cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 3074/2013/QĐ-UBND ngày 30/08/2013 Về Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

  • Số hiệu văn bản: 3074/2013/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Ngày ban hành: 30-08-2013
  • Ngày có hiệu lực: 09-09-2013
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4095 ngày (11 năm 2 tháng 20 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3074/2013/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Công văn số 3100/BTNMT-TNN ngày 13/8/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện công tác cấp phép về tài nguyên nước trong thời gian chờ Nghị định quy định chi tiết thi hành một s điu của Luật Tài nguyên nước;

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 444/TTr-STNMT ngày 05/7/2013; Văn bản thẩm định số 919/STP-XDVB ngày 22/7/2013 của S Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về qun lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 2196/2005/QĐ-UB ngày 15/8/2005 của UBND tnh ban hành Quy định về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghkhoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và Quyết định 2538/2010/QĐ-UBND ngày 23/7/2010 về bổ sung một số nội dung vào Quy định về qun lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày ktừ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ TN & MT (để báo cáo);
- Bộ Tư pháp (để báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh (để báo cáo);
- Các Ủy viên UBND tỉnh (để báo cáo);
- Lưu: VT, Pg NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3074/2013/QĐ-UBND ngày 30/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này áp dụng đối vi việc qun lý, bo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nưc dưới đất, phòng, chng và khắc phục hậu qutác hại do nước gây ra (gọi chung là hoạt động tài nguyên nước) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các s, ban, ngành (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước), y ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

2. Tchức, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là tổ chức, cá nhân) khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nưc thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chương 2.

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Điều 3. Lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước

1. Quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan, lập quy hoạch tài nguyên nước của tnh; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua; công bvà tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh đã được phê duyệt.

2. Quy hoạch về thủy lợi, thủy điện, cấp nước, giao thông đường thủy nội địa và các quy hoạch khác có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước (sau đây gọi chung là quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước) do các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải và y ban nhân dân cấp huyện lập, phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước.

3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên và môi trường trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ.

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: Hướng dn các đơn vị liên quan, Ủy ban nhân cấp huyện nơi có hồ chứa, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên và môi trường trong hành lang bảo vệ hchứa, vùng lòng hồ; thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tchức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa trên địa bàn tnh.

4. Trong hành lang bo vệ nguồn nưc, các s: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dng, Tài nguyên và Môi trường, các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện không quy hoạch, chấp thuận chủ trương, địa điểm đầu tư và nghiêm cấm việc xây dựng mới các bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xut, chế biến có cht thải, nước thải nguy hại.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh các nhiệm vụ về quy hoạch tài nguyên nước.

Điều 4. Kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước; trách nhiệm điều tra đánh giá tài nguyên nước

1. Tổ chức xây dựng kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước ca tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phi hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Công Thương xây dựng kế hoạch điu tra cơ bản tài nguyên nước của tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp chưa có quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước thì căn cứ tình hình thực tế vthông tin, dữ liệu tài nguyên nước đi xây dựng các nội dung trong kế hoạch điều tra cơ bản phù hợp với yêu cầu của công tác quản tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.

2. Trách nhiệm thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước.

Sở Tài nguyên và Môi trưng chủ trì, phối hợp với các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Kế hoạch và Đu tư và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện việc điu tra, đánh giá tài nguyên nước của tỉnh; tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 5. Khu vực cắm, khu vực tạm thi cấm khai thác cát, sỏi, các khoáng sản khác trên sông; công bố danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp

1. Đối với những dòng sông, đoạn sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở b, bãi sông.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với SXây dựng, SNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cp huyện nơi có dòng sông, đoạn sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở b, bãi sông, xác định nguyên nhân gây sạt, lở, đề xuất các giải pháp đngăn ngừa, khắc phục; tham mưu cho y ban nhân dân tỉnh xem xét, khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, si và các khoáng sản khác.

2. Công bdanh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, y ban nhân dân cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lập, công bố danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn tnh đề phòng, chống ngập, úng và bo vệ ngun nước.

Điều 6. Lp, quản lý hành lang bo vệ ngun nước; xác định, công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước

1. Lập, quản lý hành lang bo vệ nguồn nước.

Sở Tài nguyên và Môi trưng chủ trì, phối hợp với các sở; Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân cp huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh và tổ chức công bố, thực hiện, gồm:

a) Hồ tự nhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác; đầm, phá tự nhiên;

b) Sông, suối, kênh, mương là nguồn cấp nước, trục tiêu nước hoặc có tầm quan trọng đi với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường;

c) Các nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và di tích thắng cảnh có giá trị cao vđa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và bảo vệ, phát triển hệ sinh thái tự nhiên.

2. Lp, quản lý hành lang vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trưng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Ủy ban nhân cấp huyện, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xác định vùng bảo hộ vsinh khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh và tchức công b, thực hiện.

3. Tchức công bthông tin chất lượng nguồn nước sinh hoạt, cảnh báo hiện tượng bất thường vchất lượng của nguồn nưc sinh hoạt đối vi các nguồn nước.

Sở Y tế chủ t, phối hợp với các sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát trin nông thôn định kỳ kiểm tra, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tnh công bố thông tin cht lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn tnh, đặc biệt đối với các vùng có nguy cơ bị ô nhiễm nguồn nước, các đơn vị kinh doanh nước sạch.

4. Bảo đm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước.

a) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thanh Hóa thường xuyên cập nhật số liệu về khí tượng, thủy văn các vùng trên địa bàn tỉnh; mức độ xâm nhập mặn theo các triền sông vào nội địa; tình hình khai thác, sử dụng nguồn nước và xả nước thải vào nguồn nước. Cung cấp kịp thời số liệu vtài nguyên nước cho các ngành, các cp thực hiện biện pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc sự cô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng gây ra thiếu nước.

b) S Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chtrì, phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân cp huyện đề xuất các biện pháp khẩn cấp đbảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng gây ra thiếu nước đối với khu vực nông thôn trên địa bàn tnh.

c) Sở xây dng chủ trì, phối hợp với các ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuất các biện pháp khn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng gây ra thiếu nước đối với khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh.

Điều 7. Cp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước, cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước và hành ngh khai thác nưc dưới đất; hướng dn việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tnh

1. Cấp, gia hạn, điều chnh, đình chỉ, thu hồi giy phép v tài nguyên nước, cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước và hành nghề khai thác nước dưới đất theo thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Tiếp nhn, thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép, gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực, thu hi, cp lại giy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả nưc thi vào nguồn nước, cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước và hành nghề khai thác nước dưới đất đối với trường hp thuộc thm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Thực hiện việc thu phí thẩm định hồ sơ, lệ phí cp phép về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; quản lý hồ sơ cp phép thuộc thẩm quyền cp phép của y ban nhân dân tỉnh.

c) Thanh tra, kiểm tra các hoạt động về tài nguyên nước theo quy định của giấy phép.

2. ng dẫn việc đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước đối với trường hợp phải đăng ký theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Si nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức, thực hiện.

Điều 8. Xây dựng cơ sở dữ liệu; quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu vtài nguyên nước.

1. Sở Tài nguyên và Môi trưng có trách nhiệm:

a) Tổ chức thu thập, tng hợp tài liệu liên quan đến tài nguyên nước trên địa bàn tnh; điu tra bổ sung thông tin, dữ liệu tài nguyên nước, cập nhật vào cơ sở dliệu tài nguyên nước ca tỉnh.

b) Quản lý, lưu tr thông tin, cp nhật dữ liệu về tài nguyên nước (bao gm cả cp nhật dữ liệu và phát triển, cập nhật hệ thống phần mềm), khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước; tiếp nhận, xử lý dữ liệu vtài nguyên nước từ các đơn vị, tchức, cá nhân có liên quan, tích hợp, cập nhật vào cơ sở dữ liệu tài nguyên nước; cung cấp dữ liệu về tài nguyên nước cho các tổ chức, cá nhân theo quy định; ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân về thu thập, tổng hợp, xử lý và khai thác cơ sở dữ liệu tài nguyên nưc.

2. Các sở, ban, ngành liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của nh có trách nhiệm thu thập, phân loại, đánh giá, xử lý, lưu trữ và quản lý dữ liệu tài nguyên nước và cung cp dữ liệu cho Sở Tài nguyên và Môi trường đtích hợp vào cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của tỉnh.

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cung cấp số liệu, dữ liệu quản lý nhà nước về sử dụng nước trong nông nghiệp, công trình thủy lợi, hồ chứa thủy lợi, thủy điện, dự án có liên quan đến khai thác sử dụng tài nguyên nước, dữ liệu nước sạch nông thôn.

b) SXây dựng: Cung cp số liệu, dữ liệu qun lý nhà nưc về quy hoạch nguồn cấp nước sinh hoạt đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; số liệu về các đơn vị thu nhận, xử lý nước thải đô thị và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

c) S Y tế: Cung cp số liệu kết quả kiểm tra định kỳ chất lượng nguồn nưc khai thác cho mục đích sinh hoạt, đặc biệt đối với các đơn vị kinh doanh nước sạch; chất lượng nước thi tại các bệnh viện, cơ sở y tế.

d) SCông Thương: Cung cấp sliệu, dữ liệu quản lý nhà nước vsử dụng nước trong các hồ, đập thủy điện.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện: Chịu trách nhiệm thu thập, phân loại, đánh giá, x lý, lưu trữ, quản lý, dữ liệu v tài nguyên nước trên địa bàn theo quy định; cung cấp dữ liệu cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tích hp vào cơ sở dữ liệu tài nguyên nưc của tnh.

4. Kinh phí thu thập, quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên nước: Kinh phí vn hành hệ thống, thu thập, xử lý dữ liệu, cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh do ngân sách nhà nước bảo đảm và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, kinh phí xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học nhằm sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả

1. Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học nhm sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả.

Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì phi hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cp huyện xây dựng các chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và xử lý, cải tạo, khôi phục nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tổ chức triển khai, chuyển giao, ứng dụng các kết qunghiên cứu ca đề tài, dự án liên quan đến nh vực tài nguyên nước vào sản xuất và đời sống.

2. Kinh phí và xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và xử lý, cải tạo, khôi phục nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt.

Sở Tài chính chủ t, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp kế hoạch đầu tư kinh phí cho các chương trình, dự án vhoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả trình Ủy ban nhân dân tnh.

Điều 10. Tài chính về tài nguyên nước

1. Sở Tài chính có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng các chính sách về thuế tài nguyên nước, p, lệ phí quản lý tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.

b) Tham mưu cho y ban nhân dân tnh trong việc triển khai thc hiện các quy định của pháp luật về nộp tiền cp quyền khai thác tài nguyên nước, phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyn khai thác tài nguyên nước.

2. Cục Thuế Thanh Hóa có trách nhiệm: Tchức thực hiện thu các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật về thuế, phí, Luật Quản thuế và các chính sách thu hiện hành trong lĩnh vực khai thác tài nguyên nước.

Chương 3.

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, CẤP XÃ

Điều 11. Ủy ban nn dân cấp huyện có trách nhiệm:

1. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quản lý tài nguyên nước tại địa phương theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo, điu hành các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước. Đxuất chính sách quản lý cho từng thời kỳ đảm bảo phát triển bn vững nguồn tài nguyên nước.

2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả do nưc gây ra.

a) Bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn quản lý, bao gồm: nước dưới đất, nước trong sông, suối, ao, hồ, đầm trên đt liền, hải đảo.

b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nưc sinh hoạt, địa điểm khai thác, sử dụng nguồn nước trên địa bàn. Đặc biệt đối với vùng thượng lưu và hai bên dòng sông Mã; sông Chu; kênh Chính, kênh nhánh của hệ thống đập Bái Thượng; kênh Nam trạm bơm Hoằng Khánh phải có kế hoạch bảo vệ chất lượng nguồn nước để dùng nước sinh hot cho nhân dân trên địa bàn.

c) Kiểm soát, giám sát chặt chẽ ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải trên địa bàn; trong thực hiện việc đào, xây dựng các hố chôn xác động vật chết khi có dịch, đáy và thành bên các hphải được chống thấm, chống tràn bảo đảm không gây ô nhiễm nguồn nước.

d) Đi với nơi có nguồn nước liên quốc gia có trách nhiệm theo dõi, phát hiện sự cố ô nhiễm; trường hợp xảy ra sự cthì phải chủ động tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn, hạn chế lan rộng vùng ô nhiễm; xử lý, giảm thiểu ô nhiễm thuộc phạm vi quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức chỉ đạo x lý.

đ) Đối với những đoạn sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở b, bãi sông phối hợp với các ngành chức năng xác định nguyên nhân gây sạt, lở, đxuất các giải pháp để ngăn ngừa, khc phục và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

e) Đi với vùng ven biển và vùng ảnh hưởng thủy triều, phối hợp với các ngành chức năng có biện pháp quản lý, bảo vệ đê biển, vận hành các cống ngăn mặn, giữ ngọt đm bảo đúng quy trình; khai thác nước dưới đất phải bảo đảm phòng chng xâm nhập mặn cho các tng chứa nước dưới đt; bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ chắn sóng để phòng chng xâm nhập mặn và nước biển dâng.

f) Tchức ứng phó, khc phục sự cô nhiễm nguồn nước; phòng chống khắc phục hậu quả, tác hại do khai thác nước gây ra, kết hợp với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sn của Nhà nước.

3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên nước; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn vtài nguyên và môi trường cấp xã.

4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đt trên địa bàn, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và đề xuất biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên nước.

5. Tchức điều tra, thống kê, tổng hợp, phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cu kỹ thuật trong vic trám lấp giếng.

6. ng dẫn Ủy ban nhân dân cp xã tchức đăng ký về khai thác, sử dụng tài nguyên nưc dưới đất và xả nước thải vào nguồn nước tại địa phương.

7. Thu thập, lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn theo quy định, cung cấp dữ liệu cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tích hợp vào cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của tỉnh.

8. Định kỳ 6 tháng 1 lần báo cáo STài nguyên và Môi trưng tình hình quản lý, bảo vệ, hoạt động tài nguyên nước, phòng, chng và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, đ tng hợp, báo cáo y ban nhân dân tỉnh.

9. Thực hiện các nhiệm vụ qun lý nhà nưc v tài nguyên nưc theo yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 12. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

1. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quản lý tài nguyên nước tại địa phương theo quy định của pháp luật.

2. Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo v, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống, khc phục hậu quả do nước gây ra; thống kê, theo i, giám sát việc thi hành pháp luật v tài nguyên nước tại địa phương.

3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên nước; tổ chức hòa giải, giải quyết các tranh chp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên nưc theo quy định của pháp luật.

4. Thường xuyên kiểm tra các công trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghkhoan nước dưới đt của các tchức, cá nhân trên địa bàn, xử lý vi phạm hoặc kiến nghị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo thẩm quyền. Nếu xảy ra tình huống bt khả kháng, kịp thời có biện pháp khắc phục trong khả năng đồng thời báo cáo ngay tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và S Tài nguyên và Môi trường để có biện pháp khắc phục.

5. Quản lý việc khai thác, sử dụng nước dưới đất ca các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; yêu cầu các hộ gia đình, cá nhân có công trình khai thác nước dưới đất ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức, xả nước thải vào ngun nước phải đăng ký theo quy định.

6. Tiếp nhn, kiểm tra, thực hiện các trình tự đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước cho hộ gia đình, cá nhân theo Quy định này; quản lý, lưu trữ hồ sơ, lập sổ theo dõi, ghi chép, thng kê, tổng hợp kết quả đăng ký và định kỳ báo cáo y ban nhân dân cp huyện.

7. Phối hợp với cơ quan, tổ chức quản lý, bảo vtrạm quan trắc, đo đạc, giám sát tài nguyên nước trên địa bàn.

8. Thực hiện điều tra, thống kê, tổng hợp, phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.

9. Định kỳ 6 tháng 1 lần báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện tình hình quản lý, bảo vệ, hoạt động tài nguyên nước, phòng, chng và khắc phục hậu quả tác hi do nước gây ra.

10. Thực hiện các nhim vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nưc theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Chương 4.

CẤP PHÉP, ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC

Điều 13. Nguyên tắc cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nưc, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất; thời hạn của giấy phép tài nguyên nước; thm quyền cấp phép hoạt động tài nguyên nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định ca Luật Tài nguyên nước.

Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ điều kiện c thcủa nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ, đề nghị của tchức, cá nhân xin cấp phép tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Các trường hợp không phải xin phép nhưng phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã ở những vùng có quy định về mực nước bị suy giảm quá mức: Khai thác nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước không phải xin phép nhưng phải đăng ký thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Đối với các tchức, cá nhân khi lập dán đầu tư có nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, phải thực hiện việc thỏa thuận vnguồn nước phục vụ cho dự án.

Sở Tài nguyên và Môi trường hưng dẫn việc thỏa thuận về nguồn nước cho khu vực nghiên cứu dự án đầu tư có khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

Điều 16. Trình tự; thủ tục cấp phép hoạt động tài nguyên nước

1. Trình tự, thủ tục cấp phép, gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực, thu hồi, cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, cho phép chuyển nhượng quyn khai thác tài nguyên nước và nh nghề khai thác nước dưới đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của Chính phủ.

2. Mẫu văn bản trong hsơ cấp phép, gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ hiệu lực, thu hồi, cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nưc, hành nghề khai thác nước dưới đất và mẫu đăng ký khai thác nước dưới đất, xnước thải vào nguồn nước theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chương 5.

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động tài nguyên nước

1. Các tổ chức, cá nhân được phép hoạt động tài nguyên nước có quyn và nghĩa vụ theo quy định của Luật Tài nguyên nước.

2. Các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hành ngh khoan nước dưới đt có nghĩa vụ:

a) Hành nghề khoan nước dưới đất theo đúng nội dung được ghi trong giấy phép và các quy định có liên quan của pháp luật vtài nguyên nước.

b) Tuân thủ quy trình kỹ thuật khoan và các quy định vbảo vệ nước dưới đất, trường hợp gây sụt lún đất hoặc gây sự cbất thường khác ảnh hưởng đến công trình xây dng và đời sống những người trong khu vực thăm dò thì phải xlý, khắc phục kịp thời, đồng thời báo cáo ngay ti chính quyền địa phương và S Tài nguyên và Môi trường đcó biện pháp xử lý.

c) Thông báo bằng văn bn về vị trí, quy mô công trình khoan thăm dò, khoan khai thác nưc dưới đất và thời gian dự kiến thi công cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt công trình trước khi thi công.

d) Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất mà mình đã thi công khi cơ quan có thm quyền yêu cầu.

3. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nưc, xả nước thải vào nguồn nước khi gặp sự cố gây ảnh hưởng xấu đến số lượng, chất lượng nguồn nước hoặc phát hiện các trường hợp bất thường về slượng, chất lượng nguồn nước, sụt lún đất, nghiêng lệch, rạn nứt nhà của và các hiện tượng bất thường khác phải báo cáo ngay cho các cấp quản lý chuyên môn để trình Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, xử lý.

Điều 18. Công tác trám lấp giếng: Việc trám lấp giếng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật

Chương 6.

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC

Điều 19. Chế độ báo cáo

1. Định kỳ trước ngày 05 tháng 12 hàng năm và đột xuất, các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tng kết, báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hu quả tác hại do nước gây ra, đăng ký hoạt động tài nguyên nước thuộc ngành và trên địa bàn quản lý, về Sở Tài nguyên và Môi trường. Nội dung báo cáo cần trình bày rõ tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn, những thuận lợi, khó khăn, kiến nghị và đề xuất giải quyết.

2. Sở Tài nguyên vài trường tíếp nhận các báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ hoạt động tài nguyên nước của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và có trách nhiệm tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.

Điều 20. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tcáo

Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tài nguyên nước thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Chương 7.

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 21. Khen thưởng

1. Khuyến khích tổ chức, cá nhân bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước.

2. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; đấu tranh chng các hành vi vi phạm pháp luật vtài nguyên nước được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, thì tùy thuộc mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại gây ra theo các quy định pháp luật hiện hành, gồm:

a) Trường hợp phải xin phép hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thi vào ngun nước, hành nghkhoan nước dưới đất nhưng không có giấy phép của cấp có thẩm quyền;

b) Gây suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;

c) Cản trở việc bảo vệ tài nguyên nước, cản trở hoạt động tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;

d) Cản trở việc kiểm tra, thanh tra tài nguyên nước hoặc các vi phạm khác của pháp luật và Quy định này.

Chương 8.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 23. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc các sở, Thủ trưởng ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo chức năng và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.