Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 29/04/2014 Về công tác thống kê của Ngành Tư pháp trên địa bàn tỉnh An Giang (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 23/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh An Giang
- Ngày ban hành: 29-04-2014
- Ngày có hiệu lực: 09-05-2014
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 22-08-2014
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 10-10-2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 211 ngày (0 năm 7 tháng 1 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 10-10-2013
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2014/QĐ-UBND | An Giang, ngày 29 tháng 4 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC THỐNG KÊ CỦA NGÀNH TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 34/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách phổ biến thông tin thống kê Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về công tác thống kê của Ngành Tư pháp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 47/TTr-STP ngày 17 tháng 4 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:
1. Quy định về công tác thống kê của Ngành Tư pháp trên địa bàn tỉnh An Giang;
2. Phụ lục I (Danh mục biểu mẫu Báo cáo thống kê của Ngành Tư pháp);
3. Phụ lục II (Danh mục Biểu mẫu thống kê bị thay thế);
4. Phụ lục III (Mẫu Công văn gửi Báo cáo thống kê);
5. Phụ lục IV (Hướng dẫn phương pháp tính trong kỳ Báo cáo thống kê 6 tháng và năm lần một);
6. Phụ lục V (Các Biểu mẫu Báo cáo thống kê).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 42/2011/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quy định về công tác thống kê của Ngành Tư pháp trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC THỐNG KÊ CỦA NGÀNH TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngành Tư pháp trên địa bàn tỉnh được tiến hành trong các lĩnh vực sau:
1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
2. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
3. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật;
4. Kiểm soát thủ tục hành chính;
5. Phổ biến, giáo dục pháp luật;
6. Hòa giải ở cơ sở;
7. Hộ tịch;
8. Quốc tịch;
9. Chứng thực;
10. Lý lịch tư pháp;
1l. Nuôi con nuôi;
12. Trợ giúp pháp lý;
13. Bồi thường nhà nước;
14. Đăng ký giao dịch bảo đảm;
15. Luật sư;
16. Công chứng;
17. Giám định tư pháp;
18. Bán đấu giá tài sản;
19. Trọng tài thương mại;
20. Pháp chế.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Sở Tư pháp và các cơ quan chuyên môn khác có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã;
3. Phòng Tư pháp và các cơ quan chuyên môn khác có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
4. Các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng;
5. Các tổ chức bán đấu giá tài sản, giám định tư pháp;
6. Các tổ chức đăng ký giao dịch bảo đảm;
7. Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
8. Các cơ quan, tổ chức khác và các cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Thông tin, báo cáo thống kê
1. Thông tin thống kê của Ngành Tư pháp bao gồm số liệu thống kê và Báo cáo phân tích các số liệu đó. Thông tin thống kê Ngành Tư pháp được thu thập chủ yếu bằng các hình thức báo cáo thống kê. Thông tin thống kê Ngành Tư pháp được thu thập bằng các hình thức sau:
a) Báo cáo thống kê;
b) Điều tra thống kê;
c) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Báo cáo thống kê gồm hai loại: Báo cáo thống kê cơ sở và Báo cáo thống kê tổng hợp. Mỗi loại báo cáo bao gồm báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất.
3. Điều tra thống kê, gồm điều tra theo kế hoạch và điều tra đột xuất theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Điều 4. Thể thức và hình thức báo cáo thống kê
Thể thức và hình thức báo cáo thống kê của Ngành Tư pháp thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp (Thông tư số 20/2013/TT-BTP).
Điều 5. Báo cáo thống kê định kỳ
Báo cáo thống kê định kỳ được lập hàng năm theo định kỳ 6 tháng và 01 năm.
1. Kỳ báo cáo thống kê 6 tháng được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 6 hàng năm, gồm số liệu thống kê thực tế và số liệu thống kê ước tính.
a) Số liệu thống kê thực tế được lấy từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 4 hàng năm (ngày chốt số liệu thực tế);
b) Số liệu thống kê ước tính được lấy từ ngày 01 tháng 5 đến hết ngày 30 tháng 6 hàng năm.
2. Kỳ báo cáo thống kê 01 năm
Kỳ báo cáo thống kê 01 năm được thực hiện hai lần trong năm, bao gồm:
a) Báo cáo năm lần một: Thời điểm lấy số liệu thống kê được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm, gồm số liệu thống kê thực tế và số liệu thống kê ước tính.
- Số liệu thống kê thực tế được lấy từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 10 hàng năm (ngày chốt số liệu thực tế);
- Số liệu thống kê ước tính được lấy từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.
b) Báo cáo năm chính thức: Thời điểm lấy số liệu thống kê được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm (ngày chốt số liệu thực tế).
Điều 6. Báo cáo thống kê đột xuất
1. Báo cáo thống kê đột xuất được thực hiện để thu thập, tổng hợp các thông tin ngoài các thông tin thống kê được thu thập, tổng hợp theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo yêu cầu bằng văn bản có chữ ký của lãnh đạo Bộ Tư pháp.
2. Kết cấu, nội dung, phương thức, kỳ hạn báo cáo, thời điểm lấy số liệu, thời hạn báo cáo thống kê đột xuất, nơi nhận báo cáo và các nội dung khác có liên quan được quy định tại văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu báo cáo.
Điều 7. Chỉnh lý, bổ sung thông tin thống kê
1. Việc chỉnh lý, bổ sung thông tin thống kê được áp dụng trong trường hợp số liệu thống kê trong báo cáo thống kê bằng văn bản còn thiếu hoặc chưa đảm bảo tính chính xác, hợp lý.
2. Việc chỉnh lý, bổ sung báo cáo thống kê được thực hiện bằng hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 20/2013/TT-BTP trong đó ghi rõ thời gian lập báo cáo và có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng đơn vị nơi lập báo cáo thống kê.
3. Trường hợp đơn vị báo cáo không tiến hành hoặc không kịp điều chỉnh, bổ sung thông tin thống kê theo yêu cầu của đơn vị nhận báo cáo thì phần thông tin đó trên báo cáo thống kê tổng hợp chung được để trống và phải được ghi chú rõ trong báo cáo của đơn vị nhận báo cáo.
Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chế độ báo cáo thống kê
1. Ghi chép, tổng hợp số liệu, lập và nộp báo cáo đúng hạn theo quy định này.
2. Lập báo cáo thống kê cơ sở trung thực, chính xác, đầy đủ trên cơ sở các chứng từ và sổ ghi chép số liệu ban đầu; tính toán, tổng hợp các chỉ tiêu theo đúng yêu cầu về nội dung và phương pháp theo quy định của pháp luật và Quy định này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung báo cáo.
3. Tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thống kê đối với các thông tin thống kê thuộc thẩm quyền để kịp thời đính chính, bổ sung, điều chỉnh những thông tin còn sai sót, còn thiếu và chưa chính xác trong báo cáo thống kê. Chỉnh lý hoặc bổ sung các thông tin cần thiết có liên quan đến báo cáo thống kê khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức nhận báo cáo.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị nhận báo cáo
1. Kiểm tra, đối chiếu, xử lý và tổng hợp thông tin thống kê từ các báo cáo thống kê nhận được theo thẩm quyền để xây dựng báo cáo thống kê tổng hợp.
2. Kịp thời yêu cầu cơ quan thực hiện báo cáo thống kê đính chính, bổ sung, điều chỉnh những thông tin còn sai sót, còn thiếu hoặc cần xác định lại tính chính xác trong nội dung báo cáo thống kê.
3. Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành đối chiếu thông tin thống kê nhận được hoặc căn cứ vào các nguồn thông tin chính thức khác có được theo thẩm quyền quản lý nhà nước để bổ sung, chỉnh lý số liệu thống kê thu thập được nhằm bảo đảm tính chính xác, toàn diện, trung thực, khách quan của thông tin thống kê thuộc trách nhiệm tổng hợp của cơ quan, tổ chức mình.
4. Nộp báo cáo thống kê tổng hợp đúng hạn cho các cấp sử dụng thông tin thống kê theo quy định của pháp luật;
5. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về thống kê và quy định tại Quyết định này.
Điều 10. Kiểm tra việc thực hiện công tác thống kê
1. Phạm vi nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê;
b) Kiểm tra việc thực hiện các chế độ báo cáo thống kê;
c) Kiểm tra các nội dung khác liên quan đến quản lý công tác thống kê thuộc phạm vi được giao.
2. Hình thức kiểm tra:
a) Kiểm tra định kỳ;
b) Kiểm tra đột xuất.
3. Việc kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác thống kê được thực hiện trên cơ sở kế hoạch công tác của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp dưới hình thức một kế hoạch độc lập hoặc được lồng ghép trong kế hoạch kiểm tra công tác tư pháp. Kế hoạch này phải được thông báo trước cho cơ quan, tổ chức được kiểm tra ít nhất 15 ngày trước khi tiến hành kiểm tra.
4. Kiểm tra đột xuất công tác thống kê được thực hiện trên cơ sở quyết định của cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào nhu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan, tổ chức đó.
Chương II
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ CƠ SỞ
Điều 11. Phạm vi thống kê
Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tiến hành thu thập thông tin thống kê từ chứng từ và sổ ghi chép dữ liệu ban đầu để thu thập thông tin thống kê phục vụ quản lý Ngành Tư pháp và phục vụ việc thu thập, tổng hợp số liệu thống kê thuộc chỉ tiêu thống kê quốc gia được giao theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở
1. Ủy ban nhân dân cấp xã;
2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh;
3. Các tổ chức hành nghề công chứng, luật sư; các tổ chức bán đấu giá tài sản, giám định tư pháp;
4. Các tổ chức đăng ký giao dịch bảo đảm;
5. Trung tâm trợ giúp pháp lý; Văn phòng luật sư, Công ty luật và Trung tâm tư vấn pháp luật đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
6. Các cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm báo cáo theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Cơ quan, tổ chức nhận báo cáo thống kê cơ sở
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Tư pháp);
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tư pháp);
3. Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính);
Điều 14. Biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở
1. Biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở của Ngành Tư pháp để thu thập thông tin thống kê trong các lĩnh vực được quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 20/2013/TT-BTP.
2. Danh mục biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở của Ngành Tư pháp được liệt kê tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 15. Thời hạn thực hiện báo cáo thống kê cơ sở
1. Đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1
Thời hạn thực hiện báo cáo thống kê cơ sở 6 tháng và báo cáo năm lần 1 không quá 08 ngày kể từ ngày chốt số liệu thực tế trong kỳ báo cáo (trước ngày 08 tháng 5 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng; trước ngày 08 tháng 11 đối với báo cáo năm lần 1)
2. Đối với báo cáo năm chính thức:
Thời hạn thực hiện không quá 20 ngày kể từ ngày chốt số liệu thực tế trong kỳ báo cáo (trước ngày 20 tháng 01 hàng năm).
Chương III
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ TỔNG HỢP
Điều 16. Phạm vi thống kê
Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tiến hành thu thập, tổng hợp các thông tin thống kê từ các báo cáo thống kê cơ sở, kết quả của các cuộc điều tra thống kê và nguồn thông tin của các cơ quan, tổ chức khác có liên quan theo quy định của pháp luật nhằm thu thập thông tin thống kê phục vụ quản lý Ngành và phục vụ việc thu thập, tổng hợp số liệu thống kê thuộc chỉ tiêu thống kê quốc gia được giao theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện;
2. Sở Tư pháp.
Điều 18. Cơ quan, tổ chức nhận báo cáo thống kê tổng hợp
1. Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tư pháp);
2. Bộ Tư pháp (Vụ Kế hoạch - Tài chính);
Điều 19. Biểu mẫu báo cáo thống kê tổng hợp
1. Biểu mẫu báo cáo thống kê tổng hợp của Ngành Tư pháp để thu thập thông tin thống kê trong các lĩnh vực được quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 20/2013/TT-BTP (trừ lĩnh vực lý lịch tư pháp).
2. Danh mục biểu mẫu báo cáo thống kê tổng hợp (bao gồm cả báo cáo thống kê cơ sở - tổng hợp) được liệt kê tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 20. Thời hạn báo cáo
1. Đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần một:
Thời hạn nhận báo cáo thống kê tổng hợp không quá 12 ngày kể từ ngày chốt số liệu thực tế trong kỳ báo cáo đối với Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, bán đấu giá tài sản, trợ giúp pháp lý, giám định tư pháp, giao dịch bảo đảm; không quá 24 ngày kể từ ngày chốt số liệu thực tế trong kỳ báo cáo đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh.
2. Đối với báo cáo năm chính thức:
Thời hạn nhận báo cáo thống kê tổng hợp cách nhau không quá 30 ngày kể từ ngày chốt số liệu thực tế trong kỳ báo cáo đối với Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, bán đấu giá tài sản, trợ giúp pháp lý, giám định tư pháp, giao dịch bảo đảm; không quá 60 ngày kể từ ngày chốt số liệu thực tế trong kỳ báo cáo đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường thị trấn trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê của Ngành Tư pháp theo quy định tại Quyết định này, bảo đảm cung cấp thông tin thống kê đầy đủ, chính xác, trung thực, khách quan, đúng thời hạn quy định.
Sở Tư pháp là đầu mối trong việc tiếp nhận báo cáo thống kê gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định tại Quyết định này, có trách nhiệm:
Đôn đốc các đơn vị gửi báo cáo thống kê theo đúng thời hạn quy định;
Đôn đốc, kiểm tra kết quả xử lý báo cáo thống kê do các cơ quan chuyên môn khác có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi đến;
Tổng hợp, phân tích báo cáo thống kê để phục vụ hoạt động quản lý thường xuyên của Ngành theo phạm vi lĩnh vực quy định và gửi kết quả xử lý, tổng hợp thông tin thống kê đầy đủ, chính xác và kịp thời đến Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
3. Giao Sở Nội vụ phối hợp với Sở Tư pháp trong việc bố trí biên chế cho Sở Tư pháp để đảm bảo triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ thống kê của Ngành Tư pháp theo quy định này.
4. Giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Tư pháp trong việc bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện Quy định này.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các Sở, ban ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phản ánh về Sở Tư pháp để hướng dẫn, thống nhất giải quyết. Nếu vượt quá thẩm quyền, Sở Tư pháp tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|