cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 05/2014/QĐ-UBND ngày 27/01/2014 Về Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng công an xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2020

  • Số hiệu văn bản: 05/2014/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Ngày ban hành: 27-01-2014
  • Ngày có hiệu lực: 06-02-2014
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 22-11-2019
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 27-01-2022
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2912 ngày (7 năm 11 tháng 27 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 27-01-2022
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 27-01-2022, Quyết định số 05/2014/QĐ-UBND ngày 27/01/2014 Về Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng công an xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2020 bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 27/01/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2021”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2014/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 27 tháng 01 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2014 - 2020.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh Công an xã ngày 21/11/2008;

Căn cứ Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã;

Căn cứ Thông tư s 12/2010/TT-BCA ngày 08/4/2010 của Bộ Công an quy định cụ thể một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định s 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ; Thông tư 43/2013/TT-BCA ngày 15/10/2013 ca Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn, định mức trang bị cho Công an xã; Thông tư s 15/2010/TT-BCA ngày 24/5/2010 của Bộ Công an quy định việc điều động sỹ quan, hạ sỹ quan công an nhân dân đảm nhiệm các chức danh công an xã ở các xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự;

Căn cứ Nghị quyết s 35/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa X, Kỳ họp thứ 7 "Về việc thông qua Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng công an xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 - 2020";

Xét đề nghị của Công an tỉnh tại Tờ trình số 107/TTr-CAT-PV28 ngày 16/01/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đán nâng cao chất lượng, hiệu qubảo vệ an ninh trật tự của lực lượng công an xã trên địa bàn tnh Kon Tum giai đoạn 2014 - 2020.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện theo quy định; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; định kỳ sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện Đề án.

2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện Đề án.

Điều 3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Công an;
- Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tnh ủy;
- Thường trực HĐND tnh;
- Ch tịch, các Phó Ch tịch UBND tnh;
- Như Điều 3;
- UBMTTQ VN tnh;
- Đoàn Đại biểu QH tnh;
- Ban Pháp chế - HĐND tnh; TAND, VKSND tnh;
-
Chi cục Văn thư - Lưu trữ tnh;
- Thường trực HĐND huyện, thành phố;
- Công báo tnh; Đài PT-TH tnh; Cổng thông tin điện tử; Báo Kon Tum;
- Lưu: VT-NC2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hùng

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2014 - 2020.
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 05/2014/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2014 của y ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

Phần thnhất

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Pháp lệnh Công an ngày 21/11/2008.

- Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã.

- Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

- Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính ph quy đnh về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đi với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

- Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính ph.

- Quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 20/3/2009 của Thtướng Chính phvề ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Pháp lệnh Công an xã.

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phvề việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Thông tư liên tịch s09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dn thực hiện bo hiểm y tế.

- Thông tư s 12/2010/TT-BCA ngày 08/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phquy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã.

- Thông tư s 15/2010/TT-BCA ngày 24/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc điều động sỹ quan, hạ sỹ quan công an nhân dân đảm nhiệm các chức danh công an xã ở các xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự.

- Thông tư s43/2013/TT-BCA ngày 15/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn, định mức trang bị cho Công an xã.

- Nghị quyết s 03/2010/NQ-HĐND ngày 05/4/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về chức danh, số lượng, một schế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

- Nghị quyết số 21/2012/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về bổ sung số lượng công an xã tỉnh Kon Tum.

- Nghị quyết số 35/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân tnh Khóa X, Kỳ họp thứ 7 "Vviệc thông qua Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả bo vệ an ninh trật tự của lực lượng công an xã trên địa bàn tnh Kon Tum giai đoạn 2014 - 2020".

II. THỰC TRẠNG LỰC LƯỢNG CÔNG AN XÃ

1. Về tổ chức công an xã

Thực hiện Pháp lệnh Công an xã và các văn bản hướng dẫn thi hành, hiện nay lực lượng công an xã của tỉnh đang từng bước được bố trí đảm bảo về khung và số lượng phó trưởng công an xã, công an viên thường trực và công an viên theo quy định. Một số xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự đã được bố trí công an chính quy đảm nhiệm chức danh trưởng, phó trưởng công an xã và công an viên.

Qua khảo sát tính đến tháng 10/2013 cho thấy:

1.1. Trưởng công an xã:

Tổng số: 71 đồng chí, trong đó:

- Trưởng công an xã là công an chính quy: 26 đồng chí.

- Trưởng công an xã là công chức cấp xã: 45 đồng chí, cụ thể:

+ Đảng viên: 32 đồng chí.

+ Lý luận chính trị: Sơ cấp 29 đồng chí; trung cấp 16 đồng chí.

+ Trình độ học vấn: Tốt nghiệp phổ thông 39 đồng chí; trung học cơ sở 06 đồng chí.

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trung cấp công an xã 11 đồng chí, còn lại đã qua huấn luyện nghiệp vụ tại Công an tỉnh.

1.2. Phó trưởng công an xã:

- Tổng số: 149 đồng chí, trong đó:

- Phó trưởng công an là công an chính quy: 06 đồng chí.

- Phó trưởng công an là những người hoạt động không chuyên trách: 143 đồng chí, cụ thể:

+ Đảng viên: 76 đồng chí; đoàn viên 54 đồng chí.

+ Lý luận chính trị: Sơ cấp 52 đồng chí; trung cấp 04 đồng chí.

+ Trình độ học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông 79 đồng chí; trung học cơ sở 57 đồng chí; tiểu học 07 đồng chí.

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trung cấp công an xã 15 đồng chí; còn lại đã qua huấn luyện nghiệp vụ tại Công an tỉnh và cấp huyện.

* Có 69 xã trọng đim, phức tạp v an ninh trật tự, xã loại 1, xã loại 2 đã btrí 02 phó trưởng công an xã; 11 xã bố trí 01 phó trưng công an xã.

1.3. Công an viên:

Tổng số 738 đồng chí, trong đó:

- Công an viên là công an chính quy: 03 đồng chí.

- Công an viên: 735 đồng chí (trong đó có 50 đồng chí công an viên thường trực tại xã), cụ thể:

+ Đng viên: 139 đồng chí; đoàn viên: 335 đồng chí.

+ Lý luận chính trị: Sơ cấp 23 đồng chí.

+ Trình độ học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông 218 đồng chí; trung học cơ sở 312 đồng chí; tiểu học 205 đồng chí.

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đã qua huấn luyện nghiệp vụ công an xã tại tỉnh 293 đồng chí.

Nhìn chung chất lượng của lực lượng công an xã còn thấp, chưa đạt tiêu chuẩn quy định, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đối chiếu với các quy định hiện hành thì thực trạng lực lượng công an xã trên địa bàn tnh hiện nay vừa thiếu, vừa yếu so với yêu cầu nhiệm vụ bo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.

2. Về thực hiện chế độ chính sách

Trưởng công an xã được hưng chế độ tiền lương của công chức cấp xãchế độ bảo hiểm y tế, bo hiểm xã hội theo quy định. Phó trưởng công an xã hưng mức phụ cấp cán bộ không chuyên trách cấp xã bằng hệ số 1,0 mức lương tối thiểu hiện hành. Công an viên thường trực tại xã hưởng mức phụ cấp bằng hệ số 0,9 mức lương tối thiểu hiện hành. Công an viên tại thôn, làng hưởng mức phụ cấp bằng hệ số 0,8 mức lương ti thiểu hiện hành.

Một số địa phương đã triển khai chế độ bo hiểm y tế cho phó trưởng công an xã và công an viên, như thành phố Kon Tum đã cấp thẻ bo hiểm y tế cho 07 phó trưng công an xã.... Tuy nhiên vẫn còn nhiều địa phương chưa triển khai thực hiện hoặc triển khai thực hiện chưa đầy đủ chế độ bảo hiểm y tế đối với 02 chức danh này theo quy định.

3. Về trang bị cho lực lượng Công an xã

3.1. Về trụ sở, trang thiết bị làm việc:

Toàn tỉnh có 81 đơn vị công an xã, trong đó có 04 đơn vị đã có nhà làm việc riêng, 50 đơn vị có phòng làm việc riêng, 27 đơn vị làm việc chung với các ban, ngành khác của xã. Diện tích bố trí cho các đơn vị công an xã để làm việc và tiếp nhân dân còn chật hẹp, chủ yếu là nhà cấp 4.

Bàn ghế làm việc, tủ đựng hồ sơ hầu hết đã cũ và không đủ số lượng nên ảnh hưởng lớn đến việc lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và phục vụ yêu cầu công tác.

3.2. Về trang phục:

Năm 2007 trở về trước, trang phục cho lực lượng công an xã được cấp từ nguồn kinh phí địa phương. Trên cơ sở kinh phí được cấp, Công an tỉnh đã trang bị cho trưởng, phó trưởng công an xã trong toàn tỉnh mỗi đồng chí 02 bộ quần áo xuân hè, 01 mũ mềm, 01 bộ quần áo đi mưa, 01 đôi giày, 01 thắt lưng.

Từ năm 2008 đến 2011, UBND tỉnh cấp kinh phí giao cho các huyện, thành ph chtrì mua sắm, trang bị trang phục cho lực lượng công an xã. Tuy nhiên, việc mua sm, trang bị của các địa phương còn hạn chế.

Từ năm 2012 và 2013 được trung ương htrợ kinh phí, theo đó UBND tỉnh phân bổ tập trung cho Công an tỉnh tổ chức mua sắm, trang bị trang phục cho toàn bộ lực lượng công an xã trên địa bàn tnh theo quy định của Bộ Công an.

3.3. Về vũ khí, công cụ hỗ trợ, pơng tiện:

Từ nguồn kinh phí địa phương do UBND tỉnh cấp, tính đến thời điểm hiện nay, mỗi đơn vị công an xã đã được Công an tỉnh trang bị 05 còng số 8, 02 đến 04 gậy cao su, 02 đèn pin, 02 roi điện, 01 tủ sắt đựng tài liệu, 01 bộ bàn ghế (bàn gỗ, 04 ghế tựa, chân sắt). Ngoài ra, một số xã tự trang bị thêm phương tiện, công cụ hỗ trợ cho công an xã như súng bắn đạn cao su, hơi cay, điện thoại…

Thực tế, số vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện làm việc được trang bị từ nguồn kinh phí địa phương cho lực lượng công an xã trong thời gian qua là quá ít và chưa đảm bo về chất lượng, chủng loại… Hơn nữa. sau một thời gian sử dụng, một số loại công cụ hỗ trợ, phương tiện làm việc (roi điện, điện thoại, đèn pin...) đã bị hư hỏng, không thể khắc phục.

3.4. Về kinh phí cho hoạt động công an xã:

Hiện tại, lực lượng công an xã trong toàn tỉnh chưa có nguồn kinh phí cấp thường xuyên để đảm bo cho hoạt động. Tùy vào từng thời điểm và mức độ quan tâm của từng địa phương, UBND các xã có cấp kinh phí hoạt động cho công an xã nhưng chưa đáng kể.

4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cho lực lượng công an xã

Thời gian qua, tỉnh đã gửi 42 đồng chí (không tính Công an chính quy) đi đào tạo trình độ trung cấp nghiệp vụ cho trưởng công an xã, trong đó: 16 đồng chí đào tạo tại tỉnh Gia Lai, 26 đồng chí đào tạo tại Trường Văn hóa 3 tỉnh Đăk Lăk. Hiện tại (bắt đầu từ tháng 7/2013) có 10 đồng chí đang được gửi đào tạo tại Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Đăk Lăk.

Hàng năm, Công an tỉnh đã tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho trưởng, phó trưởng công an xã và công an viên dự nguồn trong toàn tỉnh. Với nguồn kinh phí do Bộ Công an cấp nên việc huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng này được Công an tỉnh tổ chức thực hiện nghiêm túc, đảm bảo thời gian, chất lượng theo quy định.

Việc tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng công an viên ở cơ sở bằng nguồn kinh phí của địa phương do công an cấp huyện đảm nhận. Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí chưa đảm bảo nên việc tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng này ở cơ sở chưa được thường xuyên, liên tục… từ đó dẫn đến một số công an viên không nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, khả năng giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra ở cơ sở còn lúng túng.

5. Về hoạt động của công an xã

Trong nhng năm qua, hoạt động của lực lượng công an xã trong toàn tỉnh luôn bám sát quy định, qua đó cơ bản đã thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong công tác giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng lực lượng công an xã ngày càng vững mạnh. Công an xã trong tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng có liên quan tổ chức nm tình hình, chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; tham gia quản lý nhà nước về an ninh trật tự ở cơ sở, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phn quan trọng trong việc bảo vệ an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở, phục vụ kịp thời các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tuy nhiên, do còn những hạn chế, bất cập về tổ chức, biên chế, trình độ văn hóa, nghiệp vụ, trang thiết bị, kinh phí, cơ svật chất và chế độ, chính sách còn hạn chế nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác của lực lượng công an xã.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, YÊU CẦU, NỘI DUNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ BẢO VỆ AN NINH TRẬT TỰ CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN XÃ

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đảm bo an ninh trật tự cơ s, đt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp y đảng, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyn địa phương và hướng dn nghiệp vụ của công an cấp huyện. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần nhận thức đúng đắn, coi đây là nhiệm vụ vừa có tính chiến lược lâu dài, vừa là yêu cầu cấp bách trong công tác xây dựng thế trận an ninh nhân dân.

- Xây dng đội ngũ công an xã phải phù hợp với định hướng xây dựng nguồn nhân lực cho cơ sở, trang bị cho đội ngũ công an xã bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tquốc; có tinh thần đoàn kết, vì nhân dân phục vụ; có trình độ học vấn theo yêu cầu, được đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; có ý thức tchức kỷ luật, tự giác, đề cao tinh thần trách nhiệm, gắn bó mật thiết với nhân dân.

- Đảm bo cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc; thực hiện tốt chế độ chính sách; tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng đối với lực lượng công an xã nhằm đáp ứng yêu cu trong công tác xây dựng và hoạt động của lực lượng công an xã.

2. Yêu cầu

- Quán triệt quan điểm, ch trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội là trách nhiệm của toàn đảng, toàn quân và toàn dân, trong đó lực lượng công an nhân dân là lực lượng nòng cốt; xây dựng lực lượng công an xã đáp ứng các yêu cầu trong tình hình mới, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại cơ sở, hoàn thành tốt mọi chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Đảm bo phù hợp với quy định của Pháp lệnh Công an xã và các quy định của pháp luật có liên quan, đúng với chủ trương, đường lối, chính sách của đảng về lực lượng công an xã trong chiến lược bo vệ an ninh quc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn cách mạng hiện nay và những năm tiếp theo, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu ququản lý nhà nước về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đu tranh phòng, chống tội phạm; kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật ngay từ địa bàn cơ s.

- Cp ủy đảng và chính quyền các cấp có trách nhiệm nâng cao chất lượng, hiệu quả đội ngũ công an xã; chú trọng tuyển chọn, đào tạo cán bộ, bố trí đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, nhất là về phẩm chất chính trị, năng lực, phương pháp và tác phong, lề lối làm việc; sâu sát địa bàn, gần gũi với nhân dân. Trong tuyển chọn, bố trí, sử dụng công an xã phải bảo đảm tính ổn định và tính kế thừa, phát triển, đáp ứng yêu cu đm bảo an ninh trật tự cơ sở. Từng bước trang bị, thống nhất danh mục trang thiết bị, trang phục, công cụ hỗ trợ, phương tiện làm việc; thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho lực lượng công an xã trong toàn tỉnh.

II. NỘI DUNG

1. Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức

1.1. Về tổ chức công an xã:

- Đối với chức danh trưởng công an: Đến cuối năm 2014, Công an các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp bố trí đủ số lượng trưởng công an xã theo quy định ca pháp luật. Từng bước đưa công an chính quy vlàm trưởng công an xã ở các xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự theo quy định tại Thông tư s15/2010/TT-BCA ngày 24/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an.

Về số lượng Phó trưởng Công an xã, Công an viên thường trực, Công an viên ở xã được bố trí theo quy định tại Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 05/4/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị quyết số 21/2012/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về bổ sung số lượng công an xã tỉnh Kon Tum.

Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ bo đm an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh trong từng giai đoạn, UBND tnh trình HĐND tỉnh bổ sung số lượng công an xã cho phù hợp quy định của pháp luật.

1.2. Về tiêu chuẩn tuyn chọn người bố trí vào công an xã:

Thực hiện theo Khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh Công an xã; Khoản 1 Điu 4 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ; Điều 14 Thông tư s12/2010/TT-BCA ngày 08/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an, hằng năm, UBND cấp huyện và UBND cấp xã phải có quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn, bố trí, sử dụng công an xã, đảm bảo ổn định, lâu dài đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở; ưu tiên tuyển chọn chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân đã hoàn thành nghĩa vụ trvề địa phương tham gia lực lượng công an xã. Trong quá trình tuyn chọn phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch theo đúng tiêu chuẩn quy định.

Từ năm 2015 trở đi, các trường hợp tuyển dụng vào công tác trong lực lượng công an xã (không tính công an viên) phải tt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trlên. Có kế hoạch thay thế dần scán bộ có trình độ thấp đđến năm 2020 tất cả trưởng, phó trưởng công an xã có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên. Công an viên có trình độ học vấn tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên.

Giám đốc Công an tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo trưởng công an cấp huyện tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cùng cấp trong việc quy hoạch, tuyển chọn, bố trí, sử dụng công an xã theo quy định. Quyết định điều động hoặc ủy quyền cho trưởng công an cấp huyện điều động công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã sau khi có ý kiến thống nhất của UBND cấp huyện.

2. Về chế độ, chính sách

2.1. Chế độ tiền lương, phụ cấp hàng tháng, phụ cấp thâm niên và trợ cấp khác đi với công an xã:

* Về chế độ tiền lương, phụ cấp hàng tháng:

- Trưởng công an xã hưởng chế độ tiền lương của công chức cấp xã theo quy định.

- Về chế độ phụ cấp hàng tháng phó trưng công an xã, công an viên thường trực, công an viên (ở thôn, làng) thực hiện theo Nghị quyết số 03/2010/NQ-ND ngày 05/4/2010 của Hội đồng nhân dân tnh Kon Tum về chức danh, số lượng, một schế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị quyết số 21/2012/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về bổ sung số lượng lực lượng công an xã tỉnh Kon Tum, cụ thể là:

+ Phó trưởng công an xã hưởng phụ cấp bằng hệ số 1,0 mức lương tối thiểu hiện hành.

+ Công an viên thường trực hưởng phụ cấp bằng hệ số 0,9 mức lương tối thiểu hiện hành.

+ Công an viên (ở thôn, làng) hưởng phụ cấp bằng hệ số 0,8 mức lương tối thiểu hiện hành.

* Về phụ cấp thâm niên và trợ cấp khác:

Trưởng công an xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên mỗi năm bằng 1% lương và phụ cấp hiện hưởng (Điều 19 Pháp lệnh Công an xã; Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ).

Trưởng, phó trưởng công an xã, công an viên khi làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại những nơi thuộc địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 0,05 lần của lương tối thiểu chung. Trường hợp làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được cơ quan ra quyết định huy động bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi về; phó trưởng công an xã, công an viên khi đi công tác được hưởng chế độ như đối với công chức cấp xã (Khoản 4, 5 Điều 7 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ).

2.2. Chế độ bảo hiểm xã hội và bo hiểm y tế:

- Trưởng công an xã được tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy đnh về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đi với cán bộ, công chức , phường, thị trn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

- Phó trưởng công an xã, công an viên thường trực tại xã không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bt buộc; được tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phquy định chi tiết và hướng dn thi hành một số điều của Luật Bo him y tế.

- Công an viên thôn không thuộc đối tượng tham gia bo hiểm xã hội bắt buộc; được tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ.

2.3. Chế độ khám, chữa bệnh, ốm đau, tai nạn, bị thương, bị chết…:

Căn cứ Khoản 6. 7, 8, 9 Điều 7 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ, thực hiện chế độ khám, cha bệnh, ốm đau, tai nạn, bị thương, bị chết... như sau:

- Trưng công an xã, phó trưởng công an xã và công an viên bị ốm đau trong thời gian công tác được khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và được hỗ trợ thanh toán tiền khám, chữa bệnh từ nguồn ngân sách địa phương.

Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với SY tế, STài chính và các đơn vị có liên quan tham mưu Chtịch UBND tỉnh quy định mức hỗ trợ cụ thể theo thẩm quyền được giao.

- Trưởng công an xã, phó trưởng công an xã và công an viên bị tai nạn trong khi làm nhiệm vụ, trong khi tập trung đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ hoặc trên đường đi làm nhiệm vụ, trên đường đi, về nơi tập trung huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ theo quyết định triệu tập của cp có thẩm quyền thì được hưng các chế độ như sau:

+ Được thanh toán chi phí y tế trong quá trình sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật, xuất viện;

+ Sau khi điều trị, được UBND xã giới thiệu đi giám định khnăng lao động tại hội đồng giám định y khoa theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người có tham gia bảo hiểm xã hội thì thực hiện trợ cấp một lần hoặc hàng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trường hợp người chưa tham gia bảo hiểm xã hội bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng chế độ trợ cấp một lần, mức trợ cấp do Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, cụ thể:

+ Người bị tai nạn làm khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng, biu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động khiến cho lao động, học tập gặp nhiều khó khăn thì được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật đối với người tàn tật:

+ Trường hợp bị chết, kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu, nếu người bị chết có tham gia bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp người bị chết chưa tham gia bảo hiểm xã hội thì người chịu trách nhiệm mai táng được nhận tiền mai táng bằng 08 (tám) tháng lương tối thiểu và gia đình của người đó được trợ cấp một lần bằng 05 (năm) tháng lương tối thiểu.

- Lực lượng công an xã bị thương, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ hoặc vì lý do thi hành công vụ, được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Kinh phí chi trả các chế độ trên hàng năm do ngân sách địa phương cân đối. Đối với người có tham gia bảo hiểm xã hội thì do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.

2.4. Chế độ trợ cp thôi việc:

- Trưởng công an xã thực hiện theo chế độ công chức cấp xã và các văn bản quy định về lực lượng công an xã hiện hành.

- Phó trưởng công an xã, công an viên thường trực và công an viên có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng (được cấp có thẩm quyền quyết định) thì được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân phụ cấp hiện hưởng (theo quy định tại tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính ph).

3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cho lực lượng công an xã

- Về đào tạo trình độ trung cấp nghiệp vụ: Tiếp tục thực hiện chương trình khung đào tạo trung cấp chuyên ngành quản lý trật tự xã hội ở địa bàn cơ sở (ban hành kèm theo Quyết định số 746/2006/QĐ-BCA(X14) ngày 14/6/2006 của Bộ Công an), Kế hoạch số 871/KH-CAT(PX28) ngày 22/9/2006 của Công an tỉnh.

Hằng năm, Sở Nội vụ ch trì, phi hợp Công an tnh, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lực lượng công an xã (đm bo chặt chẽ, sau khi đào tạo được btrí sử dụng lâu dài) đề xuất UBND tỉnh xem xét phê duyệt phù hợp với khnăng cân đối nguồn kinh phí đào tạo của ngân sách tỉnh.

- Về công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ hằng năm:

+ Hằng năm, Công an tỉnh tổ chức mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho Phó trưởng công an xã và công an viên dự nguồn trong toàn tỉnh theo quy định của Bộ Công an, bằng nguồn kinh phí thường xuyên do Bộ Công an cấp.

+ Công an cấp huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho Công an viên tại địa phương; mi đợt tập huấn từ 10 - 15 ngày, từ nguồn ngân sách tnh bố trí thêm vào dự toán hằng năm cho UBND cấp huyện, giao Công an huyện thực hiện.

4. Trang bị cho lực lượng công an xã

Tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng công an xã thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở . Trong những năm tới, cần quan tâm hơn nữa việc trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, trang phục, công cụ hỗ trợ… đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.

Để thống nhất về danh mục, chủng loại, chất liệu trang bị cho lực lượng công an xã, hằng năm giao Công an tỉnh xây dựng kế hoạch, lập dự trù và tổ chức trang bị thống nhất trong toàn tỉnh. Ngoài ra, các đơn vị công an xã có thể đề xuất thêm kinh phí địa phương để tự trang bị theo nhu cầu công tác.

4.1. Về trang phục, phù hiệu và giấy chứng nhận công an xã:

Trang phục công an xã và niên hạn cấp phát trang phục công an xã kinh phí thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 8 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ. Nguồn kinh phí do UBND tỉnh bố trí hằng năm. Công an tỉnh có trách nhiệm phối hợp với sở tài chính dự trù kinh phí, triển khai thực hiện đảm bảo trang bị trang phục và cấp giấy chứng nhận cho công an xã theo đúng quy định hiện hành.

4.2. Về bảo đảm trang bị phương tiện, trụ sở làm việc kinh phí hoạt động cho công an xã:

Thực hiện theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 43/2013/TT-BCA ngày 15/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Công an. UBND tỉnh từng bước bố trí kinh phí để trang bị phương tiện làm việc, đi lại, đảm bảo cho công an xã có nơi làm việc riêng và phòng tạm giữ hành chính. Trước mắt, ưu tiên các đơn vị công an xã chưa có nơi làm việc riêng, về cơ bản đến năm 2015 đảm bảo 100% công an xã đều có nhà hoặc phòng làm việc riêng; đến năm 2017 các đơn vị công an xã đều có phòng tạm giữ hành chính riêng đáp ứng yêu cầu công tác; đến năm 2020 hoàn thành tiêu chuẩn theo quy định.

4.3. Về trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ:

Căn cứ Khoản 2 Điều 15 Pháp lệnh Công an xã; Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ; Điều 16 Thông tư số 12/2010/TT-BCA ngày 08/4/2010; Khoản 1 Điều 4 Thông tư 43/2013/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an. Công an tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu công tác đảm bảo an ninh, trật tự của địa phương đề xuất Bộ Công an trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ phù hợp cho lực lượng công an xã trong toàn tỉnh, chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác cấp phát, quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của lực lượng công an xã theo quy định. Ngoài ra, tùy vào tình hình thực tế công tác đảm bảo an ninh trật tự và đặc thù của từng địa bàn cơ sở, tỉnh hỗ trợ ngân sách để trang bị thêm công cụ hỗ trợ phù hợp cho công an xã.

4.4. Về kinh phí hoạt động của công an xã:

Theo phân cấp, UBND các huyện, thành phố chủ động, ưu tiên cân đối bố trí ngân sách cấp huyện cho phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng công an xã trong công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương. Trường hợp khó khăn, báo cáo UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí theo quy định.

UBND xã có trách nhiệm cân đối bố trí ngân sách xã theo phân cấp; kết hợp nguồn thu từ quỹ quốc phòng - an ninh… của địa phương để bố trí kinh phí hoạt động thường xuyên cho công an xã đúng quy định tài chính hiện hành.

5. Thúc đy các mặt công tác đảm bảo an ninh, trật tự địa bàn xã

5.1. Tăng cường, nâng cao hiệu lực qun lý nhà nước về an ninh trật tự:

Tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương, pháp luật nhà nước về công tác đảm bo an ninh trật tự và thường xuyên tổ chức sơ, tổng kết để rút kinh nghiệm và chấn chỉnh những thiếu sót hoặc kiến nghị những vấn đliên quan đến công tác này cho phù hợp với chủ trương và diễn biến của tình hình. Trọng tâm là thực hiện nghiêm, có hiệu quả Luật Cư trú; công tác quản lý xuất cảnh, nhập cnh, đoàn ra, đoàn vào; quản lý nhân khu, hộ khu, tạm trú, tạm vắng; qun lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ tr, các ngành nghề kinh doanh có điu kiện nhằm mục đích phòng ngừa vi phạm pháp luật, ngăn chặn tội phạm có thể xảy ra địa bàn xã.

UBND cấp huyện và xã cần quan tâm đào tạo và trang bị phương tiện cần thiết cho lực lượng làm công tác đảm bo an ninh trật tự ở địa bàn xã. Chtịch UBND xã chỉ đạo công tác phối hợp giữ công an xã với các ban, ngành, lực lượng địa phương đthực hiện qun lý nhà nước van ninh trật tự; tchức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đm bảo điều kiện cần thiết cho công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự ở địa phương.

5.2. Nâng cao hiệu quả các biện pháp công tác công an ở địa bàn xã:

Lực lượng công an các cấp tiếp tục trin khai áp dụng đồng bộ các mặt công tác công an đã được quy định đđảm bảo an ninh trật tự ở địa bàn các xã, tập trung vào những nội dung sau:

- Làm tốt công tác nắm tình hình có liên quan đến an ninh trật tự ở địa bàn các xã đchủ động trin khai, áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chn và giải quyết kịp thời có hiệu quả những vấn đề phức tạp nổi lên.

- Tiếp tục đổi mới toàn diện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp với từng địa bàn dân cư, kết hợp chặt chẽ với các phong trào khác địa phương. Chú trọng xây dựng, củng cố phong trào ở vùng sâu, vùng xa và địa bàn biên gii; tổng kết nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, phát huy sức mạnh của nhân dân trong công tác đảm bảo an ninh trật tự.

- Sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng công an để chủ động phát hiện, nn chặn và đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quc gia, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn xã.

5.3. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa lực lượng công an xã với các cơ quan đoàn thể, lực lượng dân quân tự vệ:

- Tiếp tục thực hiện Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ về phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực lượng công an xã, phường, thị trấn trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Đẩy mạnh công tác phối hợp theo tinh thần Nghị quyết liên tịch số 01/2001/NQ-LT ngày 04/12/2001 giữa Ban thường trực Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Bộ Công an về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới tại địa bàn xã.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Đán bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2020.

Hằng năm, UBND tỉnh tổ chức tổng kết để đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Đề án.

Cuối năm 2016 tổ chức sơ kết 03 m thực hiện Đề án để có định hướng phù hợp với tình hình thực tế về nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng công an xã trong các năm tiếp theo.

Quý I năm 2021 tiến hành tổng kết Đề án.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công an tỉnh

- Chtrì, phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan chỉ đạo việc soạn thảo chương trình, nội dung đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công an xã; hằng năm rà soát đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung xã trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh; căn cứ vào khung số lượng phó trưởng công an xã, công an viên và tình hình thực tế của địa phương, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định cụ thể số lượng phó trưởng công an xã, công an viên từng xã;

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND huyện, thành phố lập dự trù kinh phí phục vụ công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công an xã; mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác của công an xã; vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang phục, phù hiệu, giấy chứng nhận công an xã; kinh phí tổng kết khen thưởng và chi khác báo cáo Bộ Công an, UBND tỉnh (qua Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư) xem xét cấp, hỗ trợ hằng năm theo khả năng cân đối ngân sách;

- Tham mưu UBND tỉnh báo cáo cơ quan có thm quyền cho chtrương việc bố trí trưởng công an xã sang vị trí khác khi đưa công an chính quy về thay thế vị trí này những xã trọng điểm, phức tạp van ninh trật tự.

- Chđạo công an cấp huyện tuyển chọn, bố trí, đào tạo nhân sự, thực hiện chính sách khác theo quy định cho công an xã; hướng dẫn, quản lý việc sdụng vũ khí, công cụ htrợ;

- Chủ trì, phi hợp với các sở, ban, ngành chức năng và địa phương giải quyết hoặc đề xuất UBND tnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đ án. Tham mưu, giúp UBND tnh theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện Đề án.

2. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh hướng dẫn UBND các huyện, thành phố về quy trình, thủ tục bổ nhiệm các chức danh công an xã; quy trình, thủ tục đưa lực lượng công an chính quy về đảm nhiệm các chức danh công an xã tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự theo đúng quy định và phù hợp với thực tế địa phương;

- Chtrì, phối hợp với Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng các chức danh công an xã.

3. Sở Tài chính

- Trên cơ sđề nghị của Công an tỉnh, Sở Nội vụ, UBND các huyện, thành phố, Sở Tài chính phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án hằng năm cho phù hợp với khả năng cân đối ngân sách tỉnh;

- Hướng dẫn các đơn vị, UBND huyện, thành phlập dự toán và quản lý, sdụng kinh phí theo đúng Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành.

4. S Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Công an tỉnh hướng dẫn việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lực lượng công an xã theo quy định hiện hành; các chế độ, chính sách cho lực lượng công an xã khi gặp tai nạn, thương tật, hy sinh trong lúc thi hành nhiệm vụ theo quy định.

5. Các sở, ban, ngành khác

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hp với Công an tỉnh và các cơ quan, địa phương có liên quan triển khai thực hiện Đề án đm bảo hiệu qu.

6. UBND các huyện, thành phố

- Chđộng cân đối ngân sách cấp huyện phù hợp để đảm bảo thực hiện chế độ chính sách, hoạt động cho lực lượng công an xã theo phân cấp quản lý hiện hành.

- Triển khai các nội dung qun lý nhà nước đối với công an xã theo quy định tại địa phương.

- Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã nâng cao hơn nữa năng lực qun lý nhà nước về an ninh trật tự ở địa bàn; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý những hành vi sách nhiu gây phiền hà cho nhân dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia công tác đảm bảo an ninh, trật tự./.