TẠI CÁC CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI THUỘC SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 10/4/2012;

Căn cứ Luật Người cao tuổi ngày 23/11/2009;

Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;

Căn cứ Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

Căn cứ Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi;

Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;

Xét đề nghị của Liên Sở: Lao động Thương binh và Xã hội - Tài chính tại Tờ trình số 2768/TTr-LS ngày 01/10/2014 về việc ban hành Quyết định thay thế Quyết định 34/2011/QĐ-UBND của UBND Thành phố quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng và tại các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định mức chuẩn để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội của thành phố Hà Nội:

Mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng (hệ số 1) được xác định là 350.000 đồng/người/tháng (Ba trăm năm mươi nghìn đồng).

Điều 2. Hệ số để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với từng nhóm đối tượng bảo trợ xã hội như sau:

1. Hệ số trợ cấp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng do xã, phường, thị trấn quản lý: (Phụ lục số 1).

2. Hệ số trợ cấp đối với các đối tượng sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội do Sở Lao động Thương binh và Xã hội quản lý: (Phụ lục số 2).

Khi các văn bản quy định hệ số trợ cấp của các đối tượng bảo trợ xã hội được viện dẫn tại Quyết định này thay đổi thì hệ số trợ cấp quy định tại Quyết định này cũng được thay đổi theo.

Điều 3. Nguồn kinh phí đảm bảo.

1. Kinh phí trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng do ngân sách quận, huyện, thị xã đảm bảo, được cân đối trong dự toán giao ngân sách hàng năm cho các quận, huyện, thị xã.

2. Kinh phí trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội quản lý do ngân sách Thành phố đảm bảo và được bố trí trong dự toán giao cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội hàng năm.

Điều 4. Trách nhiệm của các đơn vị.

1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các quận, huyện, thị xã tổ chức quản lý, thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn.

2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm cân đối ngân sách, thực hiện chi trả trợ cấp đúng đối tượng, đúng chế độ, đúng thời gian và quyết toán theo quy định của Nhà nước hiện hành.

Điều 5. Hiệu lực thi hành.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký; Bãi bỏ Quyết định số 34/2011/QĐ-UBND ngày 16/11/2011 của UBND Thành phố Hà Nội về việc quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng và tại các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

Điều 6. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Giám đốc các cơ sở bảo trợ xã hội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 6;
- Bộ LĐTB&XH; báo cáo
- Đoàn Đại biểu Quốc hội TP; báo cáo
- TT Thành ủy; TT HĐND TP; báo cáo
- Chủ tịch, các PCT UBND TP; báo cáo
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cổng thông tin điện tử CP;
- Trung tâm Tin học Công báo TP;
- Cổng giao tiếp điện tử TP;
- VPUB: PCVP Đỗ Đình Hồng, các phòng VX, TH, KT;
- Lưu VT, VX(Ngọc).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Bích Ngọc

 

PHỤ LỤC SỐ 1

HỆ SỐ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI SỐNG TẠI CỘNG ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số 78/2014/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

TT

Đối tượng

Hệ số

I

ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI

 

1

Trẻ mồ côi, bị bỏ rơi (theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP) gồm:

 

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.

- Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

1.1. Từ 18 tháng tuổi trở lên

1,0

1.2. Dưới 18 tháng tuổi

1,5

1.3. Từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật nặng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS

1,5

1.4. Dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng; bị nhiễm HIV/AIDS

2,0

2

Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP:

 

Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo.

1,5

3

Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP (mức trợ cấp tính theo số trẻ nhận nuôi dưỡng):

 

Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi

 

3.1. Nhận nuôi dưỡng trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên.

2,0

3.2. Nhận nuôi dưỡng trẻ em dưới 18 tháng tuổi.

2,5

3.3. Nhận nuôi dưỡng trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS

2,5

3.4. Nhận nuôi dưỡng trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS

3,0

4

Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP gồm:

 

- Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi.

 

- Trường hợp con đang đi học văn hóa, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.

 

4.1. Đang nuôi con từ 18 tháng tuổi trở lên.

1,0

4.2. Đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi.

1,5

4.3. Đang nuôi con từ 18 tháng tuổi đến dưới 16 tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

1,5

4.4. Đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

2,0

II

NGƯỜI CAO TUỔI

 

1

Đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 6 Nghị định 06/2011/NĐ-CP gồm:

 

Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng:

 

1.1. Từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi

1,0

1.2. Từ đủ 80 tuổi trở lên

1,5

2

Đối tượng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 06/2011/NĐ-CP:

 

Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng

1,0

3

Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 06/2011/NĐ-CP:

 

Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

2,0

III

NGƯỜI KHUYẾT TẬT

 

1

Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 28/2012/NĐ-CP:

 

1.1. Người khuyết tật nặng

1,5

1.2. Người khuyết tật nặng là người cao tuổi hoặc trẻ em

2,0

1.3. Người khuyết tật đặc biệt nặng

2,0

1.4. Người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi hoặc trẻ em

2,5

2

Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2012/NĐ-CP: người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng thuộc diện:

 

2.1. Đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi

1,5

2.2. Đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi

2,0

2.3. Đang nuôi từ hai con trở lên dưới 36 tháng tuổi

2,0

3

Đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 28/2012/NĐ-CP:

 

Gia đình trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng (tính cho mỗi người khuyết tật đặc biệt nặng mà gia đình trực tiếp nuôi dưỡng)

1,0

4

Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 28/2012/NĐ-CP: đối với gia đình đáp ứng đủ các điều kiện (tại Điều 19 Nghị định 28/2012/NĐ-CP):

 

4.1. Nhận nuôi dưỡng, chăm sóc một người khuyết tật đặc biệt nặng

1,5

4.2. Nhận nuôi dưỡng, chăm sóc từ hai người khuyết tật đặc biệt nặng trở lên

3,0

 

PHỤ LỤC SỐ 2

HỆ SỐ TRỢ CẤP NUÔI DƯỠNG ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI SỐNG TẠI CÁC CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI DO SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI QUẢN LÝ
(Kèm theo Quyết định số 78/2014/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

TT

Đối tượng

Hệ số

1

Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP gồm:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.

- Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

 

 

1.1. Từ 18 tháng tuổi trở lên

2,0

 

1.2. Dưới 18 tháng tuổi

2,5

 

1.3. Từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật nặng hoặc bị nhiễm HIV/AIDS

2,5

2

Đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 06/2011/NĐ-CP:

Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng

2,0

3

Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 28/2012/NĐ-CP:

 

3.1. Người khuyết tật đặc biệt nặng

3.2. Người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em

3.3. Người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi

3,0

4,0

4,0

4

Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP:

Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo.

 

2,5

5

Đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 5 Nghị định 68/2008/NĐ-CP:

- Các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp: Trẻ em bị bỏ rơi; nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động.

- Các đối tượng xã hội khác do Chủ tịch UBND Thành phố quyết định

2,0