Quyết định số 64/2013/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 Cơ chế giao và điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Nghệ An năm 2014 (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 64/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Ngày ban hành: 16-12-2013
- Ngày có hiệu lực: 01-01-2014
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 04-11-2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 672 ngày (1 năm 10 tháng 7 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 04-11-2015
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2013/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 16 tháng 12 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CƠ CHẾ GIAO VÀ ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN NĂM 2014
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 96/2013/NQ-HĐND ngày 13/12/2013 của HĐND tỉnh khoá XVI, kỳ họp thứ 10 về nhiệm vụ năm 2014;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này cơ chế giao và điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An năm 2014.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
CƠ CHẾ GIAO VÀ ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN NĂM 2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 64 /2013/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Nghệ An)
I. CƠ CHẾ GIAO VÀ ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN NĂM 2014
1. Cơ chế giao kế hoạch
Chủ tịch UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch KT-XH cho Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Chỉ tiêu giao kế hoạch năm 2014 bao gồm các chỉ tiêu giao kế hoạch 2013, bổ sung thêm chỉ tiêu: số xã đạt tiêu chí nông thôn mới; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế.
Giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư XDCB: Căn cứ danh mục dự án và chỉ tiêu được HĐND tỉnh thông qua; UBND tỉnh quyết định chi tiết chỉ tiêu của dự án được đầu tư năm 2014 hạng mục xây lắp, thiết bị, kiến thiết cơ bản khác nếu công trình chưa giải phóng mặt bằng thì ưu tiên bố trí vốn giải phóng mặt bằng.
Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền cho các Sở, Ban, ngành điều hành kế hoạch như sau:
a) Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Thông báo chỉ tiêu kinh tế - xã hội của các ngành, để các Sở, ngành hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp trực thuộc, đơn vị liên quan và tổ chức chỉ đạo thực hiện; Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể phối hợp, giám sát theo quy định.
- Thông báo tổng hợp chỉ tiêu Kế hoạch XDCB năm 2014 đến hạng mục và cơ cấu vốn cho các ngành, các huyện và chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tổ chức giao ban thực hiện kế hoạch XDCB theo Quyết định 52/2007/QĐ.TTg ngày 16/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư Nhà nước.
- Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan thẩm định phương án kế hoạch xây dựng quy hoạch theo quy định hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh và các ngành liên quan đánh giá các ngành, các cấp thực hiện Quyết định này từng quý và cả năm báo cáo UBND tỉnh thông qua và thông báo cho các đơn vị biết theo từng quý và cả năm để kịp thời chấn chỉnh những đơn vị, cá nhân chưa làm tốt.
b) Giám đốc Sở Tài chính: Thông báo dự toán thu, chi ngân sách cấp huyện, xã, Sở, ngành, các đơn vị hành chính, sự nghiệp do tỉnh quản lý.
c) Cục trưởng Cục Thuế tỉnh: Thông báo chỉ tiêu thu ngân sách năm 2014 cho các doanh nghiệp do Cục Thuế trực tiếp quản lý và các Chi cục Thuế trên địa bàn tỉnh.
d) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh: Thông báo chỉ tiêu thu thuế xuất, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, phụ thu cho các đơn vị liên quan.
đ) Giám đốc Kho Bạc Nhà nước tỉnh: Thông báo cho các chủ đầu tư làm thủ tục giải ngân vốn.
e) Giám đốc Sở Nội vụ: Thông báo chỉ tiêu biên chế hành chính và biên chế sự nghiệp cho các ngành, các huyện, thành, thị, các đơn vị, số lượng cán bộ chuyên trách và công chức cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
f) Giám đốc các Sở quản lý ngành: Căn cứ thông báo chỉ tiêu kế hoạch, hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư để bố trí cụ thể cho các doanh nghiệp có liên quan, đồng thời tổ chức chỉ đạo, đôn đốc và tháo gỡ khó khăn cho cơ sở, đề xuất cơ chế, chính sách trình UBND tỉnh xử lý kịp thời và hiệu quả.
g) Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị căn cứ chỉ tiêu kế hoạch do Chủ tịch UBND tỉnh giao, Nghị quyết của HĐND cùng cấp để giao chỉ tiêu kế hoạch cho UBND cấp xã và các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý; quyết định bố trí chi tiết các nguồn vốn đầu tư được UBND tỉnh phân cấp, báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp theo dõi thực hiện.
2. Theo dõi, giám sát, chỉ đạo thực hiện kế hoạch
a) Giám sát, chỉ đạo thực hiện kế hoạch
- Các ngành, các cấp thực hiện nghiêm các nội dung quy định tại Nghị định số 99/2006/NĐ-CP ngày 15/9/2006 của Chính phủ về công tác kiểm tra thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; thực hiện giám sát cộng đồng theo Quyết định 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Phối hợp với các Ban của HĐND tỉnh thực hiện các chương trình giám sát các chương trình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
- Xây dựng chương trình phối hợp công tác với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy; Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể cấp tỉnh trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch.
- Thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.
- Thành lập các tổ kiểm tra thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án không triển khai, triển khai chậm.
- Thành lập các tổ kiểm tra doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh.
b) Điều chỉnh kế hoạch
- Việc điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (nếu có) chỉ tiến hành sau tháng 6 năm 2014. Phương án điều chỉnh, bổ sung do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định. Điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch thu, chi ngân sách tuân thủ quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Điều chỉnh kế hoạch XDCB bắt đầu từ sau giao ban XDCB 9 tháng đầu năm 2014 và thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục và quy định về quản lý đầu tư và xây dựng. Ưu tiên nguồn vốn điều chỉnh bố trí để thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương.
- Những đề xuất điều chỉnh không nằm trong nội dung Nghị quyết HĐND tỉnh thông qua thì không thuộc phạm vi điều chỉnh.
3. Trách nhiệm về nội dung tham mưu, chỉ đạo, báo cáo
a) Trách nhiệm tham mưu: Các ngành, các cấp, các đơn vị có liên quan phải bám sát chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động chương trình công tác xử lý và tham mưu xử lý tình huống kịp thời, hiệu quả, không chờ các công văn giao việc của UBND tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh phối hợp các ngành xây dựng lịch công tác hàng tháng, tham mưu giao việc đúng chức năng và thời gian xử lý.
Nội dung tham mưu theo đúng thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ, tránh chồng chéo và phải được theo dõi, giám sát đến quyết định xử lý cuối cùng. Những văn bản có nội dung trình vượt cấp, văn bản đề xuất bố trí vốn mà không rõ nguồn thì không xử lý theo quy định hiện hành, tránh đùn đẩy làm ảnh hưởng đến việc điều hành chung.
b) Trách nhiệm báo cáo: Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch được giao, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các Sở, Ban, ngành xây dựng giải pháp, cơ chế, chính sách cụ thể chỉ đạo điều hành thực hiện (trước ngày 31/01/2014). Trước ngày 18 hàng tháng, các ngành, các cấp báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch (theo mẫu biểu quy định), đề xuất giải pháp thực hiện của tháng tiếp theo gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp báo cáo phiên họp hàng tháng của UBND tỉnh. Các báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng gửi trước ngày 20 tháng cuối quý. Riêng báo cáo cả năm và báo cáo chuyên đề thực hiện theo chương trình công tác của năm của UBND tỉnh.
Cuối năm các ngành, các cấp báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu được Chủ tịch UBND tỉnh giao.
c) Trách nhiệm về soạn thảo, thực hiện đề án, văn bản quy phạm pháp luật: Căn cứ chương trình hành động, kế hoạch công tác của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các ngành, các cấp chủ động tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành thực hiện các đề án, văn bản quy phạm pháp luật... Sở, ngành, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm về các nội dung, các ngành được giao phối hợp phải có văn bản tham gia, trước hết là lĩnh vực do ngành, đơn vị quản lý, không được phó mặc cho cơ quan chủ trì.
Sở Tư pháp chủ trì phối hợp các ngành, các cấp tuyên truyền về Hiến pháp và các Luật mới ban hành; hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật.
d) Trách nhiệm về cung cấp thông tin: Các sở, ban, ngành và các địa phương thực hiện quy chế về thông tin, chủ động cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí để đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội và các giải pháp chỉ đạo điều hành của trung ương, cũng như của tỉnh, huyện đến cơ sở và người dân.
Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thông tin, tuyên truyền đưa tin chính xác, phản ánh đầy đủ và kịp thời tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
4. Rà soát cơ chế, chính sách
Trong quý II, các ngành, các cấp theo lĩnh vực rà soát cơ chế, chính sách ngành cấp mình, đề xuất, bổ sung cơ chế, chính sách năm kế hoạch tiếp theo; Phối hợp Sở Tài chính cân đối nguồn lực để đảm bảo thực hiện. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung các cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư phát triển; Sở Tài chính tổng hợp các cơ chế, chính sách liên quan đến chi sự nghiệp và chi thường xuyên để thông qua UBND tỉnh. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực ban chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới) tổng hợp cơ chế huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới.
Giao Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở đề xuất của các ngành, địa phương tổng hợp cân đối nguồn ngân sách đảm bảo tính khả thi của chính sách và đề xuất UBND tỉnh thông qua trước tháng 11 hàng năm để trình HĐND tỉnh thông qua cho kế hoạch năm sau.
5. Cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin
Năm 2014 triển khai cuộc vận động cán bộ, công chức hướng đến người dân và doanh nghiệp. Tiếp tục rà soát, đơn giản hoá quy trình, quy định xử lý hồ sơ, thủ tục hành chính với phương châm: nhanh, hiện thực và hiệu quả, giảm phiền hà sách nhiễu. Thực thi các kiến nghị đơn giản hoá thủ tục hành chính. Công khai hóa và minh bạch các loại giấy phép đang còn hiệu lực; công khai quy hoạch; Thi tuyển và xét tuyên công chức theo đúng quy định. Thực hiện Quyết định số 57/2013/QĐ-UBND ngày 4/10/2013 của UBND tỉnh quy định một số chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến.
Đánh giá kết quả sau 02 năm thực hiện “Một cửa liên thông” trong cấp giấy chứng nhận đầu tư để rút kinh nghiệm và điều chỉnh phù hợp.
Phấn đấu năm 2014 có 100% ngành huyện có ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý văn bản. Đảm bảo thu nhận thông tin mạng Internet tại các công sở, các phòng họp chính. Thực hiện mở rộng thí điểm đăng ký kinh doanh, kê khai hải quan, đấu thầu qua mạng.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được UBND tỉnh giao và thông báo của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể theo sự phân công để xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, trong đó phải xác định rõ nội dung, thời gian và phân công người chịu trách nhiệm về từng nội dung công việc; hàng tháng có kiểm điểm, đánh giá tình hình và báo cáo tiến độ thực hiện định kỳ vào ngày 20 hàng tháng về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.