Quyết định số 29/2014/QĐ-UBND ngày 20/06/2014 Về mức hỗ trợ áp dụng cho dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu văn bản: 29/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Ngày ban hành: 20-06-2014
- Ngày có hiệu lực: 30-06-2014
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 10-03-2020
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3800 ngày (10 năm 5 tháng 0 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2014/QĐ-UBND | Đà Lạt, ngày 20 tháng 06 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18 tháng 11 năm 2013 của liên bộ Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 69/TTr-SNN ngày 05 tháng 5 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định định mức hỗ trợ áp dụng cho dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Dân tộc, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 29/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Đối tượng:
a) Hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 ban hành theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ (trường hợp có sự thay đổi chuẩn nghèo, cận nghèo thì áp dụng theo quy định mới của Thủ tướng Chính phủ).
b) Nhóm hộ đảm bảo các điều kiện quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 4 Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18 tháng 11 năm 2013 của liên bộ Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
2. Phạm vi: Các xã an toàn khu, xã đặc biệt khó khăn; các thôn, buôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Nội dung hỗ trợ
1. Hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất: Giống cây trồng, vật nuôi và các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp; máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, chế biến bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
2. Hỗ trợ thực hiện các nội dung sự nghiệp: Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công; tập huấn chuyển giao kỹ thuật; xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất mới.
Chương II
ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ
Điều 3. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất
1. Hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa: 10.000.000 đồng/hộ.
2. Hỗ trợ cho nhóm hộ (từ 05 hộ trở lên) tối đa: 75.000.000 đồng/nhóm hộ.
3. Tỷ lệ hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ 100% giống cây trồng, vật nuôi và vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất.
4. Danh mục hỗ trợ cây trồng, vật nuôi và định mức kinh tế - kỹ thuật do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể hàng năm.
Điều 4. Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch
1. Hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa: 15.000.000 đồng/hộ.
2. Hỗ trợ cho nhóm hộ (từ 5 hộ trở lên) tối đa: 125.000.000 đồng/nhóm hộ.
3. Tỷ lệ hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ 75% giá trị mua thiết bị máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch và không vượt quá mức tối đa nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Danh mục hỗ trợ theo Phụ lục I đính kèm quy định này.
Điều 5. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông
1. Hỗ trợ tập huấn, trình diễn, chuyển giao mô hình sản xuất tiên tiến:
a) Mức hỗ trợ tối đa 12 triệu đồng/mô hình.
b) Mức hỗ trợ mô hình trình diễn kỹ thuật cao không quá 15 triệu đồng/mô hình, trong đó:
- Hỗ trợ nước uống, văn phòng phẩm, tài liệu cho nông dân trong thời gian tập huấn tối đa không quá 20.000 đồng/người/ngày.
- Hỗ trợ tiền ăn cho nông dân trong thời gian tập huấn tối đa 25.000 đồng/người/ngày.
- Bồi dưỡng cho hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật 25.000 đồng/người/giờ.
2. Hỗ trợ tham quan, khảo sát mô hình sản xuất đang áp dụng thành công ở các địa phương khác (các mô hình ngoài tỉnh, ngoài huyện):
a) Hỗ trợ tiền tàu, xe đi và về theo mức giá vé tàu, vé xe thông thường của tuyến đường đi tham quan, khảo sát.
b) Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian tham quan, khảo sát tối đa: 60.000 đồng/người/ngày.
c) Hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ (nếu phải nghỉ qua đêm) tối đa không quá 150.000 đồng/người/ngày.
3. Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, tiên tiến:
a) Mức hỗ trợ mô hình áp dụng công cụ cải tiến kỹ thuật tối đa 15.000.000 đồng/mô hình.
b) Mức hỗ trợ đối với một số mô hình có tính đặc thù riêng:
- Mô hình công nghệ cao hỗ trợ tối đa 200.000.000 triệu đồng/mô hình, trong đó hỗ trợ tối đa 30% tổng kinh phí thực hiện mô hình.
- Mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề khác tối đa 125.000.000 triệu đồng/mô hình, trong đó hỗ trợ tối đa 75% thiết bị chính.
Điều 6. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật cấp xã, huyện tham gia chỉ đạo, quản lý
Mức hỗ trợ áp dụng theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác, bồi dưỡng cán bộ công chức.
Điều 7. Phương thức hỗ trợ
Hỗ trợ theo định mức tại Chương II nêu trên và giá giống, vật tư, máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông, lâm sản theo giá thời điểm tại địa phương; chủ đầu tư lựa chọn đơn vị có chức năng sản xuất, kinh doanh cung cấp theo phương thức chào hàng cạnh tranh. Trường hợp mua bán giữa các hộ dân không có hóa đơn tài chính thì chỉ cần có giấy biên nhận giữa các hộ mua bán nhưng đơn giá không được vượt quá định mức trong dự toán và phải được trưởng thôn, buôn và UBND xã xác nhận.
Chương III
QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN
Điều 8. Mức hỗ trợ kinh phí quản lý
Kinh phí quản lý được đảm bảo từ ngân sách địa phương hàng năm tương ứng không quá 0,5% tổng kinh phí thực hiện chương trình, bao gồm các hạng mục chi phí theo tỷ lệ như sau:
- Chi phí lập dự án, kế hoạch đầu tư 15%.
- Chi phí thẩm định 2%.
- Chi phí chuyển giao kỹ thuật, kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao 60%.
- Chi phí đánh giá, giám sát các hoạt động 20%.
- Chi phí khác 3%.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm của các ngành cấp tỉnh
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Hướng dẫn quy trình, thủ tục, nội dung lập và thực hiện kế hoạch đầu tư dự án. Tổng hợp kế hoạch toàn tỉnh, gửi UBND tỉnh xem xét báo cáo Ủy ban Dân tộc và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Hàng năm, ban hành danh mục hỗ trợ cây trồng, vật nuôi và định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế làm cơ sở để các địa phương thực hiện.
c) Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện; tổng hợp báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh.
2. Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Dân tộc tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ các xã, thôn đặc biệt khó khăn cho UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc trong kế hoạch vốn Chương trình 135 theo quy định.
3. Kho bạc nhà nước thực hiện tạm ứng vốn cho các chủ đầu tư khi đã có kế hoạch vốn được phê duyệt và có đơn yêu cầu. Mức tạm ứng tối thiểu là 30% kinh phí hỗ trợ cho các hộ.
Điều 10. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc
1. Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện dự án trên địa bàn; giao chủ đầu tư và giao vốn cho UBND xã thuộc Chương trình 135 trên cơ sở kế hoạch từng xã đã được phê duyệt.
2. Chỉ đạo việc tuyên truyền về chính sách dự án và tổ chức bình xét đối tượng được hỗ trợ đảm bảo công khai, công bằng theo đúng quy định của chương trình; lựa chọn nội dung hỗ trợ phù hợp lợi thế và định hướng phát triển sản xuất của địa phương, trên cơ sở nhu cầu và bàn bạc, thống nhất của các hộ dân thuộc đối tượng hưởng lợi. Không nhất thiết phải đầu tư tất cả các hoạt động trên một địa bàn để tập trung nguồn vốn, tránh đầu tư dàn trải.
3. Tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư của các xã và gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc và các ngành liên quan để tổng hợp kế hoạch toàn tỉnh.
4. Chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát đảm bảo thực hiện dự án đúng nội dung, đúng đối tượng và nguồn vốn; định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) theo quy định.
Điều 11. Điều khoản thi hành
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc, các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc căn cứ quy định này để tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc hoặc phát sinh mới, các tổ chức, cá nhân phản ánh về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, điều chỉnh hoặc trình cấp thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
PHỤ LỤC I
DANH MỤC HỖ TRỢ MÁY MÓC, CÔNG CỤ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN SẢN PHẨM SAU THU HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 29/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
STT | DANH MỤC | Ghi chú |
1 | Máy vò chè quy mô hộ |
|
2 | Máy thu hoạch chè lá |
|
3 | Máy xay xát cà phê theo phương pháp chế biến khô |
|
4 | Máy xay xát cà phê theo phương pháp chế biến ướt |
|
5 | Máy xay xát và đánh mịn cám gạo |
|
6 | Máy sấy nông sản các loại |
|
7 | Máy thái cỏ, khoai mỳ |
|
8 | Máy bóc bẹ tẽ hạt ngô |
|
9 | Máy cắt cỏ |
|
10 | Máy bơm thuốc |
|
11 | Công cụ xạ lúa theo hàng |
|
12 | Máy gặt lúa |
|
13 | Máy suốt lúa |
|
14 | Máy gieo hạt rau |
|
15 | Máy bơm nước |
|
16 | Máy phóng mây |
|
17 | Máy vắt sữa bò |
|
18 | Máy làm đất đa năng |
|
19 | Công cụ lên né tự động |
|