cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 3602/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/08/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn về số lượng tàu cá đóng mới thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản

  • Số hiệu văn bản: 3602/QĐ-BNN-TCTS
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Ngày ban hành: 19-08-2014
  • Ngày có hiệu lực: 19-08-2014
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3748 ngày (10 năm 3 tháng 8 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3602/QĐ-BNN-TCTS

Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH HƯỚNG DẪN VỀ SỐ LƯỢNG TÀU CÁ ĐÓNG MỚI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2014/NĐ-CP NGÀY 07/7/2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản;

Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Căn cứ Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cực Thủy sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành hướng dẫn về số lượng tàu cá đóng mới thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (kèm theo Quyết định).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển, Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ KHĐT;
- Ngân hàng Nhà nước VN;
- Lưu: VT, TCTS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

 

HƯỚNG DẪN

VỀ SỐ LƯỢNG TÀU CÁ ĐÓNG MỚI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2014/NĐ-CP NGÀY 07/7/2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3602/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/8/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH LƯỢNG TÀU CÁ ĐÓNG MỚI

1. Sản lượng được phép khai thác trên các vùng biển Việt Nam đến năm 2020 ổn định là 2,2 triệu tấn; trong đó: Vịnh Bắc Bộ: 380.000 tấn (17,27%); Trung bộ: 700.000 tấn (31,82%), Đông Nam Bộ: 635.000 tấn (28,86%), Tây Nam Bộ: 485.000 tấn (22,05%); theo vùng biển: vùng bờ và vùng lộng: 800.000 tấn, vùng khơi: 1.400.000 tấn;

2. Các nhóm nghề khai thác khuyến khích phát triển: Nghề lưới vây (lưới vây mạn và lưới vây đuôi), nghề câu, nghề chụp, nghề lưới rê (trừ nghề lưới rê khai thác cá ngừ); đối tượng hải sản khuyến khích khai thác là: cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng và cá ngừ vằn.

3. Căn cứ hiện trạng số lượng tàu cá trong toàn quốc, số lượng tàu cá của từng địa phương, xu hướng phát triển tàu cá trong thời gian vừa qua, cơ sở dịch vụ hậu cần phục vụ cho khai thác thủy sản và ý kiến góp ý của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển.

II. VỀ SỐ LƯỢNG TÀU CÁ ĐÓNG MỚI

1. Số lượng tàu khai thác hải sản xa bờ đóng mới bổ sung: 2.079 chiếc, (trong đó: Vịnh Bắc Bộ: 41 chiếc, Trung Bộ: 1.057 chiếc, Đông Nam Bộ: 426 chiếc, Tây Nam Bộ: 185 chiếc) và phân bổ cho từng địa phương theo Phụ lục 1;

2. Số lượng tàu dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản xa bờ đóng mới bổ sung: 205 chiếc (trong đó: Vịnh Bắc Bộ: 43 chiếc, Trung Bộ: 105 chiếc, Đông Nam Bộ: 37 chiếc, Tây Nam Bộ: 20 chiếc);

3. Đối với tàu có công suất từ 90CV trở lên hiện đang hoạt động khai thác xa bờ của địa phương, khi giải bản được đóng mới tàu từ 400CV trở lên thay thế đảm bảo không vượt quá tổng số lượng tàu xa bờ hiện có của mỗi địa phương.

4. Đối với tàu có công suất dưới 90CV đang hoạt động khai thác hải sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng, khi giải bản được đóng mới thay thế nhưng nằm trong tổng số tàu cá được đóng mới bổ sung đã được phân bổ theo Phụ lục 1 (2.079 chiếc).

5. Như vậy, tổng số tàu cá đóng mới của từng địa phương (tàu khai thác hải sản và tàu dịch vụ hậu cần) = số tàu đóng mới bổ sung (tại Phụ lục 1) + số tàu khai thác hải sản đóng mới từ 400CV trở lên thay thế tàu từ 90CV trở lên của địa phương giải bản.

6. Các tỉnh: Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa cần ưu tiên đóng mới, nâng cấp tàu cá đối với các tàu làm nghề khai thác cá ngừ đại dương theo Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi giá trị đã được phê duyệt tại Quyết định số 3465/QĐ-BNN-TCTS ngày 06/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng cũng không vượt quá số lượng tàu cá được phân bổ tại Quyết định này.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản, trong đó giai đoạn 2013 - 2015 và Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn tại Quyết định này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố lộ trình đóng mới tàu cá đến năm 2016 và 2020, tổ chức làm điểm, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình đóng mới để kiểm soát tàu cá phát triển theo quy hoạch.

2. Tổng cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với Viện Nghiên cứu Hải sản và các đơn vị liên quan tiếp tục tham mưu tổ chức điều tra tổng thể nguồn lợi hải sản, biến động nguồn lợi hải sản và các biện pháp bảo vệ nguồn lợi hải sản hiệu quả. Trên cơ sở đó rà soát, điều chỉnh phát triển tàu cá, trong đó có đóng mới tàu cá khai thác hải sản và tàu dịch vụ hậu cần vào năm 2016 và 2020 cho phù hợp với thực tiễn.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

 

PHỤ LỤC:

SỐ LƯỢNG TÀU CÁ ĐÓNG MỚI BỔ SUNG PHÂN BỔ CHO TỪNG ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3602/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/8/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Đa phương

Số tàu cá từ 400CV trở lên đóng mới bổ sung

Tàu khai thác (chiếc)

Tàu DVHC (chiếc)

1

Quảng Ninh

34

5

2

Hải Phòng

36

8

3

Thái Bình

31

7

4

Nam Định

30

4

5

Ninh Bình

12

2

6

Thanh Hóa

90

4

7

Nghệ An

95

5

8

Tĩnh

26

3

9

Quảng Bình

80

5

10

Quảng Trị

29

3

11

TT Huế

40

5

12

Đà Nẵng

39

8

13

Qung Nam

83

9

14

Quảng Ngãi

174

15

15

Bình Định

280

25

16

Phú Yên

170

20

17

Khánh Hòa

160

15

18

Ninh Thuận

66

5

19

Bình Thuận

145

7

20

Bà Rịa-Vũng Tàu

111

10

21

TP Hồ Chí Minh

10

2

22

Tiền Giang

37

4

23

Bến Tre

40

5

24

Trà Vinh

20

3

25

Bạc Liêu

35

3

26

Sóc Trăng

21

3

27

Cà Mau

90

10

28

Kiên Giang

95

10

 

Tổng

2.079

205

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT