cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 33/2013/QĐ-UBND ngày 04/11/2013 Sửa đổi Quyết định 46/2012/QĐ-UBND về những giải pháp chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị-nông nghiệp kỹ thuật cao-nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012-2015 (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 33/2013/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Ngày ban hành: 04-11-2013
  • Ngày có hiệu lực: 14-11-2013
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 27-02-2016
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 835 ngày (2 năm 3 tháng 15 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 27-02-2016
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 27-02-2016, Quyết định số 33/2013/QĐ-UBND ngày 04/11/2013 Sửa đổi Quyết định 46/2012/QĐ-UBND về những giải pháp chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị-nông nghiệp kỹ thuật cao-nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012-2015 (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 17/02/2016 Quy định về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị-nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2013/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 04 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ - NÔNG NGHIỆP KỸ THUẬT CAO - NÔNG NGHIỆP SINH THÁI GẮN VỚI CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012-2015 BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 46/2012/QĐ-UBND NGÀY 17 THÁNG 10 NĂM 2012 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 84/2011/TT-BTC ngày 16/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 06/6/2010 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 18/2012/NQ-HĐND ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp kỹ thuật cao - nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012 - 2015;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1596/TTr-SNN ngày 22/10/2013;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về những giải pháp chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp kỹ thuật cao - nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012 - 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 46/2012/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, như sau:

1. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 12. Tổ chức và thẩm quyền xét duyệt cho vay

1. Hội đồng xét duyệt các Phương án vay vốn từ Nguồn vốn vay ưu đãi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập.

- Thành lập: do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ tịch Hội đồng và đại diện lãnh đạo: Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Khoa học và Công nghệ; Quỹ đầu tư phát triển tỉnh.

- Nhiệm vụ: xem xét các Phương án đầu tư vay vốn theo chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp kỹ thuật cao - nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012 - 2015 gồm các nội dung về: đối tượng, sự phù hợp với Quy hoạch ngành, địa điểm đầu tư, quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật.

2. Trách nhiệm của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh: xem xét, thẩm định tính hiệu quả của phương án, nhu cầu vốn vay, phân kỳ giải ngân, tài sản đảm bảo… và quyết định cho vay vốn từ nguồn vốn vay ưu đãi phát triển sản xuất nông nghiệp đối với những phương án theo đề nghị của Hội đồng xét duyệt".

2. Điều 13 được sửa đổi như sau:

"Điều 13. Quy trình cho vay

1. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn theo Khoản 1, 2, 4 Điều 4; Điều 5; Điều 6; Khoản 2 Điều 7 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 46/2012/QĐ-UBND ngày 17/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh, xây dựng phương án gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) để xác nhận địa điểm đầu tư và gửi về Hội đồng xét duyệt (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Hội đồng xét duyệt để xem xét, xác nhận phương án đầu tư và đề nghị Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh xem xét, thẩm định, quyết định cho vay. Trường hợp hồ sơ của tổ chức, cá nhân không đáp ứng các yêu cầu theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư và nêu rõ lý do.

3. Sau khi nhận Thông báo của Hội đồng xét duyệt và hồ sơ liên quan đến phương án vay vốn, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh và tổ chức, cá nhân tự thỏa thuận việc vay vốn".

3. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 16. Hồ sơ hỗ trợ kinh phí

1. Hỗ trợ kinh phí đối với các tổ chức, cá nhân để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, sơ chế và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP (theo khoản 5, Điều 4 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 46/2012/QĐ-UBND ngày 17/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí đầu tư sản xuất (tự khai) nội dung gồm: Tên tổ chức, cá nhân; Địa chỉ sinh sống và đầu tư; Quy mô diện tích đầu tư; Đối tượng đầu tư; Tổng vốn đầu tư (Vốn tự có và vốn đề nghị hỗ trợ); Hạng mục đầu tư (đầu tư cố định hoặc đầu tư lưu động).

+ Phương án đầu tư sản xuất và kèm theo công văn xác nhận địa điểm đầu tư sản xuất của UBND xã, phường, thị trấn nơi sản xuất.

+ Bản sao (photo) Giấy đăng ký sản xuất, sơ chế sản phẩm an toàn hoặc Giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP (mang theo bản chính để đối chiếu).

+ Hợp đồng tiêu thụ hoặc phương án tiêu thụ sản phẩm có thỏa thuận của các bên tham gia tiêu thụ sản phẩm.

- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

2. Hỗ trợ kinh phí đối với các tổ chức của nhà nước đầu tư cho công tác nghiên cứu sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao (theo Khoản 1, Điều 7 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 46/2012/QĐ-UBND ngày 17/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

- Thành phần hồ sơ:

+ Công văn đề nghị hỗ trợ kinh phí đầu tư sản xuất nội dung gồm: Tên tổ chức; Địa chỉ cơ quan, địa điểm; Quy mô diện tích đầu tư; Đối tượng đầu tư; Tổng vốn đầu tư (Vốn được giao và vốn đề nghị hỗ trợ); Hạng mục đầu tư (đầu tư cố định hoặc đầu tư lưu động).

+ Phương án đầu tư sản xuất và kèm theo công văn xác nhận địa điểm đầu tư sản xuất của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi sản xuất.

+ Quy trình sản xuất giống và hồ sơ ghi chép.

+ Hợp đồng, biên bản nghiệm thu, biên bản thanh lý hợp đồng cung cấp giống vật nuôi, công nghệ sản xuất giống.

- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

3. Hỗ trợ kinh phí đối với các tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ tư vấn, điều tra khảo sát (theo khoản 1, 2, 3, Điều 8 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 46/2012/QĐ-UBND ngày 17/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí đầu tư sản xuất (tự khai) nội dung gồm: Tên tổ chức, cá nhân; Địa chỉ sinh sống và đầu tư; Quy mô diện tích đầu tư; Đối tượng đầu tư; Tổng vốn đầu tư (Vốn tự có và vốn đề nghị hỗ trợ); Hạng mục đầu tư (đầu tư cố định hoặc đầu tư lưu động).

+ Phương án đầu tư sản xuất và kèm theo công văn xác nhận địa điểm đầu tư sản xuất của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi sản xuất.

+ Hợp đồng, biên bản nghiệm thu, biên bản thanh lý hợp đồng thuê tư vấn hoặc thuê điều tra, khảo sát địa hình và phân tích mẫu (đất, nước, không khí).

+ Giấy chuyển tiền hoặc phiếu chi của các tổ chức, cá nhân cho đơn vị tư vấn hoặc đơn vị điều tra, khảo sát địa hình và phân tích mẫu đất, nước, không khí.

- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4.  Hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức, cá nhân về phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và phát triển sản phẩm (theo Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 9 của Quy định ban hành kèm theo quyết định số 46/2012/QĐ-UBND ngày 17/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí đầu tư sản xuất (tự khai) nội dung gồm: Tên tổ chức, cá nhân; Địa chỉ sinh sống và đầu tư; Quy mô diện tích đầu tư; Đối tượng đầu tư; Tổng vốn đầu tư (Vốn tự có và vốn đề nghị hỗ trợ); Hạng mục đầu tư (đầu tư cố định hoặc đầu tư lưu động).

+ Phương án đầu tư sản xuất và kèm theo công văn xác nhận địa điểm đầu tư sản xuất của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi sản xuất.

+ Bản sao có chứng thực Giấy xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.

+ Hợp đồng ký kết giữa tổ chức, cá nhân với đơn vị quảng cáo; Biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng.

- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ".

4. Điều 17 được sửa đổi như sau:

"Điều 17. Quy trình xét duyệt hỗ trợ kinh phí

1. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu được hỗ trợ kinh phí tại Khoản 3 Điều 1 của Quyết định này gửi phương án về Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi sản xuất để xác nhận địa điểm đầu tư sản xuất.

2. Các tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Quyết định này và nộp hồ sơ trực tiếp về Hội đồng thẩm định Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Hội đồng thẩm định để thẩm định hồ sơ. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt phương án được hưởng hỗ trợ kinh phí đối với những phương án đáp ứng các điều kiện quy định. Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký không đáp ứng các yêu cầu theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký và nêu rõ lý do.

4. Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản trình phê duyệt phương án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét ban hành Quyết định phê duyệt".

5. Khoản 3 Điều 19 được sửa đổi như sau:

"3. Quỹ đầu tư phát triển tỉnh

- Quản lý tốt nguồn vốn ngân sách bổ sung cho Nguồn vốn vay ưu đãi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Hàng năm, tiến hành huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tương ứng với nguồn vốn ngân sách bổ sung.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân về trình tự, thủ tục vay vốn từ Nguồn vốn vay ưu đãi phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Dương.

- Phối hợp với Hội đồng xét duyệt xem xét, xác nhận phương án theo nhiệm vụ được quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Quyết định này, thẩm định và ban hành quyết định phê duyệt cho vay đối với những Phương án đủ điều kiện do Hội đồng xét duyệt chuyển sang.

- Thực hiện cho vay ưu đãi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp kỹ thuật cao - nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ Nguồn vốn vay ưu đãi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp đối với những tổ chức, cá nhân đã được phê duyệt phương án.

- Chỉ đạo, kiểm tra việc cho vay ưu đãi theo chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp kỹ thuật cao - nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012-2015".

6. Điều 20 được sửa đổi như sau:

"Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và huyện, thị xã, thành phố có sản xuất nông nghiệp

1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp

- Xem xét về việc phù hợp của phương án (địa điểm đầu tư sản xuất) trên địa bàn quản lý và ban hành công văn xác nhận.

- Theo dõi tình hình sản xuất của các tổ chức, cá nhân được phê duyệt Phương án trên cơ sở danh sách do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có sản xuất nông nghiệp

- Tổ chức việc giao đất, cho thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của Luật đất đai. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện phương án có hiệu quả.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan kiểm tra đôn đốc các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện phương án đúng tiến độ đề ra. Giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên giải quyết các khó khăn của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn xác nhận địa điểm đầu tư sản xuất được vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ kinh phí theo Quyết định 46/2012/QĐ-UBND.

- Chỉ đạo các Phòng, ban chức năng phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký và lập phương án, hỗ trợ theo chính sách.

- Hàng năm xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ theo Chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp kỹ thuật cao - nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012 - 2015 gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp và thống nhất với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu hàng năm.

- Theo dõi tình hình sản xuất của các tổ chức, cá nhân được phê duyệt Phương án trên cơ sở danh sách do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp; phối hợp với Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Bình Dương kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của các tổ chức, cá nhân theo mục đích vay vốn".

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành của tỉnh, Giám đốc Quỹ đầu tư phát triển tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- VP: Quốc hội, Chính phủ;
- Các Bộ: Tư pháp, Tài chính, NN-PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội;
- Thường trực Tỉnh Ủy, HĐND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Các Thành viên UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Website tỉnh Bình Dương;
- LĐVP, CV, TH; HCTC;
- Lưu: VT.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Lê Thanh Cung