cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Thông tri số 16/UB ngày 27/10/1977 Hướng dẫn việc vận động tổ chức phong trào sản xuất cho xuất khẩu quy mô lớn do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 16/UB
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Ngày ban hành: 27-10-1977
  • Ngày có hiệu lực: 27-10-1977
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-08-1998
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 7603 ngày (20 năm 10 tháng 3 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 21-08-1998
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 21-08-1998, Thông tri số 16/UB ngày 27/10/1977 Hướng dẫn việc vận động tổ chức phong trào sản xuất cho xuất khẩu quy mô lớn do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 4340/QĐ-UB-NC ngày 21/08/1998 Bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 16/UB

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 10 năm 1977

 

THÔNG TRI

HƯỚNG DẪN VIỆC VẬN ĐỘNG TỔ CHỨC PHONG TRÀO SẢN XUẤT CHO XUẤT KHẨU QUY MÔ LỚN

Trong tháng 10 ở thành phố ta, các quận, huyện và các ngành sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp – nông nghiệp đã phấn đấu giao nộp cho xuất khẩu một khối lượng hàng đáng kể : đạt 83,5% kim ngạch và 86,2% chỉ tiêu sử dụng lao động cả năm. Tuy nhiên so với yêu cầu và tiềm năng của thành phố thì kết quả còn thấp.

Để phát huy tinh thần cách mạng tiến công và nỗ lực xây dựng thành phố, tinh thần phụ trách đầy đủ trước nhân dân lao động của thành phố và chỉ thị của đồng chí Bí thư Thành ủy, Thường vụ Ủy ban nhân dân thành phố xin hướng dẫn cụ thể sau đây :

I.- VẬN ĐỘNG TỔ CHỨC NGUỒN HÀNG Ở KHU VỰC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Về mặt tạo ra nguồn nông sản xuất khẩu, Sở Nông ngihệp và Sở Ngoại thuơng có trách nhiệm xây dựng và trình với Ủy ban nhân dân Thành phố những phương án vận động tổ chức sản xuất, thu mua và chế biến cho xuất khẩu thật cụ thể, thiết thực, có tính toán hiệu quả kinh tế. Các huyện ngoại thành, căn cứ vào tình hình địa phương, xây dựng kế hoạch xuất khẩu một cách tích cực và vững chắc theo hướng xây dựng cơ sở sản xuất và chế biến, kể cả gây trồng chủ động, tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ về lâu dài như may, trúc, cói, v.v.. Chậm nhất là cuối tháng 11/77 phải trình được phương án về :

1- Cây cói lác.

2- Cây trúc và mây vườn.

3- Các loại quả : dứa, chuối, đu đủ, xoài, mãng cầu xiêm, với chỉ tiêu phấn đấu tích cực nhất.

4- Các loại nông sản khác : mè đen, đậu đen, ớt, gừng, dưa hấu, đậu đũa, đậu cô ve....

Trong các phương án đó, cần nói rõ số diện tích cho từng loại, khả năng giống, lao động cá thể và tập thể, vốn đầu tư, hiệu quả kinh tế, giá thu mua...

* Về chăn nuôi cho xuất khẩu, cần có các phương án sản phẩm sau đây :

- Vịt, gà (và trứng vịt, gà), ngỗng,

- Heo thịt, heo sữa,

- Một số loại thủy sản nước ngọt và nước lợ.

Trong phưong án này gồm có hai phần : phần phát triển theo chỉ tiêu kế hoạch vừa cung cấp cho thành phố, vừa dành phần cho xuất khẩu ; phần khác do cơ sở quốc doanh vay vốn phát triển chăn nuôi ngoài kế hoạch. Có thể vay ngoại tệ nhập thức ăn gia súc, thuốc men, xong bán sản phẩm trả lại vốn và lãi cho Nhà nước.

II.-VẬN ĐỘNG TỔ CHỨC NGUỒN HÀNG Ở KHU VỰC SẢN XUẤT TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

Trong hội nghị ngoại thương vừa qua, đã có sự đánh giá cao về vị trí quan trọng của khu vực sản xuất này đối với kinh tế địa phương nói chung và với kinh tế xuất khẩu nói riêng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực này hoạt động, cần giải quyết mấy vấn đề sau đây :

1/ Trước hết là vấn đề tổ chức hậu cần thật chủ động để bảo đảm sản xuất được liên tục, người sản xuất được yên tâm theo hướng như sau :

- Hợp tác chặt chẽ và bình đẳng với các tỉnh để được cung cấp liên tục với giá cả ổn định một số vật tư mà Thành phố chưa có đủ như lá buông, mây, tre, trúc, mua, cói, lác, bàng, vỏ trái bắp, sơ dừa, bẹ dừa nước... Ủy ban Kế hoạch Thành phố cùng với Sở Ngoại thương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và biện pháp ký kết hợp đồng kinh tế với các tỉnh, mua vật tư hoặc hợp tác khai thác vật tư.

- Ủy ban Kế hoạch Thành phố cùng với các quận, huyện và Sở Ngoại thương tập hợp chính xác các nhu cầu vật tư cần đề nghị với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước phân bổ.

- Các quận, huyện, Sở Ngoại thương và Công ty Vật tư tổng hợp phải làm việc với Ngân hàng Thành phố, Ban Cải tạo của Thành phố để có chính sách huy động được nhiều nhất số vật tư còn nằm trong tay nhân dân để làm hàng xuất khẩu lấy ngoại tệ cho Nhà nước.

- Sở Ngoại thương phải làm việc với Bộ Ngoại thương và các Tổng Công ty ngoại thương về kế hoạch cung cấp vật tư đều đặn đối với những mặt hàng gia công với nước ngoài như thảm len, thêu mỹ thuật...

Với tinh thần nỗ lực cao, nhưng phải thực tế, khả năng tới đâu tổ chức tới đó, không hứa hẹn suông, vận động ồ ạt đến khi có khó khăn lại lẫn tránh, hoặc tạo ra nhiều thủ tục phiền hà, nhiều khâu trung gian ăn lãi.

2/ Hướng chung là phải đưa dần những người sản xuất cá thể đi lên con đường sản xuất tập thể dưới nhiều hình thức từ thấp đến cao. Nhưng phải nghiên cứu kỹ năng lực sản xuất của từng lại lao động để có tổ chức thích hợp.

Các thủ tục đăng ký hành nghề làm hàng xuất khẩu, xét duyệt tư cách các tổ hợp mở tài khoản Ngân hàng, không được máy móc, có quá nhiều ràng buộc và giới hạn hành chính, địa dư... làm cho việc tập hợp và huy động lực lượng cho sản xuất bị trở ngại không cần thiết. Cần chủ ý lời dặn của đồng chí Bí thư Thành ủy về quyền làm chủ cơ bản của quần chúng là “quyền được lao động, quyền được có thu nhập chính đáng khi lao động và quyền được phân phối công bằng sản phẩm xã hội, phúc lợi xã hội của tất cả những người lao động, kể các những người chưa được phục hồi quyền công dân”.

3/ Trên tinh thần đó, các quận, huyện và các ngành có liên quan như lương thực, nội thương, ngoại thương, thuế, ngân hàng, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, Ủy ban Vật giá cần đặc biệt quan tâm đến lực lượng sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các quận, huyện, phường, xã sao cho đời sống của họ được ổn định., thu nhập của họ không bị cắt xén vô lý bất kỳ dưới hình thức nào (kể các sự cắt xén của cai đầu dài). Việc dành kinh phí dạy nghề cho họ cũng cần được chú ý.

Từng ngành có liên quan đến vấn đề trên phải đề xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố các chính sách và chế độ nhằm thúc đẩy sản xuầt tiểu thủ công nghiệp phát triển.

4/ Xây dựng được chế độ hợp đồng kinh tế chặt chẽ, bình đẳng giữa các bên ký hợp đồng. Các đơn vị nhận gia công đặt hàng của Nhà nước phải thực hiện các điều khoản của hợp đồng đã được ký kết một cách bình đẳng với khu vực tập thể và cá thể và, trong bất kỳ tình huống nào, cũng không được tự ý xóa bỏ sửa đổi hợp đồng mà không có sự bàn bạc thương lượng trước. Ngay khi giửa các đơn vị kinh tế của Nhà nước với nhau, đặc biệt là giữa cấp I và cấp II có khó khăn trong việc duy trì các điều khoản của hợp đồng kinh tế, cũng không được vì thế mà trút hết khó khăn cho các đơn vị sản xuất ở khu vực tập thể và cá thể.

III.- TỔ CHỨC HÀNG XUẤT KHẨU Ở KHU VỰC CÔNG NGHIỆP

Đối với những chỉ tiêu kế hoạch lớn, đã được ghi vào kế hoạch Nhà nước, Sở Công nghiệp phải bàn bạc với Ủy ban Kế hoạch Thành phố và Sở Ngoại thương về các điều kiện vươn lên đảm trách toàn bộ hoặc phần lớn chỉ tiêu đó. Chậm nhất là đến cuối tháng 11/77 cần trình lên Ủy ban nhân dân Thành phố rõ kết luận của Sở Công nghiệp đối với 3 chỉ tiêu lớn sau đây :

 - May mặc : 5 triệu sản phẩm

 - Dệt kim : 10 triệu sản phẩm

 - Lông vịt : 1.000 tấn

Đối với những chỉ tiêu khác như áo sợi Acrylic, hàng da cao su, hàng bách hóa,... thì cần xác định rõ tỷ lệ do xí nghiệp quốc doanh của Sở Công nghiệp đảm trách và phần do Sở Ngoại thương gia công với các quận, huyện.

Trách nhiệm cân đối vật tư cho khu vực sản xuất công nghiệp là Ủy ban Kế hoạch Thành phố qua sự phân bổ của các Bộ chủ quản và sự cung ứng của các đơn vị ngành dọc tại Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các đợn vị ngành dọc ở Thành phố như Công ty Vật tư tổng hợp, Sở Thương nghiệp, Công ty Lâm sản... nghiêm chỉnh chấp hành việc cung ứng vật tư đủ và kịp thời theo sự phân bổ của Nhà nước và của Ủy ban Kế hoạch Thành phố.

IV.- VẤN ĐỀ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY XUẤT KHẨU TIỂU NGẠCH

Chính phủ đã cho phép Thành phố thành lập Công ty Xuất nhập khẩu hoạt động theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố giao cho, thông qua Sở Ngoại thương.

Đây làm một sự chăm sóc đặc biệc của Chính phủ đối với Thành phố ta nhằm tạo điều kiện cho Thành phố tận dụng các tiềm năng lớn của Thành phố, thông qua xuất nhập và nhập xuất mà khôi phục và phát triển các ngành nghề.

Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ thị cho Sở Ngoại thương lập kế hoạch xuất khẩu năm 1978 của Công ty này với kim ngạch từ 10 đến 12% kim ngạch giao nộp hàng xuất khẩu theo kế hoạch Nhà nước. Quyết định sự thực hiện thắng lợi của kim ngạch xuất khẩu cũng là sự cố gắng của các ngành sản xuất trên 2 mặt :

- Giao nộp đủ và đúng kế hoạch xuất khẩu đại ngạch.

- Cố gắng làm thêm để có xuất khẩu tiểu ngạch.

Vì vậy các ngành sản xuất phải phối hợp chặt chẽ với ngành ngoại thương thành phố, sản xuất và giao nộp đủ cho cả hai kế hoạch xuất khẩu của Thành phố.

Về quyền được sử dụng ngoại tệ xuất khẩu theo kế hoạch xuất khẩu tiểu ngạch, Chính phủ đã cho phép Thành phố nhập khẩu trở lại cho Thành phố 70% số tiền kết hối được.

Ủy ban nhân dân Thành phố dành ưu tiêu cho :

- Nhập để làm hàng xuất khẩu lớn hơn.

- Nhập để khuyến khích các đon vị địa phương và ngành đã giao nộp được nhiều hàng xuất khẩu.

Ủy ban nhân dân Thành phố giao cho Ủy ban Kế hoạch Thành phố trách nhiệm theo dõi kết quả xuất khẩu và đề nghị việc phân bổ kim ngạch nhập khẩu tiểu ngạch cho các đơn vị, địa phương và ngành.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân Thành phố cũng sẵn sàng giúp đỡ các phương án tốt vay ngoại tệ để nhập trước và thanh toán sau bằng sản phẩm xuất khẩu của những đơn vị, địa phương và ngành nào xét thấy có khả năng làm được.

Đồng thời, Sở Ngoại thương nghiên cứu cùng Ủy ban Kế hoạch Thành phố để trình Ủy ban nhân dân Thành phố xét duyệt các phương án gia công quốc tế có thể làm được.

V.-TĂNG CƯỜNG TỔ CHỨC VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HỆN

Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ dành thời giờ cần thiết để chỉ đạo kịp thời công tác vận động tổ chức sản xuất cho xuất khẩu và điều hành phối hợp sự hoạt động của các ngành, các địa phương trong Thành phố.

Ban Tổ chức chánh quyền, Sở Công nghiệp và Sở Ngoại thương cần nghiên cứu và trình bày sớm dự kiến tăng cường tổ chức quản lý và phục vụ sản xuất cho xuất khẩu ở cấp quận, huyện tương ứng với dân số, kim ngạch và số lao động sử dụng làm hàng xuất khẩu ở từng quận, huyện và phường, xã.

Sở Ngoại thương và Sở Lao động cần trình bày với Ủy ban Kế hoạch dự kiến đào tạo tay nghề cho các đối tượng lao động và ở tuổi lao động của Thành phố để Ủy ban nhân dân Thành phố dành cho những phương tiện và kinh phí cần thiết cho việc dạy nghề đó.

Sở Ngoại thương và Hội trí thức yêu nước, Ban Liên lạc công thương và Hội Mỹ thuật của Thành phố cần có kế hoạch vận động các lực lượng trong các giới tham gia tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu và sáng tác các đề tài mới.

Các đoàn thể quần chúng khác cần chủ động có kế hoạch vận động thành phong trào rộng rãi tham gia sản xuất cho xuất khẩu.

 

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Lê Đình Nhơn