Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 08/02/2014 Sửa đổi Quy định về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Cà Mau kèm theo Quyết định 20/2010/QĐ-UBND (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 03/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Ngày ban hành: 08-02-2014
- Ngày có hiệu lực: 18-02-2014
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 09-11-2015
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 09-02-2017
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1087 ngày (2 năm 11 tháng 27 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 09-02-2017
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2014/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 08 tháng 02 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 20/2010/QĐ-UBND NGÀY 23/9/2010 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
Căn cứ Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
Căn cứ Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 90/2008/TT-BNN ngày 28/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản; Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT;
Căn cứ Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 305/TTr-SNN ngày 13/9/2013 (kèm Báo cáo thẩm định số 203/BC-STP ngày 10/9/2013 của Giám đốc Sở Tư pháp), Báo cáo số 11/BC-SNN ngày 13/01/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Cà Mau ban hành kèm theo Quyết định số 20/2010/QĐ-UBND ngày 23/9/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau. Cụ thể như sau:
1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 3. Động vật hoang dã được quản lý, bảo vệ theo Quy định này, bao gồm: Các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ; các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật hoang dã nguy cấp (CITES); các loài động vật hoang dã thông thường theo Danh mục kèm theo Quy định này."
2. Tiêu đề Điều 8 và nội dung Khoản 2, Điều 8 được sửa đổi như sau:
"Điều 8. Xử lý động vật hoang dã tịch thu
2. Đối với động vật còn sống, nhưng bị thương, ốm yếu:
a) Chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ các cá thể động vật thuộc nhóm I B, II B.
b) Tổ chức bán cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp các cá thể động vật hoang dã thông thường và động vật thuộc nhóm II B không còn khả năng cứu hộ. Việc bán các cá thể động vật này chỉ được thực hiện sau khi cơ quan chức năng đã kiểm tra, đảm bảo không có mầm bệnh. Đối với động vật thuộc nhóm I B, trong trường hợp không còn khả năng cứu hộ hoặc nếu chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ thì không còn khả năng sống, thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật".
3. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 9. Gây nuôi động vật hoang dã
1. Chỉ được gây nuôi sinh trưởng và sinh sản các loài động vật hoang dã thế hệ F1 trở đi.
2. Cơ sở gây nuôi phải đảm bảo các điều kiện gây nuôi theo quy định hiện hành."
4. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 10. Hồ sơ gây nuôi động vật hoang dã
1. Hồ sơ gây nuôi động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
a) Điều kiện đăng ký gây nuôi thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
b) Hồ sơ, thủ tục đăng ký gây nuôi thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 5, Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị đinh về nông nghiệp.
2. Hồ sơ gây nuôi động vật hoang dã thông thường
a) Điều kiện đăng ký gây nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 7, Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường.
b) Hồ sơ, thủ tục đăng ký gây nuôi thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 8, Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT."
5. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 11. Hồ sơ, thủ tục vận chuyển động vật hoang dã
1. Đối với động vật gây nuôi trong nước, động vật hoang dã khai thác từ tự nhiên, động vật hoang dã xử lý tịch thu và động vật hoang dã nhập khẩu thực hiện theo Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.
2. Trường hợp vận chuyển nội bộ thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Điểm b, Khoản 2, Điều 18, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Khoản 8, Điều 1, Thông tư số 42/2012/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản.
3. Khi vận chuyển động vật hoang dã và sản phẩm của chúng thuộc nhóm I B, II B có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên ra ngoài địa bàn tỉnh phải có Giấy phép vận chuyển đặc biệt do Chi cục Kiểm lâm cấp."
6. Khoản 2, Khoản 3, Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Động vật hoang dã đưa vào kinh doanh, chế biến, mua bán phải có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 của Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 15, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT.
3. Hồ sơ động vật hoang dã tại cơ sở kinh doanh, mua bán, chế biến phải đảm bảo theo quy định tại Điều 20, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT."
7. Khoản 4, Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"4. Chỉ đạo các ngành có liên quan và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các hành vi khai thác, săn bắt, kinh doanh, mua bán và vận chuyển động vật hoang dã trái phép theo quy định pháp luật."
8. Thay thế Danh mục động vật hoang dã kèm theo Quyết định số 20/2010/QĐ-UBND ngày 23/9/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh, bằng Danh mục kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện Quyết định này; đồng thời, kịp thời tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành quyết định mới thay thế quyết định này cho phù hợp tình hình thực tế, đảm bảo quy định của pháp luật. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Quyết định này, khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này (kèm Danh mục động vật hoang dã thông thường được quản lý, bảo vệ trên địa bàn tỉnh Cà Mau)./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC
ĐỘNG VẬT HOANG DÃ THÔNG THƯỜNG ĐƯỢC QUẢN LÝ, BẢO VỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số: 03/2014/QĐ-UBND ngày 08/02/2014 của UBND tỉnh Cà Mau)
TT | TÊN VIỆT NAM | TÊN KHOA HỌC |
| LỚP CHIM | AVES |
| BỘ BỒ NÔNG | PELECANIFORMES |
| Họ Bồ nông | Pelecandidae |
1 | Chằng bè (Bồ nông chân xám) | Palacanus phillipennis |
| Họ Cổ rắn | Anhingidae |
2 | Điêng điểng (Cổ rắn) | Anhinga rufa melanogater |
| BỘ HẠC | CICONIFORMES |
| Họ Hạc | Ciconiidae |
3 | Giang sen (Cò lạo Ấn Độ) | Mycteria leucocephala |
| Họ Diệc | Ardeidae |
4 | Cò trắng | Egretta garzetta |
5 | Cò xanh | Butorides striatus actophilus |
6 | Cò ruồi | Bubulcus ibis coromandus |
7 | Cò lửa | Ixobrychus cinnamomeus |
8 | Diệc lửa | Ardea purpurea manilensis |
9 | Diệc xám | Ardea cinerea reatirostris |
10 | Vạc | Nycticorax nycticorax |
| Họ Cò quăm | Threskiornithidae |
11 | Quắm đen | Plegadis falcinillus |
12 | Quắm trắng (quăm đầu đen) | Threskionis melanocephala |
| BỘ NGỖNG | ANSERIFORMES |
| Họ Vịt | Anatidae |
13 | Le le nâu | Dendrocygna javsnica |
14 | Vịt trời | Anas poecilorhyncha haringtoni |
| BỘ CHIM LẶN | PODICIPEFORMES |
| Họ Chim lặn | Podicipedidae |
15 | Le hôi | Tachybaptus ruficollis |
| BỘ SẾU | GRUIFORMES |
| Họ Gà nước | Accipitridae |
16 | Trích ré (Kịch) | Gallinula chloropus |
17 | Trích cồ (Xít) | Porphyro porphyrio viridis |
18 | Óc cao (Gà nước họng nâu) | Rallina fasciata |
| BỘ CU CU | CUCULIFORMES |
| Họ Cu cu | Cuculidae |
19 | Tu hú | Endynamis scopolacea chinensis |
| BỘ SẺ | PESSERIFORMES |
| Họ Sáo | Sturnidae |
20 | Sáo mỏ vàng (Sáo trâu) | Acridotheres grandis |
21 | Sáo nâu | Acridotheres tristis |
22 | Cưỡng | Sturnus nigricollis |
| Họ Chìa vôi | Motacillidae |
23 | Chìa vôi trắng | Motacillidae alba |
| LỚP BÒ SÁT | REPTILES |
| BỘ RÙA | TESTUDINATA |
| Họ Rùa đầm | Emydidae |
24 | Rùa hộp lưng đen (Rùa nắp) | Cuora amboinensis |