cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông báo số 21/TB-UB ngày 03/02/1983 Về việc xét cấp giấy phép kinh doanh cho ngoại kiều và các công ty, hội tư nhân do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 21/TB-UB
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày ban hành: 03-02-1983
  • Ngày có hiệu lực: 03-02-1983
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-08-1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 5678 ngày (15 năm 6 tháng 23 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 21-08-1998
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 21-08-1998, Thông báo số 21/TB-UB ngày 03/02/1983 Về việc xét cấp giấy phép kinh doanh cho ngoại kiều và các công ty, hội tư nhân do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 4340/QĐ-UB-NC ngày 21/08/1998 Bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 21/TB-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 02 năm 1983

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC XÉT CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH CHO NGOẠI KIỀU VÀ CÁC CÔNG TY, HỘI TƯ NHÂN

Căn cứ Điều 6 Điều lệ đăng ký kinh doanh, Uỷ ban Nhân Dân thành phố hướng dẫn việc xét cấp giấy phép kinh doanh cho ngoại kiều và các công ty tư nhân, hội tư nhân gồm nhiều người ở nhiều quận, huyện khác nhau, như sau:

1. Ngoại kiều là kiều dân nước ngoài sinh sống ở Việt Nam. Còn người Hoa, người Miên đã nhập quốc tịch Việt Nam dưới chế độ cũ, được chính quyền cũ cấp giấy căn cước, được kinh doanh bình thường như những công dân Việt Nam khác, không được coi là ngoại kiều mà là người Việt gốc Hoa, gốc Miên được tiến hành bình thường như đối với những công dân Việt Nam khác.

Đối với ngoại kiều, việc xét giấy phép kinh doanh về nguyên tắc, là thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Nhân dân thành phố.

Tuy nhiên, nếu ngoại kiều đã kinh doanh từ lâu và qui mô kinh doanh nhỏ (sản xuất thủ công nhỏ, buôn bán lặt vặt…), Uỷ ban Nhân dân thành phố ủy quyền cho Uỷ ban Nhân dân quận, huyện xét cấp giấy phép. Đối với những trường hợp khác hoặc nếu mới xin ra kinh doanh, Uỷ ban Nhân dân quận, huyện phải báo cáo Uỷ ban Nhân dân thành phố xin ý kiến, Uỷ ban Nhân dân thành phố đồng ý cấp giấy phép thì Uỷ ban Nhân dân quận, huyện mới ký giấy phép kinh doanh cho họ.

2. Đối với các công ty tư nhân, hội tư nhân, bất luận thuộc quốc tịch nào, dù đã kinh doanh từ lâu hay mới xin ra kinh doanh, Uỷ ban Nhân dân quận, huyện có nhiệm vụ đề xuất ý kiến, nhận xét rồi chuyển hồ sơ lên Uỷ ban Nhân dân thành phố (Văn phòng Thường trực đăng ký kinh doanh), để nơi đây chuyển đến các ngành chủ quản xem xét và đề xuất ý kiến với Uỷ ban Nhân dân thành phố cấp hay không cấp giấy phép kinh doanh. Ủy ban Nhân dân thành phố căn cứ ý kiến của ngành chủ quản sẽ quyết định cấp hay không cấp giấy phép kinh doanh, Uỷ ban Nhân dân quận, huyện căn cứ quyết định của Uỷ ban Nhân dân thành phố để ký giấy phép kinh doanh hoặc trả lại hồ sơ cho cơ sở.

Những tổ chức hợp doanh, liên doanh giữa Nhà nước với tư nhân, cũng phải làm đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh như các công ty, hội tư nhân để được xét cấp giấy phép kinh doanh theo thủ tục trên.

3. Hiện nay nếu có trường hợp nào đã được Uỷ ban Nhân dân quận, huyện cấp giấy phép kinh doanh không đúng với những qui định tại thông báo này thì quận, huyện cần báo cáo ngay cho Uỷ ban Nhân dân thành phố xem xét giải quyết. Cần lưu ý là phải tuyệt đối cấm ngoại kiều và cả tư nhân Việt Nam kinh doanh nghề in, khắc dấu, phòng trọ.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Lê Đình Nhơn