Quyết định số 66/2013/QĐ-UBND ngày 22/10/2013 Quy chế thống nhất quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 66/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Ngày ban hành: 22-10-2013
- Ngày có hiệu lực: 01-11-2013
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 20-12-2016
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1145 ngày (3 năm 1 tháng 20 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 20-12-2016
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/2013/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 22 tháng 10 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ THỐNG NHẤT QUẢN LÝ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ tại Tờ trình số 682/TTr-SNgV ngày 28/6/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thống nhất quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-UBND ngày 31/5/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc ban hành Quy chế thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại tỉnh Đồng Nai.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
THỐNG NHẤT QUẢN LÝ, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 66/2013/QĐ-UBND ngày 22/ 10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc quản lý, thẩm quyền quyết định và trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với hoạt động đối ngoại của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị vũ trang (sau đây gọi tắt là ngành, địa phương, cơ quan) và công dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; các tổ chức Quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài có liên quan đến các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 3. Nội dung của hoạt động đối ngoại
Hoạt động đối ngoại trong Quy chế này bao gồm:
1. Các hoạt động hợp tác, giao lưu với nước ngoài về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
2. Tổ chức và quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài (đoàn ra) và đón tiếp các đoàn nước ngoài vào Việt Nam (đoàn vào).
3. Tiếp nhận các hình thức khen thưởng của Nhà nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng.
4. Kiến nghị tặng, xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước, cấp tỉnh cho những tập thể, cá nhân người nước ngoài đã và đang làm việc tại Đồng Nai có thành tích xuất sắc được địa phương công nhận.
5. Tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế.
6. Ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế.
7. Quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài ở địa phương.
8. Công tác ngoại giao kinh tế; công tác quản lý, vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
9. Công tác văn hóa đối ngoại.
10. Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
11. Thông tin tuyên truyền đối ngoại và quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài tại địa phương.
12. Theo dõi, tổng hợp thông tin về tình hình quốc tế và khu vực có tác động đến địa phương.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý hoạt động đối ngoại
1. Bảo đảm tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng những điều ước quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế đã được Việt Nam công nhận trong hoạt động đối ngoại.
2. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và sự quản lý tập trung của Ủy ban nhân dân đối với hoạt động đối ngoại tại địa phương; bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng giữa Trung ương và địa phương.
3. Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa chính trị đối ngoại, kinh tế đối ngoại, văn hóa đối ngoại và công tác người Việt Nam ở nước ngoài; giữa hoạt động đối ngoại và hoạt động quốc phòng, an ninh; giữa thông tin đối ngoại và thông tin trong nước.
4. Hoạt động đối ngoại được thực hiện theo chương trình hàng năm đã được duyệt; bảo đảm nghiêm túc chế độ báo cáo, xin ý kiến theo quy định hiện hành.
5. Phân công, phân nhiệm rõ ràng, đề cao trách nhiệm và vai trò chủ động của cơ quan các cấp ở địa phương trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đối ngoại theo quy định; bảo đảm sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động đối ngoại.
Chương II
THẨM QUYỀN VÀ VIỆC TRÌNH DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
Điều 5 . Thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc triển khai hoạt động đối ngoại tại địa phương
1. UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các nội dung sau:
a) Việc đi công tác nước ngoài của những người giữ chức vụ là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng công tác tại các cơ quan chính quyền thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Trong trường hợp những người này kiêm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy (thành ủy) phải xin ý kiến của đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị (hoặc Bí thư Trung ương Đảng) phụ trách đối ngoại xem xét, quyết định.
b) Việc mời và đón tiếp các đoàn cấp Bộ trưởng, Tỉnh trưởng hoặc tương đương trở lên của các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế thăm tỉnh theo lời mời của Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh (trừ đoàn cấp Tỉnh trưởng của các địa phương có quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với tỉnh).
c) Việc nhận Huân chương, Huy chương, các danh hiệu, hình thức khen thưởng khác của nước ngoài trao tặng những người giữ chức vụ là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng công tác tại các cơ quan thuộc chính quyền thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Trường hợp những người này kiêm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy (thành ủy) phải xin ý kiến của đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị (hoặc Bí thư Trung ương Đảng) phụ trách đối ngoại xem xét, quyết định.
d) Kiến nghị xét tặng Huân chương, Huy chương, các danh hiệu, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho tập thể, cá nhân nước ngoài đã và đang làm việc tại địa phương theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các quy định của pháp luật hiện hành.
đ) Kế hoạch tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định các hoạt động đối ngoại của địa phương, bao gồm:
a) Việc đi nước ngoài của các chức danh được quy định tại điểm a, Khoản 3, Chương I của Quyết định số 221-QĐ/TU ngày 09/4/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai khóa IX (bổ sung) sau khi có ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
b) Việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế, hiệp ước quốc tế của các cơ quan Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh với các tổ chức, địa phương nước ngoài sau khi có ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
c) Việc đi nước ngoài của các đoàn, cán bộ, công chức, viên chức không thuộc quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 5 và việc đi nước ngoài của các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp có vốn nhà nước trực thuộc tỉnh.
d) Việc mời các đoàn cấp Tỉnh trưởng của các địa phương có quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống; các đoàn cấp Thứ trưởng, Phó Tỉnh trưởng hoặc tương đương trở xuống của các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế vào thăm và làm việc với tỉnh.
đ) Việc nhận danh hiệu, hình thức khen thưởng của tổ chức, cá nhân nước ngoài trao tặng các tổ chức, tập thể, cá nhân, cán bộ, công chức, viên chức không thuộc diện Trung ương hoặc Ban Thường vụ quản lý.
g) Việc xét tặng các danh hiệu khen thưởng cấp tỉnh cho tổ chức, cá nhân nước ngoài đã và đang làm việc tại địa phương theo Luật Thi đua, Khen thưởng và các quy định của pháp luật hiện hành.
h) Việc tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn tỉnh.
3. Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Ngoại vụ xem xét, quyết định:
a) Việc đi nước ngoài của các đoàn, cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ từ cấp trưởng phòng và tương đương trở xuống.
b) Cho phép các đoàn nước ngoài: đoàn của các tổ chức phi Chính phủ đã có giấy phép hoạt động trên địa bàn tỉnh; đoàn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo; các đoàn phóng viên, báo chí nước ngoài đã được Bộ Ngoại giao cấp phép vào hoạt động trên địa bàn tỉnh. Trong trường hợp các đoàn vào có tính chất quan trọng, phức tạp, nhạy cảm phải báo cáo và xin ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 6. Xây dựng, trình duyệt và triển khai Chương trình hoạt động đối ngoại
1. Vào ngày 15 tháng 10 của Quý IV hàng năm, các ngành, địa phương, cơ quan thuộc tỉnh chủ động xây dựng hồ sơ Chương trình hoạt động đối ngoại năm sau gửi UBND tỉnh thông qua Sở Ngoại vụ.
a) Hồ sơ Chương trình hoạt động đối ngoại bao gồm: Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hoạt động đối ngoại trong năm, Chương trình hoạt động đối ngoại năm sau, bảng tổng hợp các hoạt động đối ngoại trong năm và kế hoạch đăng ký (phụ lục đính kèm).
b) Đối với các vấn đề phức tạp, nhạy cảm, các ngành, địa phương, cơ quan cần tham khảo ý kiến của Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan trước khi đưa vào Chương trình hoạt động đối ngoại.
2. Trên cơ sở chương trình hoạt động đối ngoại của các ngành, địa phương, cơ quan đăng ký, Sở Ngoại vụ có trách nhiệm tổng hợp xây dựng dự thảo Chương trình hoạt động đối ngoại của tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh. Đối với các vấn đề đối ngoại phức tạp, nhạy cảm, Sở Ngoại vụ tham mưu UBND tỉnh tham khảo ý kiến của Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước ngày 30/11 hàng năm.
3. Căn cứ chương trình hoạt động đối ngoại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện.
4. Đối với hoạt động đối ngoại phát sinh ngoài chương trình hàng năm đã được duyệt, sau khi có ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trao đổi, thống nhất ý kiến đối với Bộ Ngoại giao và trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi thực hiện ít nhất 15 (mười lăm) ngày làm việc.
Chương III
THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
Điều 7. Tổ chức và quản lý các đoàn cán bộ công chức, viên chức ra nước ngoài
1. Tổ chức Đoàn của Lãnh đạo tỉnh ra nước ngoài
a) Cơ quan tổ chức Đoàn đi có văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền xin chủ trương; căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, cơ quan tổ chức dự kiến thành phần (Đoàn chính thức, phục vụ và doanh nghiệp đi cùng) trình Trưởng đoàn xem xét quyết định.
b) Sở Ngoại vụ có trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh, liên hệ, tham khảo ý kiến các cơ quan chức năng trong và ngoài nước đảm bảo các điều kiện phục vụ chuyến công tác an toàn, hiệu quả; biên dịch tài liệu và cử phiên dịch phục vụ đoàn; thông báo cho cơ quan đại diện Việt Nam ở địa bàn nơi đoàn đến hoạt động trước ít nhất 7 ngày làm việc về nội dung, chương trình hoạt động tại quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận; đồng gửi thông báo cho Bộ Ngoại giao.
c) Trưởng đoàn công tác chỉ định cơ quan chuyên môn chuẩn bị nội dung, tài liệu và các điều kiện cần thiết khác.
2. Tổ chức và quản lý Đoàn của cán bộ, công chức, viên chức ra nước ngoài
a) Sở Ngoại vụ là cơ quan tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề nghị cán bộ, công chức, viên chức ra nước ngoài; phối hợp với Công an tỉnh và cơ quan liên quan khi cần thiết để xác minh thông tin, thẩm định hồ sơ. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; là đơn vị trung gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm cho cán bộ, công chức thuộc tỉnh khi đi công tác nước ngoài; Hướng dẫn và hỗ trợ các thủ tục liên quan đến việc xin thị thực nhập cảnh vào các nước và các vấn đề khác liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh (nếu có đề nghị hoặc yêu cầu).
Phối hợp với Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, theo dõi việc cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đi nước ngoài, đảm bảo tính hiệu quả cho từng chuyến đi. Phối hợp cung cấp thông tin quản lý cho Ban Tổ chức và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy trong các công tác quản lý Đảng viên.
b) Thủ trưởng Tổng Công ty có vốn nhà nước trực thuộc tỉnh xem xét và quyết định việc đi nước ngoài của cán bộ, công nhân viên các doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty ngoại trừ các chức danh được quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 5 của Quy chế này. Trường hợp là đảng viên phải có ý kiến chấp thuận của Cấp ủy cùng cấp.
Định kỳ thống kê số liệu cán bộ giữ chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty có vốn nhà nước trực thuộc tỉnh đi nước ngoài về Sở Ngoại vụ tổng hợp báo cáo theo qui định.
c) Công an tỉnh có trách nhiệm xem xét và quyết định cử cán bộ công an nhân dân đi công tác nước ngoài thuộc đơn vị mình quản lý theo phân cấp của Bộ Công an. Phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Nội vụ, các cơ quan Đảng, các địa phương và đơn vị liên quan tiến hành xác minh, đề xuất việc cán bộ, công chức, viên chức xuất cảnh đi nước ngoài về việc công và việc riêng khi có yêu cầu, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất cảnh.
d) Các tổ chức chính trị - xã hội thuộc tỉnh chịu trách nhiệm triển khai thực hiện hoạt động đối ngoại của đơn vị đã đăng ký trong chương trình hoạt động đối ngoại của tỉnh.
đ) Các cơ quan ngành dọc Trung ương trên địa bàn tỉnh khi cử cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài phải xin ý kiến chấp thuận của cơ quan ngành dọc quản lý, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân tỉnh biết thông qua Sở Ngoại vụ. Trong trường hợp có cán bộ, công chức, viên chức tham gia Đoàn công tác nước ngoài do tỉnh tổ chức, cần thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản ngành dọc quản lý cán bộ được cử đi công tác biết, phối hợp quản lý.
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức ra nước ngoài có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức và đơn vị liên quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức đoàn, quản lý, theo dõi cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đi nước ngoài về việc công và việc riêng.
4. Quy trình, thủ tục cử cán bộ, công chức, viên chức ra nước ngoài; quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo các quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 8. Quản lý đoàn vào
1. Việc tiếp khách nước ngoài của Lãnh đạo tỉnh:
a) Căn cứ chương trình hoạt động đối ngoại được duyệt, Sở Ngoại vụ xây dựng kế hoạch cụ thể, tham mưu UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan trong việc đón tiếp các đoàn cấp cao nước ngoài theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối với các đoàn nước ngoài do Lãnh đạo tỉnh tiếp, Sở Ngoại vụ có văn bản trình Lãnh đạo tỉnh nêu rõ các thông tin về đối tác, nội dung công việc và mục tiêu cần đạt được. Các đơn vị khác khi có đề nghị Lãnh đạo tỉnh tiếp khách nước ngoài cần báo cáo Lãnh đạo tỉnh và trao đổi với Sở Ngoại vụ để thực hiện việc bố trí tiếp đón. Trường hợp khách nước ngoài yêu cầu đột xuất gặp Lãnh đạo tỉnh, Sở Ngoại vụ hoặc cơ quan đón khách có trách nhiệm ghi nhận, kịp thời báo cáo xin ý kiến và trả lời.
c) Căn cứ chương trình kế hoạch đã được phê duyệt, đơn vị đề nghị Lãnh đạo tỉnh tiếp khách sẽ là đơn vị chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ, các đơn vị có liên quan tổ chức buổi làm việc giữa Lãnh đạo tỉnh và khách nước ngoài. Nội dung làm việc phải đảm bảo về chính trị, an ninh quốc gia, hiệu quả kinh tế... Nội dung làm việc cần gửi trước cho Lãnh đạo tỉnh ít nhất hai ngày trước khi buổi tiếp diễn ra.
d) Sở Ngoại vụ bố trí phiên dịch, hướng dẫn lễ tân và cử nhân sự chụp hình, tặng hoa, lưu kết quả làm việc. Văn phòng UBND tỉnh cử người tham gia và báo cáo kết quả làm việc. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa cử cán bộ lãnh đạo và chuyên viên có trách nhiệm tham gia buổi tiếp khách khi có sự yêu cầu của Lãnh đạo tỉnh.
2. Việc tiếp khách nước ngoài của các cơ quan, tổ chức, địa phương trong tỉnh:
a) Các ngành, địa phương, cơ quan trong tỉnh phải thông báo với Sở Ngoại vụ và Công an tỉnh bằng văn bản ít nhất 07 (bảy) ngày trước khi tiếp và làm việc với các đoàn nước ngoài. Thông báo phải nêu rõ các thông tin cơ bản về thành phần (tên họ, năm sinh, giới tính, số hộ chiếu), mục đích, thời gian, địa điểm, chương trình làm việc của đoàn nước ngoài.
b) Sở Ngoại vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp liên thông với Công an tỉnh và các ngành liên quan, để thẩm tra, xác minh, thống nhất ý kiến giải quyết. Các ngành, địa phương, cơ quan chỉ được tiếp và làm việc với các đoàn khách nước ngoài sau khi có ý kiến đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Sở Ngoại vụ.
c) Trường hợp các ngành có ý kiến khác nhau, Giám đốc Sở Ngoại vụ có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
d) Đối với các đoàn là đại diện các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, Sở Ngoại vụ là đầu mối tham mưu UBND tỉnh về chương trình, nội dung tiếp và làm việc với đoàn. Các cơ quan, tổ chức và địa phương chỉ được tiếp và làm việc với các đoàn là đại diện các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài khi có ý kiến cho phép của UBND tỉnh.
đ) Đối với các đoàn khách nước ngoài hoạt động về tôn giáo, dân tộc, nhân quyền, hoặc nội dung làm việc liên quan đến các lĩnh vực nêu trên, các cơ quan, tổ chức, địa phương phải thông báo ngay đến Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh và UBND tỉnh, không được tự ý tiếp, làm việc, trao đổi văn bản qua lại khi chưa có ý kiến của UBND tỉnh.
e) Các đoàn là các nhà đầu tư, khách du lịch, doanh nhân, nhà giáo, nhà khoa học đến vì mục đích hợp tác đầu tư, du lịch, quan hệ hợp đồng kinh tế trực tiếp với các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác nghiên cứu khoa học với các viện, trường học. Đơn vị trực tiếp quan hệ chủ trì tiếp đón, không phải thông báo trước, nhưng phải có báo cáo đầy đủ các nội dung đoàn vào với Sở Ngoại vụ theo định kỳ cuối mỗi tháng.
g) Các cơ quan, tổ chức, địa phương khi làm việc với các đoàn nước ngoài phải thực hiện theo đúng nội dung, chương trình làm việc như đã thông báo và được cho phép. Trường hợp thay đổi chương trình làm việc, phải thông báo kịp thời cho Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh và phải được sự chấp thuận. Các trường hợp đột xuất khác cần có sự phối hợp kịp thời với Sở Ngoại vụ và Công an tỉnh.
h) Khi tiếp và làm việc với khách nước ngoài, nếu khách có nhu cầu ở lại qua đêm, các cơ quan, tổ chức, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn cho khách nghỉ tại khách sạn, nhà khách có đăng ký kinh doanh. Nếu khách nước ngoài thuộc trường hợp UBND tỉnh lo việc ăn, ở thì Sở Ngoại vụ chuẩn bị, bố trí cho khách. Trường hợp khách làm việc tại các địa bàn xa khách sạn hoặc do yêu cầu công việc phải nghỉ qua đêm tại nơi làm việc, cơ quan, đơn vị trực tiếp làm việc với khách nước ngoài phải thông báo cho Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh và các cơ quan liên quan biết để phối hợp quản lý, đảm bảo an toàn cho khách.
i) Các tư liệu, hình ảnh, hiện vật, quà tặng chung của tỉnh phát sinh từ chương trình tiếp khách phải được tập hợp về Sở Ngoại vụ để quản lý theo chức năng quy định.
k) Sở Ngoại vụ có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, tổ chức về thủ tục mời, đón tiếp, quản lý khách nước ngoài theo quy định.
3. Kinh phí đón tiếp khách nước ngoài thực hiện theo các quy định hiện hành.
4. Tuyên truyền và đưa tin:
Sở Thông tin và Truyền thông, Báo, Đài Phát thanh Truyền hình phối hợp với đơn vị đề nghị tiếp đoàn và các cơ quan truyền thông của Trung ương, địa phương tổ chức đưa tin kịp thời về các đoàn khách đến thăm của Lãnh đạo tỉnh. Đối với những đoàn có tính chất phức tạp và nhạy cảm thì phải báo cáo Lãnh đạo tỉnh và xin ý kiến về mức độ và nội dung đưa tin.
5. Nghi thức tổ chức đón tiếp các đoàn vào thực hiện theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 9. Quản lý hoạt động của tổ chức, cá nhân người nước ngoài trên địa bàn tỉnh
1. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Hỗ trợ và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân người nước ngoài trên địa bàn tỉnh các vấn đề liên quan đến nhân thân, tài sản, đi lại, làm ăn, sinh sống, học tập, công tác, du lịch, hoạt động tuân thủ theo pháp luật Việt Nam; hướng dẫn các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, các cơ quan, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng hoặc hoạt động trên địa bàn tỉnh về các vấn đề liên quan đến thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của nhân viên mang quốc tịch nước ngoài của các cơ quan này.
b) Quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn theo quy định của pháp luật hiện hành. Phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng xử lý các tình huống phát sinh liên quan đến cá nhân, tổ chức nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
c) Là đầu mối trực tiếp làm việc với các cơ quan đại diện ngoại giao hoặc tổ chức quốc tế nước có công dân, pháp nhân và Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao trong việc bàn giao người nước ngoài bị tai nạn, gây tai nạn, trộm cắp, ốm đau, tử nạn... trên địa bàn tỉnh sau khi đã phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn tất các thủ tục lãnh sự.
d) Báo cáo UBND tỉnh và phối hợp với Bộ Ngoại giao giải quyết các vấn đề phát sinh từ hoạt động của các cơ quan lãnh sự nước ngoài, từ hoạt động trên địa bàn mở rộng lãnh sự, hoặc hoạt động của các văn phòng đại diện của tổ chức quốc tế được hưởng chế độ ưu đãi, miễn trừ do Bộ Ngoại giao quản lý.
2. Công an tỉnh có trách nhiệm: Chủ trì giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo Pháp lệnh số 24/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/4/2000 về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương tổng hợp, báo cáo hàng quý cho UBND tỉnh danh sách, số lượng, tình hình sử dụng lao động nước ngoài của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với Công an tỉnh và các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa quản lý, hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài thực hiện việc quản lý, sử dụng lao động nước ngoài theo đúng quy định của Nhà nước.
4. Các ngành, địa phương, cơ quan khác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm cung cấp thông tin, phối hợp với Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội trong công tác quản lý hoạt động của cá nhân, tổ chức nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam làm việc, thăm thân nhân, du lịch phải tuân theo Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp luật khác.
Điều 10. Hoạt động hợp tác, giao lưu với nước ngoài trên các lĩnh vực
1. Sở Ngoại vụ là cơ quan đầu mối, phối hợp các ngành và các địa phương tham mưu UBND tỉnh tổ chức các hoạt động giao lưu với người nước ngoài về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục, y tế, du lịch, thể dục thể thao và các hoạt động đối ngoại nhân dân khác.
2. Các sở, ban, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động thực hiện các hoạt động đối ngoại có liên quan đến lĩnh vực cơ quan, đơn vị mình phụ trách; phối hợp với Sở Ngoại vụ để được hướng dẫn các thủ tục, nghi thức và sự hỗ trợ cần thiết.
Điều 11. Tổ chức ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế
1. Sở Ngoại vụ chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý việc ký kết, thực hiện và lưu trữ thỏa thuận quốc tế trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.
2. Các ngành, địa phương, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện các quy định về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
3. Thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Xuất phát từ nhu cầu hợp tác quốc tế của địa phương; nhu cầu hợp tác phát triển của cơ quan, đơn vị hoặc đối tác nước ngoài đề nghị ký kết thỏa thuận quốc tế, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chấp thuận ký kết thoản thuận quốc tế nhân danh Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Sở Ngoại vụ hoàn thiện dự thảo thỏa thuận quốc tế trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến của Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành quản lý lĩnh vực được ký kết.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đàm phán, ký hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND tỉnh đàm phán, ký sau khi có ý kiến trả lời bằng văn bản của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành Trung ương liên quan.
d) Trường hợp Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành được hỏi có ý kiến khác nhau hoặc khác với ý kiến của địa phương, cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế có trách nhiệm dự thảo văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Khoản 4, Điều 16 Pháp lệnh số 33/2007/PL-UBTVQH Ý kiến của Thủ tướng Chính phủ là căn cứ để Chủ tịch UBND tỉnh quyết định và tiến hành ký kết thỏa thuận quốc tế.
4. Trình tự xin phép và thủ tục tiến hành ký kết thỏa thuận quốc tế của ngành, địa phương, cơ quan:
a) Khi có nhu cầu ký kết thỏa thuận quốc tế về những vấn đề thuộc thẩm quyền và lĩnh vực quản lý chuyên ngành được giao, ngành, địa phương, cơ quan phải có văn bản xin phép UBND tỉnh đồng thời gửi Sở Ngoại vụ.
b) Văn bản trình UBND tỉnh xin phép ký kết thỏa thuận quốc tế phải nêu rõ yêu cầu mục đích của việc ký kết, nội dung chính của thỏa thuận, đánh giá tác động của thỏa thuận về mặt chính trị, kinh tế, xã hội và các tác động khác...
c) Sau khi được UBND tỉnh cho phép đàm phán, ký kết, các ngành, địa phương, cơ quan xin ý kiến của Bộ, ngành chủ quản và của các cơ quan liên quan hoàn chỉnh dự thảo gửi Sở Ngoại vụ thẩm định báo cáo UBND tỉnh để người đứng đầu ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức làm căn cứ hoàn thiện dự thảo thỏa thuận trao đổi, đàm phán với đối tác nước ngoài.
Điều 12. Công tác ngoại giao kinh tế và việc quản lý, vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài
1. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Tham mưu UBND tỉnh phối hợp với Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam và các cơ quan liên quan, đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế và nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế; chủ động đưa nội dung kinh tế vào các hoạt động đối ngoại; trực tiếp tham gia công tác xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch.
b) Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình ngoại giao kinh tế hàng năm.
c) Đề nghị cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại, kinh tế của Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam thẩm tra, xác minh các đối tác, tổ chức nước ngoài khi cần thiết. Phối hợp tổ chức gặp gỡ định kỳ giữa chính quyền tỉnh và các doanh nghiệp FDI để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư theo chuyên đề và lĩnh vực đầu tư.
d) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài nước ngoài hoạt động trong phạm vi địa phương.
đ) Phối hợp với Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc xem xét cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký.
e) Tiến hành vận động các dự án viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ và cá nhân nước ngoài theo quy định pháp luật hiện hành. Tiếp nhận đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài triển khai dự án trên địa bàn tỉnh.
g) Lựa chọn, tiếp nhận, ký kết và quản lý các khoản viện trợ nước ngoài phi dự án, các khoản viện trợ nhân đạo, khẩn cấp theo quy định của pháp luật
h) Tiếp nhận tình nguyện viên của các tổ chức nước ngoài đến làm việc tại Đồng Nai.
i) Tham mưu UBND tỉnh báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn cho Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 6 (sáu) tháng một lần hoặc khi được yêu cầu.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
a) Chủ trì tham mưu UBND tỉnh xây dựng môi trường phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư phù hợp với đặc điểm của địa phương.
b) Là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ (NGOs) và cá nhân nước ngoài theo quy định pháp luật hiện hành. Trực tiếp quản lý các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngoài khu công nghiệp.
c) Tổ chức xúc tiến đầu tư, thu hút, điều phối quản lý vốn ODA và dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; hướng dẫn các ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng vốn ODA, các dự án viện trợ phi Chính phủ.
3. Ban Quản lý các khu công nghiệp có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng hoàn thiện cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ đầu tư trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
b) Trực tiếp tổ chức xúc tiến, mời gọi, lựa chọn, tiếp nhận, ký kết và thực hiện quản lý các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Công Thương có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai các hoạt động về lĩnh vực hợp tác thương mại quốc tế, xúc tiến thương mại.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức các hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch.
Điều 13. Công tác ngoại giao văn hóa
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:
a) Tham mưu gắn công tác ngoại giao văn hóa với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của các cấp, các ngành và địa phương; lồng ghép hoạt động ngoại giao văn hóa trong triển khai các chiến lược phát triển văn hóa, Chiến lược phát triển du lịch, nhằm tạo tính cộng hưởng trong các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
b) Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh Đồng Nai ra các tỉnh khác và nước ngoài, nghiên cứu phát huy, tạo dựng bản sắc riêng cho các lễ hội, festival được tổ chức tại địa phương.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ thực hiện các hoạt động văn hóa có yếu tố nước ngoài, các chương trình đón các đoàn văn hóa, nghệ thuật nước ngoài vào địa phương biểu diễn và giới thiệu các di sản, danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa Đồng Nai - Việt Nam với bạn bè quốc tế.
2. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Tìm hiểu, nghiên cứu và kiến nghị tổ chức các hoạt động văn hóa đặc thù địa phương ra ngoài tỉnh và ra nước ngoài một cách có hiệu quả và thiết thực, có trọng điểm, phù hợp với đối tượng xúc tiến, nhằm tranh thủ các điều kiện hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội, lồng ghép nhuần nhuyễn hoạt động ngoại giao chính trị, kinh tế với ngoại giao văn hóa, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nước sở tại vào Việt Nam.
b) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện các chương trình triển lãm văn hóa nghệ thuật, giao lưu biểu diễn nghệ thuật, thể thao với các vùng, tỉnh, thành phố nước ngoài, trong đó, quan tâm các nước có nhiều nhà đầu tư và các nước có quan hệ với tỉnh Đồng Nai; tổ chức các đoàn thể thao đi thi đấu chính thức, thi đấu giao lưu, tập huấn ở nước ngoài.
c) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện công tác thông tin đối ngoại. Tham mưu gắn kết các hoạt động ngoại giao văn hóa với công tác về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
d) Tham mưu chuẩn hóa nghi lễ khánh tiết tại các cơ quan nhà nước, chuẩn hóa văn hóa giao tiếp mang bản sắc Đồng Nai khi ra nước ngoài, chuẩn hóa quà tặng đối ngoại nhằm quảng bá, giới thiệu những nét đặc trưng về văn hóa của Đồng Nai - Việt Nam.
đ) Chủ trì cung cấp thông tin văn hóa đối ngoại bằng tiếng nước ngoài cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam.
3. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
Chủ trì xây dựng kế hoạch cung cấp thông tin cho báo chí nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế, đấu tranh chống lại những sản phẩm văn hóa không lành mạnh từ bên ngoài xâm nhập vào Đồng Nai.
4. Các hội hữu nghị, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội có trách nhiệm gắn các hoạt động ngoại giao văn hóa trong quá trình triển khai các hoạt động ngoại giao nhân dân.
Điều 14. Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài
1. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tham mưu UBND tỉnh trong công tác về người Việt Nam ở nước ngoài; chủ trì nghiên cứu, đánh giá công tác về người Việt Nam ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố xin ý kiến Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) đề xuất và xây dựng các chính sách liên quan đến công tác này.
c) Hướng dẫn việc thực hiện chính sách của Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài; tuyên truyền, vận động người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân của họ tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương.
2. Công an tỉnh có trách nhiệm:
a) Quản lý công tác nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người Việt Nam ở nước ngoài tại tỉnh theo đúng các quy định của Nhà nước.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ định kỳ hàng năm, báo cáo UBND tỉnh số liệu liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài.
c) Đảm bảo về mặt an ninh nhằm tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoài yên tâm đầu tư kinh doanh tại tỉnh.
d) Phối hợp Sở Ngoại vụ và các sở, ban, ngành có liên quan xác minh các thông tin cần thiết để phục vụ cho việc giải quyết thủ tục đăng ký thường trú tại tỉnh Đồng Nai, xác nhận nguồn gốc Việt Nam, kết hôn với người Việt Nam trong nước và phục vụ cho công tác vận động, tranh thủ viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
3. Các sở, ban, ngành định kỳ hàng quý, năm báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Ngoại vụ) về các lĩnh vực liên quan:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo thống kê các dự án đầu tư và các doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài về hợp tác đầu tư tại tỉnh Đồng Nai.
b) Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai báo cáo tình hình các doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài về làm ăn, sinh sống tại các khu công nghiệp tỉnh.
c) Sở Tư pháp báo cáo thống kê t́nh h́nh người Việt Nam ở nước ngoài về địa phương kết hôn, đăng ký nhận con nuôi, đăng ký khai tử, đăng ký nhận cha, mẹ.
d) UBND các huyện, thị xã Long Khánh, TP. Biên Hòa báo cáo tình hình Việt kiều về quê thăm thân nhân, các hoạt động của Kiều bào tại địa phương.
4. Các ngành, địa phương, cơ quan triển khai thực hiện nghiêm túc các chính sách hiện hành về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện.
Điều 15. Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại
1. Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Ngoại vụ phân tích, tổng hợp các thông tin về tình hình chính trị, an ninh, kinh tế quốc tế và khu vực có tác động đến địa phương và các hoạt động đối ngoại của tỉnh báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh phương hướng và các giải pháp thực hiện; tổ chức biên tập, cung cấp thông tin liên quan đến các hoạt động đối ngoại của tỉnh cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo các quy định hiện hành. Cung cấp kịp thời cho Bộ Ngoại giao thông tin về những vấn đề của địa phương để phục vụ trả lời phỏng vấn của lãnh đạo cấp cao và họp báo quốc tế.
3. Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai, Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai xây dựng và thực hiện chương trình tuyên truyền đối ngoại hàng năm, các nội dung hợp tác, trao đổi về nghiệp vụ phát thanh, truyền hình và báo chí với các đối tác nước ngoài; đưa tin tuyên truyền kịp thời các hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo tỉnh, các đoàn quốc tế tại địa phương.
4. Các ngành, địa phương, cơ quan khác phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện các quy định về việc quản lý, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại phục vụ ổn định an ninh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Điều 16. Quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
1. Sở Ngoại vụ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Báo chí Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan trong việc đón tiếp và quản lý các hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài tại địa phương theo quy định tại Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Tham mưu UBND tỉnh trao đổi, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan trong việc mời, đón các hãng thông tấn và phóng viên nước ngoài thăm, phỏng vấn Lãnh đạo Đảng và chính quyền tỉnh.
2. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan hướng dẫn, quản lý hoạt động thông tin, báo chí của các cơ quan đại diện nước ngoài, các cơ quan nước ngoài đóng trên địa bàn tỉnh về các hoạt động xuất bản và lưu hành bản tin, họp báo, trưng bày hình ảnh, chiếu phim, triển lãm.
Điều 17. Tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế
1. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm chủ trì phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan tham mưu UBND tỉnh hoặc quyết định theo ủy quyền của UBND tỉnh việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế theo Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và các quy định của pháp luật hiện hành; tổng hợp tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Ngoại giao tình hình tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại tỉnh sau khi kết thúc hoạt động hoặc theo định kỳ.
2. Công an tỉnh và các ngành, địa phương liên quan phối hợp với Sở Ngoại vụ hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo quy định.
3. Các đơn vị tổ chức Hội nghị, hội thảo phải chấp hành nghiêm túc quyết định cho phép hội thảo, hội nghị về thời gian, địa điểm, quy mô, khách mời, nội dung tổ chức. Kết thúc hội nghị, hội thảo có báo cáo gửi về UBND tỉnh (thông qua Sở Ngoại vụ).
4. Đối với các hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài phát sinh đột xuất, thuộc diện phải lấy ý kiến bằng văn bản của các bộ, cơ quan liên quan theo Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không có tính chất phức tạp, nhạy cảm, UBND tỉnh chủ động quyết định thực hiện và báo cáo Bộ Ngoại giao sau khi kết thúc hoạt động.
Điều 18. Tiếp nhận các hình thức khen thưởng của nhà nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng. Kiến nghị tặng, xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước, cấp tỉnh cho những tập thể, cá nhân người nước ngoài đã và đang làm việc tại địa phương có thành tích xuất sắc được địa phương công nhận
1. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa tham mưu UBND tỉnh việc tiếp nhận huân chương, huy chương hoặc các hình thức khen thưởng khác của nhà nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng; kiến nghị tặng, xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước, cấp tỉnh cho những tập thể, cá nhân người nước ngoài đã và đang làm việc tại địa phương có thành tích xuất sắc được địa phương công nhận.
2. Việc nhận Huân chương, Huy chương, các danh hiệu, hình thức khen thưởng khác của nước ngoài trao tặng cho cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 quy chế: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh phải báo cáo và xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy thông qua Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 19. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối ngoại
1. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức đối ngoại và phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại của địa phương.
2. Sở Nội vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ và các ngành có liên quan củng cố và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đối ngoại của tỉnh.
Điều 20. Chế độ thông tin báo cáo
1. Sau khi kết thúc một hoạt động đối ngoại (đón tiếp đoàn vào, tổ chức đoàn ra, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, ký kết các thoả thuận quốc tế, các vấn đề liên quan đến yếu tố nước ngoài...), trong thời gian 10 (mười) ngày, các ngành, địa phương, cơ quan, cá nhân có trách nhiệm báo cáo kịp thời với cơ quan thẩm quyền bằng văn bản theo quy định phân cấp tổ chức quản lý, đồng thời gửi Sở Ngoại vụ để tổng hợp, theo dõi và báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi kết thúc đợt công tác họăc tiếp xúc với tổ chức, cá nhân người nước ngoài, trong thời gian 10 (mười) ngày phải có báo cáo bằng văn bản với cơ quan ra quyết định và cơ quan quản lý cán bộ. Nội dung báo cáo phải nêu rõ kết quả đợt công tác và đề xuất khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh (nếu có).
3. Đối với các dự án sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGOs) sau khi kết thúc phải báo cáo kết quả về UBND tỉnh thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ và báo cáo kết quả hoạt động định kỳ 06 (sáu) tháng (trước ngày 15/6), báo cáo năm (trước ngày 10/01 năm sau) về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Đối với các dự án sử dụng viện trợ ODA định kỳ và sau khi kết thúc dự án, báo cáo kết quả về Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo quy định.
4. Định kỳ vào ngày 15 tháng 10 hàng năm, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện các thỏa thuận quốc tế trên địa bàn có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Ngoại vụ). Báo cáo cần nêu rõ những khó khăn, thuận lợi và kiến nghị những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả việc hợp tác và thực hiện nghiêm chỉnh các thỏa thuận quốc tế. Định kỳ vào ngày 10 tháng 11 hàng năm, Sở Ngoại vụ có trách nhiệm tổng hợp báo cáo của các cơ quan, tổ chức về việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trên địa bàn trình UBND tỉnh, xem xét, duyệt ký báo cáo gửi Bộ Ngoại giao và các cơ quan Trung ương liên quan.
5. Sở Ngoại vụ xây dựng các biểu mẫu báo cáo từng hoạt động và định kỳ, hướng dẫn các ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức thống nhất thực hiện.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Khen thưởng
Trong quá trình thực hiện, các đơn vị, cá nhân lập thành tích xuất sắc trong hoạt động đối ngoại có danh sách gửi Sở Ngoại vụ. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm tổng hợp đề xuất báo cáo Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh xem xét quyết định.
Điều 22. Xử lý vi phạm
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế này và các văn bản liên quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; tùy theo mức độ và tính chất sẽ áp dụng các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Trách nhiệm của các ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức
1. Sở Ngoại vụ theo dõi việc thực hiện Quy chế này và các văn bản liên quan về công tác đối ngoại của các ngành, địa phương, cơ quan trong tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra các ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện hiệu quả các nội dung hoạt động đối ngoại cụ thể được quy định tại Quy chế này.
2. Các ngành, địa phương, cơ quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này; bố trí cán bộ lãnh đạo theo dõi công tác đối ngoại, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Điều 24. Sửa đổi và bổ sung quy chế
1. Trong quá trình thực hiện nếu các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên là căn cứ ban hành Quy chế này hết hiệu lực do có các văn bản mới thay thế hoặc được sửa đổi, bổ sung thì sẽ được thực hiện theo các quy định mới nhất.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu phát hiện những bất cập, vướng mắc, các ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức phản ánh kịp thời về Sở Ngoại vụ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 66/2013/QĐ-UBND ngày 22/10/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai)
Mẫu 1: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động đối ngoại năm.
Mẫu 2: Bảng tổng hợp báo cáo tình hình đoàn ra nước ngoài và cá nhân đi nước ngoài năm.
Mẫu 3: Bảng tổng hợp báo cáo tình hình đoàn vào nước ngoài năm.
Mẫu 4: Đăng ký chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm.
Mẫu 1
UBND TỈNH ĐỒNG NAI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………./…… | Đồng Nai, ngày…..tháng…..năm 2013 |
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện các hoạt động đối ngoại năm ………
I. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI:
1. Công tác triển khai và thực hiện quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại tại cơ quan, đơn vị, địa phương:
a) Công tác đoàn ra, cá nhân đi nước ngoài:
b) Công tác đoàn vào nước ngoài:
c) Công tác lãnh sự có yếu tố nước ngoài:
d) Công tác quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài:
đ) Công tác ngoại giao kinh tế:
e) Công tác ngoại giao văn hóa:
g) Công tác người Việt Nam ở nước ngoài:
h) Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại:
i) Công tác hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên, tổ chức nước ngoài:
k) Công quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế:
l) Công tác tiếp nhận các hình thức khen thưởng của nhà nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trao tặng:
m) Công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối ngoại:
2. Đánh giá kết quả hoạt động đối ngoại đã triển khai:
a) Mặt được
b) Mặt hạn chế
c) Khó khăn
d) Nguyên nhân
đ) Đề xuất, kiến nghị
II. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NĂM SAU:
Nêu các chương trình, kế hoạch hoạt động đối ngoại trọng tâm.
a) Trong kế hoạch đối ngoại đã đăng ký
b) Đăng ký bổ sung kế hoạch đối ngoại phát sinh
| THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
Họ và tên:………………… |
Mẫu 2
UBND TỈNH ĐỒNG NAI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………./…… | Đồng Nai, ngày…..tháng…..năm 2013 |
BẢNG TỔNG HỢP BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐOÀN RA NƯỚC NGOÀI VÀ CÁ NHÂN ĐI NƯỚC NGOÀI NĂM ………
1/ ĐOÀN RA NƯỚC NGOÀI:
STT | Số Quyết định (1) | Tên hoạt động của Đoàn (2) | Nước đến (3) | Trưởng đoàn (4) | Nội dung hoạt động và đối tác (5) | Số thành viên Đoàn (6) | Số ngày (7) | Thời gian (8) | Nguồn kinh phí (9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2/ CÁ NHÂN ĐI NƯỚC NGOÀI:
STT | Số Quyết định (1) | Họ và tên (2) | Chức vụ (3) | Đảng viên (4) | Nước đến (5) | Thời gian chuyến đi (6) | Mục đích và kết quả chuyến đi (7)
| Nguồn kinh phí (8) | Thực hiện báo cáo sau chuyến đi nước ngoài (9) | Thực hiện nộp lại hộ chiếu ngoại giao, công vụ sau chuyến đi (10) | ||
Có | Không | Có | Không | |||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Ghi chú đoàn ra nước ngoài:
(1). Số Quyết định: Ghi đầy đủ số hiệu và ngày ban hành Quyết định
(2). Tên hoạt động Đoàn: Thăm chính thức, thăm làm việc; xúc tiến đầu tư, nghiên cứu khoa học; khảo sát thực tế ở nước ngoài phục vụ nhu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; thực hiện chương trình, đề tài, dự án khoa học …
(3). Nước đến: Ghi rõ tên từng nước, quốc gia.
(4). Trưởng đoàn: Ghi họ và tên, chức vụ Trưởng đoàn.
(5). Nội dung hoạt động và đối tác: Những nội dung làm việc chính; đối tác làm việc chủ yếu…
(6). Số thành viên Đoàn: Ghi rõ số lượng thành viên tham gia Đoàn.
(7). Số ngày: Tổng số ngày ở nước ngoài, kể cả thời gian đi - về và quá cảnh.
(8). Thời gian: Ghi cụ thể từ ngày…..đến ngày…tháng….năm….
(9). Nguồn kinh phí: Ghi rõ kinh phí triển khai lấy từ nguồn nào (Trung ương chi; cơ quan, tổ chức, địa phương chi; nước ngoài đài thọ; tài trợ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước …)
- Ghi chú cá nhân đi nước ngoài:
(1). Số Quyết định: Ghi đầy đủ số hiệu và ngày, tháng, năm được ban hành
(2). Họ và tên: Ghi đầy đủ họ tên
(3). Chức vụ: ghi rõ chức vụ, chức danh cơ quan, đơn vị đang công tác.
(4). Đảng viên: Nếu là Đảng viên thì đánh dấu X
(5). Nước đến: Ghi rõ tên từng nước, quốc gia.
(6). Thời gian: Ghi cụ thể từ ngày…..đến ngày…tháng….năm….
(7). Mục đích và kết quả chuyến đi: Ghi rõ mục đích, kết quả trong thời gian ở nước ngoài.
(8). Nguồn kinh phí: Ghi rõ kinh phí chuyến đi (do cơ quan, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước đài thọ, tài trợ hoặc cá nhân tự túc…)
(9). Báo cáo kết quả chuyến đi: thực hiện báo cáo theo qui định sau thời gian kết thúc chuyến đi nước ngoài, nếu có thì đánh dấu X vào cột “có” hoặc nếu không đánh dấu X vào cột “không”.
(10). Nộp lại hộ chiếu: thực hiện nộp lại hộ chiếu ngoại giao và công vụ theo qui định sau thời gian kết thúc chuyến đi nước ngoài, nếu có thì đánh dấu X vào cột “có” hoặc nếu không đánh dấu X vào cột “không”./.
Mẫu 3
UBND TỈNH ĐỒNG NAI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………./…… | Đồng Nai, ngày…..tháng…..năm 2013 |
BẢNG TỔNG HỢP BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐOÀN VÀO NƯỚC NGOÀI NĂM ………..
STT | Số Văn bản (1) | Cơ quan, tổ chức, chủ trì tiếp đón Đoàn nước ngoài (2) | Đoàn, tổ chức, cá nhân nước ngoài được tiếp đón (3) | Trưởng đoàn và chức vụ (4) | Tính chất, nội dung hoạt động và làm việc chính (5) | Số lượng thành viên Đoàn (6) | Địa điểm (7) | Thời gian (8) | Thực hiện báo cáo kết quả làm việc (9) | |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Có | Không |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Ghi chú báo cáo đoàn vào nước ngoài:
(1). Số Văn bản: Ghi đầy đủ số hiệu, ngày tháng, năm Văn bản chấp thuận
(2). Tên cơ quan, tổ chức trực thuộc tỉnh chủ trì tiếp đoàn vào nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh
(3). Tên đoàn, tổ chức nước ngoài được tiếp đón: Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, nước ngoài đến từ quốc gia nào?
(4). Trưởng đoàn: Họ và tên, chức vụ Trưởng đoàn nước ngoài.
(5). Tính chất, nội dung hoạt động và làm việc chính: Ghi rõ nội dung hoạt động chính của Đoàn như tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát thực tế; hoạt động từ thiện, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chương trình, đề tài, dự án khoa học về các lĩnh vực… trong thời gian tại tỉnh Đồng Nai.
(6). Số thành viên Đoàn: Ghi rõ số lượng thành viên đoàn nước ngoài.
(7). Địa điểm: Ghi rõ nơi, địa chỉ tiếp đoàn nước ngoài.
(8). Thời gian: Ghi cụ thể từ ngày…đến ngày…tháng, năm tiếp đoàn.
(9). Thực hiện báo cáo kết quả: Cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh chủ trì tiếp đón đoàn vào nước ngoài, thực hiện báo cáo kết quả làm việc cho cấp thẩm quyền tỉnh theo qui định. Nếu có thì đánh dấu X vào cột “có” hoặc nếu không đánh dấu X vào cột “không”./.
Mẫu 4
UBND TỈNH ĐỒNG NAI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………./…… | Đồng Nai, ngày…..tháng…..năm 2013 |
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân tỉnh; |
I. Đăng ký chương trình hoạt động đối ngoại (Đoàn ra nước ngoài)
STT | Thành phần tham gia đoàn | Chức vụ | Mục đích đoàn | Nội dung hoạt động | Nước đến | Thời gian | Kinh phí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Đăng ký chương trình hoạt động đối ngoại (Đoàn vào nước ngoài)
STT | Tên tổ chức, đoàn nước ngoài | Quốc tịch | Số lượng đoàn vào | Nội dung hoạt động | Địa điểm | Thời gian | Kinh phí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
Họ và tên:………………… |