Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 18/02/2014 Về Kế hoạch thực hiện Kết luận 27-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết 53-NQ/TW đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020
- Số hiệu văn bản: 275/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Ngày ban hành: 18-02-2014
- Ngày có hiệu lực: 18-02-2014
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 19-07-2019
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3931 ngày (10 năm 9 tháng 11 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 275/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 27-KL/TW NGÀY 02 THÁNG 8 NĂM 2012 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 53-NQ/TW NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2005 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ KHÓA IX ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Kết luận số 27-KL/TW ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ Chính trị khóa IX đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 27-KL/TW ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ Chính trị khóa IX đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 27-KL/TW NGÀY 02 THÁNG 8 NĂM 2012 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 53-NQ/TW NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2005 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ KHÓA IX ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
Để triển khai thực hiện Kết luận số 27-KL/TW ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ Chính trị khóa IX về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 27-KL/TW để làm căn cứ chỉ đạo, điều hành các Bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện nhằm đưa vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững với những nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
1. Tạo cơ sở thống nhất để phối hợp thực hiện giữa các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Bộ Chính trị, tạo sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam; đóng góp xứng đáng vào quá trình phát triển chung của cả nước trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Xác định những nhiệm vụ cụ thể để các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kết luận số 27-KL/TW của Bộ Chính trị.
II. PHẠM VI THỰC HIỆN
Vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.
III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc Vùng Đông Nam Bộ, vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, chỉ đạo tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ, thống nhất các nhiệm vụ về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh theo Kết luận số 27-KL/TW của Bộ Chính trị, tập trung vào một số nội dung sau:
1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, thể chế về quản lý và điều hành, trong đó tập trung vào các chính sách về đất đai, tài chính, thị trường, đào tạo nguồn nhân lực, xử lý chất thải, khai thác và sử dụng tài nguyên nước..., nghiên cứu ban hành chính sách thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch, các ngành dịch vụ có chất lượng cao.
2. Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
3. Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả để vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành đầu tàu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ cao, nâng cao năng lực cạnh tranh những ngành công nghiệp chủ lực, có thế mạnh, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn trong các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hóa chất, dược phẩm, công nghiệp phần mềm, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học.... Phát triển dịch vụ cao cấp, chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, thương mại, viễn thông, vận tải, khoa học công nghệ, đào tạo, y tế, du lịch... Phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững với hình thức, tổ chức và kỹ thuật hiện đại, chất lượng cao phục vụ các đô thị, công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
4. Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối giữa các địa phương trong vùng, giữa vùng với các địa phương khác; ưu tiên đầu tư phát triển đô thị theo hướng đô thị xanh, đô thị sinh thái; xây dựng, nâng cấp một số tuyến quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn, các trục cao tốc theo quy hoạch được duyệt; hoàn thành di dời cảng trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh và đầu tư hoàn chỉnh cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải; phát triển giao thông vận tải bánh sắt tại các đô thị; phấn đấu đầu tư xây dựng cảng trung chuyển hàng không quốc tế Long Thành vào năm 2020.
5. Kiện toàn, nâng cao năng lực tổ chức bộ máy chỉ đạo, điều phối phát triển vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Đẩy mạnh sự phối hợp, gắn kết giữa các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong việc xây dựng các chính sách phát triển, huy động và phân bổ nguồn lực cho đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng; đào tạo, thu hút lao động và tạo việc làm, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo giữ gìn an ninh, quốc phòng, bảo vệ rừng và nguồn nước. Có cơ chế chính sách đặc thù nhằm thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa khu vực các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang với khu vực các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh theo từng thời kỳ, trên từng lĩnh vực.
6. Đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao với cơ cấu ngành nghề và trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mở rộng quy mô đào tạo dưới nhiều hình thức, chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân tay nghề cao. Phối hợp đào tạo nguồn nhân lực với các vùng khác trong cả nước và hợp tác quốc tế.
7. Tiếp tục cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
8. Tăng cường hợp tác giữa các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng miền Trung và Tây Nguyên về xúc tiến đầu tư, chuyển giao công nghệ, cung cấp lao động, xây dựng vùng nguyên liệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, xử lý chất thải. Tăng cường hợp tác phát triển thương mại qua biên giới Campuchia thông qua các cửa khẩu; xây dựng giao thông, cấp điện giữa các địa phương Việt Nam với Campuchia. Đẩy mạnh hợp tác với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ nhiệm vụ, nội dung của Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 27-KL/TW và theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện của Bộ, ngành, địa phương theo sự phân công của Chính phủ và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm. Cụ thể như sau:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Hoàn thiện Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách phát triển và liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; xây dựng cơ chế điều phối, liên kết vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Phối hợp với các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam xây dựng chính sách thu hút nguồn lực đầu tư, đặc biệt là huy động vốn nội lực, thu hút vốn nước ngoài và vận động xúc tiến đầu tư theo nhiều hình thức đầu tư (BOT, PPP...).
- Bố trí cân đối nguồn lực đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng kết nối giữa các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ, giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các vùng khác.
- Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tham gia ý kiến rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020.
b) Bộ Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành, địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nghiên cứu xây dựng chính sách tài chính tạo lập quỹ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng liên vùng; chính sách ưu đãi về thuế nhằm tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh.
c) Bộ Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương liên quan tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh.
- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng Đề án phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng đô thị trong vùng gắn với hành lang xuyên Á.
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành, địa phương liên quan hoàn thiện Quy hoạch tổng thể nông nghiệp, nông thôn, thủy lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến năm 2020.
- Rà soát quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp và nông thôn mới vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam; quy hoạch sản xuất lúa đặc sản ở Long An, Tiền Giang.
- Xây dựng cơ chế đầu tư các công trình chống ngập úng cho thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
đ) Bộ Giao thông vận tải:
- Chủ trì, phối hợp các địa phương tổng hợp danh mục các dự án kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT, BTO và PPP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020.
- Nghiên cứu các giải pháp khắc phục tình trạng ách tắc giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ đạo xây dựng, hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng kết nối các địa phương trong vùng, giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Campuchia.
e) Bộ Công Thương:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ và các địa phương trong vùng rà soát lại các dự án thủy điện; rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn vùng Đông Nam Bộ.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ và các địa phương trong vùng nghiên cứu xây dựng, rà soát quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại; đồng thời tăng cường chương trình xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu của vùng.
g) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ và các địa phương rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch về mạng lưới các trường dạy nghề, trung tâm đào tạo các khu công nghệ chất lượng cao phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của vùng.
- Quản lý theo dõi, kịp thời cập nhật tình hình biến động lao động trong quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất để đề xuất giải pháp xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.
h) Bộ Y tế:
Phối hợp các địa phương trong vùng xây dựng Quy hoạch hệ thống y tế của các địa phương phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam.
i) Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng thực hiện rà soát lại hệ thống các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 theo quy hoạch đã được duyệt.
k) Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
l) Bộ Khoa học và Công nghệ:
Chủ trì nghiên cứu và tập trung đầu tư cho các Viện nghiên cứu đầu ngành, Trung tâm khoa học và công nghệ, các phòng thí nghiệm trọng điểm, các cơ sở ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Xúc tiến đầu tư vào Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai.
m) Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp các địa phương trong vùng giải quyết vấn đề thu gom, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thanh tra xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, sử dụng hợp lý các loại tài nguyên.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo việc lập và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
n) Bộ Thông tin và Truyền thông:
Tổ chức triển khai Chương trình quốc gia phát triển công nghệ thông tin đến năm 2020 tại vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sau khi được phê duyệt, đảm bảo thông tin liên lạc theo hướng hiện đại.
o) Bộ Công an:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đảm bảo an ninh, trật tự phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý đấu tranh phòng chống tội phạm.
p) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong vùng nghiên cứu trình Chính phủ: (1) bổ sung chính sách đối với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; (2) rà soát và cấu trúc lại hệ thống ngân hàng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
q) Bộ Quốc phòng:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các địa phương trong vùng rà soát quy hoạch tổng thể các cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng, hệ thống cảng, kho bãi, xây dựng đồn biên phòng, đường tuần tra biên giới, các đề án chuyên ngành của Bộ Quốc phòng.
r) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng:
- Xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư và danh mục các dự án kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT, BTO và PPP đến năm 2020.
- Rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của địa phương đến năm 2020 theo tinh thần kết luận số 27-KL/TW của Bộ Chính trị.
- Cập nhật các dự báo, xác định lại cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, nâng cao tính cạnh tranh đảm bảo phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan quản lý Kế hoạch triển khai thực hiện, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ:
- Chủ trì hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch, tiến độ cụ thể và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm theo đúng các mục tiêu của Kế hoạch đề ra.
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm; trên cơ sở đó sơ kết, tổng kết để báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng tiến độ thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan báo cáo đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ trong trường hợp cần thiết./
PHỤ LỤC
MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 27-KL/TW NGÀY 02 THÁNG 8 NĂM 2012 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG VÙNG ĐÔNG NAM BỘ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIẺM PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | Cơ quan chủ trì | Nội dung thực hiện | Cơ quan phối hợp | Hình thức văn bản | Thời gian thực hiện |
1 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) | Các Bộ, ngành, địa phương | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ | 2013 -2014 |
Xây dựng cơ chế điều phối, liên kết vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2015- 2020 | Các Bộ, ngành, địa phương | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ | 2014 | ||
2 | Bộ Tài chính | Xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngay 18/5/2004 của Chính phủ quy định một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh | Nghị định của Chính phủ | Quý III/ 2013 -2014 |
3 | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. | Các Bộ, ngành, địa phương | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ | 2014 |
4 | Bộ Công thương | Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại; tăng cường xúc tiến phát triển thương hiệu vùng Đông Nam Bộ và vùng KTTĐPN | Các ngành, địa phương | Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương | 2014 |
Xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn vùng Đông Nam Bộ. | Các ngành, địa phương | Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương | 2013 -2014 | ||
5 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Cơ chế vốn đầu tư xây dựng các công trình chống ngập lụt cho thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn trong vùng | Bộ KH&ĐT, Bộ TC, địa phương | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ | 2014 |
Xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020 trong điều kiện biến đổi khí hậu | Các địa phương | Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT | 2014 | ||
Xây dựng quy hoạch tổng thể khu và vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 vùng Đông Nam Bộ và vùng KTTĐPN. | Các địa phương | Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT | 2014 | ||
6 | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các trường dạy nghề, trung tâm đào tạo cho các khu công nghệ chất lượng cao phù hợp với yêu cầu phát triển của vùng ĐNB và vùng KTTĐPN. | Các địa phương | Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | 2014 |
7 | Bộ Xây dựng | Hoàn thành Đề án phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng đô thị trong vùng gắn với hành lang xuyên Á. | Các Bộ, ngành, địa phương | Đề án | 2014 |
Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh | Các Bộ và địa phương | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ | 2015 | ||
8 | Bộ Giao thông vận tải | Phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 vùng Đông Nam Bộ. | Các địa phương | Quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT | Quý III/ 2013 -2014 |
9 | Bộ Khoa học và Công nghệ | Xây dựng khung cơ chế chính sách chiến lược phát triển tiềm lực khoa học công nghệ, cơ chế chính sách phát triển nhanh nguồn nhân lực khoa học và công nghệ vùng Đông Nam Bộ và vùng KTTĐPN. | Các Bộ, ngành liên quan | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ | 2014 |
10 | Bộ Thông tin và Truyền thông | Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2020 | Các Bộ, ngành liên quan | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ | 2013 - 2014 |
11 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Quy hoạch địa điểm các khu xử lý chất thải rắn đô thị phù hợp với quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam | Các địa phương | Quyết định của Bộ trường Bộ TN&MT | 2014 |
Đề án phát triển hệ thống thu gom, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường, thanh tra xử lý các cơ sở ô nhiễm môi trường đảm bảo phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. | Các Bộ, ngành, địa phương | Đề án | 2014 | ||
12 | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam | Xây dựng quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch khu nhà ở công nhân KCN, KCX, nhà ở của người lao động có thu nhập thấp đến năm 2020. | 2014 - 2015 | ||
Xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư và danh mục các dự án kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT, BTO và PPP đến năm 2020. | 2014-2015 | ||||
Rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của địa phương đến năm 2020 theo tinh thần Kết luận sổ 27-KL/TW của Bộ Chính trị. | 2014-2015 | ||||
Cập nhật các dự báo, xác định lại cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương; nâng khả năng cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế. | 2014-2015 |