cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 40/2013/QĐ-UBND ngày 24/09/2013 Về Quy định quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội

  • Số hiệu văn bản: 40/2013/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Ngày ban hành: 24-09-2013
  • Ngày có hiệu lực: 04-10-2013
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 25-12-2017
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4069 ngày (11 năm 1 tháng 24 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/2013/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Thông tư số 33/2012/TT-BCT ngày 14/11/2012 của Bộ Công thương quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ, dự án đầu tư xây dựng mỏ khoáng sản rắn;

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 2778/TTr-STNMT-TNKS ngày 12 tháng 6 năm 2013 và Báo cáo thẩm định số 1152/STP-VBPQ ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về qun lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 115/2009/QĐ-UBND ngày 16/11/2009 của UBND thành phố Hà Nội.

Điều 3. Chánh Văn phòng y ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch y ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Ch tịch UBND Thành phố;
- Văn phòng Chính ph; (để báo cáo)
- Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Văn phòng Thành ủy;
- Văn phòng HĐND&ĐĐBQHHN;
- CPVP, TH, các Phòng CV;
- Trung tâm Tin học, Công báo;
- Lưu: VT (130b), TN (8b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Hồng Khanh

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2013 của y ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm, sự phối hợp của các cấp, các ngành về quản lý nhà nước trong hoạt động khoáng sản; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phHà Nội.

Những nội dung không nêu tại Quy định này được thực hiện theo Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này được áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vic quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Chương 2.

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN

Điều 3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và y ban nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng và trình Ủy ban nhân dân Thành phban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của nhà nước vquản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản.

3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của y ban nhân dân Thành phố, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua trước khi phê duyệt và công bquy hoạch.

4. Chủ trì, phi hợp với các cơ quan liên quan khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt đng khoáng sản, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; khoanh định khu vực không đấu giá quyn khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.

5. Đề xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố các biện pháp bảo vệ môi trường khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản.

6. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân Thành phố: cấp, gia hạn thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sn; chấp thuận trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, trả lại một phn diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; chp thuận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sn, quyn khai thác khoáng sản; phê duyệt trlượng trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; phê duyệt đề án đóng cửa mỏ; quyết định đóng cửa mỏ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành ph.

7. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định giao đt cho thuê đất khai thác khoáng sản; ký hợp đồng thuê đất với tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

8. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định của pháp luật.

9. Quản lý lưu trữ, khai thác và cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật cho các cơ quan, tổ chức liên quan về quy hoạch khoáng sản, kết quả thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt.

10. Báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố định kỳ hng năm hoặc đột xut tình hình quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn; Lập báo cáo tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân Thành phbáo cáo cơ quan quản lý nhà nước vkhoáng sản ở Trung ương.

Điều 4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Sở Công Thương

1. Tham gia ý kiến đối với thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình m khoáng sản thuộc nhóm B, C trên địa bàn Thành phố hoặc tham gia ý kiến đối với nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình mỏ và thiết kế bn vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình m, trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền trách nhiệm tham gia ý kiến của Sở Xây dựng quy định tại Điều 5 Quy định này.

2. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác mỏ.

3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng văn bản pháp quy, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản và trong các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của nhà nước về tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm khai thác khoáng sản theo dự án đầu tư, thiết kế mỏ đã được thẩm định, phê duyệt; kiểm tra việc thực hiện quản lý, sử dụng vật liệu ncông nghiệp trong khai thác mỏ. Xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn việc mua bán, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của S Xây dựng

1. Tham gia ý kiến đối với thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và vật liệu cho sản xuất xi măng thuc nhóm B, C trên địa bàn Thành phố hoặc tham gia ý kiến đối với nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và vật liệu cho sản xut xi măng và thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình mỏ.

2. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng văn bản pháp quy, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản và trong các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.

Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Chtrì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về an toàn lao động, chính sách đối với người lao động.

2. Phi hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng văn bản pháp quy, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản và trong các đợt kiểm tra định kỳ, đột xut đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.

3. Định kỳ tổ chức tập hun về công tác an toàn lao động cho các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.

Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Sở Kế hoạch và Đầu tư

1. Tiếp nhận, thẩm định và trình y ban nhân dân Thành phcấp giấy chứng nhận đầu tư dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố.

2. Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá các dự án đầu tư khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân Thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng văn bản pháp quy, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản và trong các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành ph.

Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Cục Thuế

1. Hướng dẫn kê khai nộp thuế, phí, quyết toán thuế, phí cho các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành ph.

2. Kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ kê khai và nộp thuế, phí của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành phố, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

3. Phối hợp với STài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng văn bản pháp quy, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản và trong các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.

Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Sở Tài chính

1. Chủ trì, phối hợp với các s, ngành liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy định về giá tài nguyên khoáng sản; tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc bố trí kinh phí quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Thành phố.

2. Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan xác định tiền thuê đất hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố, trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.

3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng văn bản pháp quy, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản và trong các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.

Điều 10. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Công an thành phố Hà Nội

1. Phối hợp với STài nguyên và Môi trường trong việc khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản vì lý do an ninh.

2. Phối hợp với STài nguyên và Môi trường định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.

Điều 11. Trách nhiệm quản lý nhà nước của các sở, ngành khác thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Các sở, ban, ngành liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ca mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản, xây dựng các chính sách về tài nguyên khoáng sản, quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn Thành phố.

Điều 12. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện)

1. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định ca pháp luật; bảo đm trt tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản.

2. Giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật.

3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản trên địa bàn.

4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo kịp thời và đề xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trn thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép. Chủ tch y ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phvề hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý.

6. Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý không hoàn thành nhiệm vụ được giao để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép kéo dài.

7. Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn, gửi vSở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

Điều 13. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là y ban nhân dân cp xã)

1. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản.

2. Tham gia giải quyết thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật.

3. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật vkhoáng sản trên địa bàn.

4. Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo kịp thời và đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp huyện biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản.

5. Khi phát hiện hoạt động khoáng sản trái phép phải tổ chức ngay lực lượng ngăn chặn kịp thời. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn quản lý.

6. Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tình hình quản lý nhà nước về khoáng sn trên địa bàn, gửi về Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

Chương 3.

PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN CỦA CÁC NGÀNH, CÁC CẤP

Điều 14. Phối hợp trong việc thm định hồ sơ cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản

1. STài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có mỏ tiến hành thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và một s chuyên gia có chuyên môn sâu v thăm dò khoáng sản thẩm định báo cáo kết quả thăm dò, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt trữ lượng trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.

2. Khi phối hợp thẩm định thì cơ quan phối hợp cử lãnh đạo và cán bộ có chuyên môn về lĩnh vực cần tham gia họp thm định hoặc trả lời bằng văn bản đúng thời hạn trong trường hợp cơ quan chủ trì xin ý kiến bằng văn bản.

3. Cán bộ đại diện các cơ quan phối hợp phải cung cấp đầy đủ thông tin thuộc chức năng quản lý liên quan đến diện tích đnghị được hoạt động khoáng sản cho cơ quan chủ trì, nội dung thông tin phải bảo đảm chính xác, đầy đủ và kịp thời và phải chịu trách nhiệm vthông tin đã cung cấp.

Điều 15. Phối hợp trong việc thanh tra, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất hoạt động khoáng sản

1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì phối hợp vi các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xut hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố.

2. Các cơ quan phối hợp thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm cử đại diện có chuyên môn về lĩnh vực quản lý tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra.

3. Theo chức năng, trách nhiệm được giao, các sở, ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất khi phát hiện các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có hành vi vi phạm pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã giám sát các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra.

Điều 16. Phối hợp trong việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tài chính, SKế hoạch và Đầu tư để xây dựng kế hoạch lập quy hoạch, bố trí kinh phí và hoàn thiện các thủ tục đầu tư nhiệm vụ lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản.

Các sở, ngành: Công thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận ti, Quy hoạch - Kiến trúc, Công an, Bộ Tư lệnh Thủ đô và Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản. Quá trình triển khai lập hoặc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, các s, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện cung cấp tài liệu, đóng góp ý kiến theo yêu cầu của cơ quan chủ trì và phải chịu trách nhiệm về chất lượng của các ý kiến góp ý và đảm bảo về thời hạn góp ý.

Điều 17. Phối hợp trong việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản

1. Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp thông tin, số liệu về tiềm năng các loại khoáng sản chưa khai thác cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để có phương án bảo vệ.

2. Khi phát hiện việc khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép xảy ra trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp xã phải chỉ đạo lực lượng chức năng đến hiện trường kiểm tra cụ thể, ngăn chặn kịp thời các hành vi trái phép; báo cáo về Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường. Thông tin báo cáo phải đảm bảo tính chính xác. Nếu vụ việc xảy ra vượt quá thẩm quyền giải quyết thì phải có phương án đề xuất, kiến nghị.

3. Khi nhận được thông tin từ Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải chỉ đạo và cử lực lượng chức năng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm được giao; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân Thành ph. Trường hợp các hành vi vi phạm có tính chất phức tạp, xảy ra trên quy mô rộng, vượt quá thẩm quyền giải quyết, UBND cấp huyện phải kịp thời báo cáo UBND Thành phố, các sở, ngành liên quan, kèm theo phương án đề xuất, kiến nghị cụ thể.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm phối hợp với sở, ngành liên quan để tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố phương án giải quyết đối với đ xut, kiến nghị của y ban nhân dân cấp huyện.

5. Các Sở, ngành có liên quan cử cán bộ, công chức có trách nhiệm, đáp ứng vchuyên môn, nghiệp vụ, phối hợp với S Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, y ban nhân dân cấp xã để xử lý, giải quyết, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật v khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản.

Điều 18. Phối hợp báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo định kỳ một năm một ln tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Kỳ báo cáo được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản, trình Ủy ban nhân dân Thành phố để báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chương 4.

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

Điều 19. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản

1. Trước khi tiến hành hoạt động thăm dò

Thông báo kế hoạch thăm dò tới S Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được phép tiến hành thăm dò.

2. Trong quá trình hoạt động thăm dò:

a) Thực hiện đúng các nội dung trong giấy phép thăm dò được cấp và đề án thăm dò đã được thẩm định;

b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động trong quá trình thăm dò khoáng sn;

c) Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất hoạt động thăm dò theo quy định.

3. Khi kết thúc hoạt động thăm dò:

a) Thực hiện các biện pháp phục hồi môi trường, bo đảm an toàn khu vực thi công các công trình thăm dò;

b) Lập báo cáo kết quả thăm dò, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản

1. Trước khi tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản:

a) Hoàn thành thủ tục thuê đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, ký hợp đồng thuê đất;

b) Hoàn thành thủ tục xin cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đi với các mỏ khai thác khoáng sản có sử dụng vật liệu n;

c) Ký quỹ phục hồi môi trường tại Quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội;

d) Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với STài nguyên và Môi trường và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, y ban nhân dân cấp xã nơi có mỏ trước khi thực hiện;

đ) Lập, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và thiết kế bn vẽ thi công phù hợp với thiết kế cơ sở đã được thẩm định, gửi STài nguyên và Môi trường;

e) Bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ và thông báo bằng văn bn về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của Giám đốc điều hành mỏ v S Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khai thác tận thu khoáng sản không phải bnhiệm Giám đc điu hành mỏ.

2. Trong quá trình hoạt động khai thác khoáng sản:

a) Thực hiện việc khai thác mỏ theo đúng dự án đầu tư, thiết kế mỏ đã được thẩm định, phê duyệt; tuân thủ giấy phép xây dựng được cấp;

b) Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện đy đủ nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bn cam kết bo vệ môi trường đã được phê duyệt;

c) Thực hiện đúng và đầy đủ các phương pháp, quy trình kỹ thuật, bảo đảm an toàn kỹ thuật, an toàn công trình mỏ, an toàn vật liệu nổ; phải có các biện pháp phòng, chng các sự cố, bảo đảm an ninh trật tự, bảo đảm an toàn lao động và các quy định khác có liên quan về an toàn trong khai thác mỏ;

d) Nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, nộp tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định;

đ) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xut hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường và y ban nhân dân các cấp;

e) Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản;

f) Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;

g) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản;

h) Lập, quản lý, lưu giữ bản đhiện trạng, bn vẽ mặt ct hiện trạng khu vực được phép khai thác từ khi bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ đến khi kết thúc khai thác;

i) Thực hiện công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản trong khu vực được phép khai thác, sản lượng khoáng sn đã khai thác, chịu trách nhiệm về số liệu đã thống kê, kiểm kê. Kết quả thống kê, kiểm kê của năm báo cáo phải gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;

k) Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Kết thúc khai thác:

a) Lập đề án đóng cửa mỏ theo đúng quy định, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định;

b) Thực hiện việc đóng cửa mỏ và phục hồi môi trường, đất đai sau khai thác theo quy định.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy định này thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội có hành vi vi phạm Quy định này thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm Quy định này sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật vcán bộ, công chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 23. Điều khoản thi hành

Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phn ánh về S Tài nguyên và Môi trường để tng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, sửa đổi quy định đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế./.