Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND ngày 16/08/2013 Phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020
- Số hiệu văn bản: 34/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Ngày ban hành: 16-08-2013
- Ngày có hiệu lực: 26-08-2013
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 29-01-2021
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2713 ngày (7 năm 5 tháng 8 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 29-01-2021
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2013/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 16 tháng 08 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020; số 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020;
Căn cứ các Văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng; Công văn số 3933/BNN-TCLN ngày 15/11/2012 về việc thẩm định Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2013/NQ-HĐND ngày 04/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khóa X, kỳ họp thứ 6 về thông qua Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 103/TTr-SNN ngày 05/8/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, với những nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu:
Thiết lập hệ thống quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng hiện có; bảo vệ nguồn nước và môi trường sinh thái góp phần tích cực phòng chống thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra; bảo tồn và tăng cường tính đa dạng sinh học của tài nguyên rừng; xây dựng lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững; nâng độ che phủ của rừng đạt trên 68% vào năm 2015 và trên 70% vào năm 2020.
2. Nhiệm vụ:
- Căn cứ Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 17/4/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của tỉnh Kon Tum; tiến hành điều chỉnh, thiếp lập quy hoạch 3 loại rừng trên toàn bộ diện tích rừng và đất rừng đã được quy hoạch cho lâm nghiệp;
- Bảo vệ 631.954 ha rừng hiện có và diện tích rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng trong kỳ quy hoạch.
- Khoán bảo vệ rừng 1.953.266 Lượt.ha;
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 9.476 ha;
- Trồng rừng mới 50.000 ha;
- Trồng lại rừng sau khai thác 35.669 ha;
- Trồng 10 triệu cây phân tán;
- Chuyển đổi rừng và đất lâm nghiệp sang trồng Cao su 10.129,5 ha;
- Trồng Cao su trên đất lâm nghiệp 23.801 ha;
- Làm giàu rừng 5.000 ha;
- Khai thác gỗ 3.743.670m3 (rừng tự nhiên 283.833m3, rừng trồng 3.459.837m3);
- Khai thác tre nứa 2.000.000 cây;
- Phấn đấu đến cuối năm 2015, 100% diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cộng đồng dân cư;
- Xây dựng các vườn rừng, trang trại rừng, vườn ươm, rừng giống và hệ thống các công trình phục vụ cho lâm nghiệp;
- Khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân gây nuôi một số loại động vật hoang dã; đầu tư trồng và phát triển Hồng Đẳng Sâm, một số loại cây dược liệu quý và 1.000 ha Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng;
- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn;
- Thực hiện tốt công tác khuyến lâm và đào tạo nghề cho người dân, đặc biệt là người đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa;
- Triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tập trung chủ yếu đối với các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu thu phí dịch vụ môi trường rừng của tỉnh hàng năm đạt trên 100 tỷ đồng, chi trả lại cho các chủ rừng để đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.
3. Nội dung Quy hoạch
3.1. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp:
TT | Hạng mục | Hiện trạng 2010 (ha) | Quy hoạch đến năm 2020 (ha) |
I | Tổng diện tích tự nhiên | 968.961 | 968.961 |
II | Đất lâm nghiệp | 721.732 | 698.446 |
1 | Đất rừng đặc dụng | 93.440 | 95.203 |
2 | Đất rừng phòng hộ | 185.878 | 208.187 |
3 | Đất rừng sản xuất | 442.414 | 395.056 |
3.2. Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng:
3.2.1. Bảo vệ rừng:
Hạng mục | Giai đoạn 2011-2015 (ha) | Giai đoạn 2016-2020 (ha) |
Tổng | 631.954 | 676.759 |
1. Rừng đặc dụng | 87.467 | 88.767 |
- Rừng tự nhiên | 87.345 | 88.345 |
- Rừng trồng | 122 | 422 |
2. Rừng phòng hộ | 164.735 | 174.373 |
- Rừng tự nhiên | 159.026 | 167.502 |
- Rừng trồng | 5.709 | 6.871 |
3. Rừng sản xuất | 379.752 | 413.619 |
- Rừng tự nhiên | 344.083 | 344.083 |
- Rừng trồng | 35.669 | 69.536 |
3.2.2. Phát triển rừng:
Stt | Hạng mục | ĐVT | Giai đoạn 2011-2020 | Giai đoạn 2011-2015 | Giai đoạn 2016-2020 |
A | Khoán bảo vệ rừng | Lượt ha | 1.953.266 | 976.633 | 976.633 |
B | Khoanh nuôi phục hồi rừng | ha | 9.476 | 9.476 | 0 |
1 | Rừng đặc dụng | ha | 1.000 | 1.000 | 0 |
2 | Rừng phòng hộ | ha | 8.476 | 8.476 | 0 |
C | Trồng và chăm sóc rừng | ha | 50.000 | 35.328 | 14.672 |
1 | Rừng đặc dụng | ha | 400 | 300 | 100 |
2 | Rừng phòng hộ | ha | 1.712 | 1.162 | 550 |
3 | Rừng sản xuất | ha | 47.888 | 33.866 | 14.022 |
D | Trồng lại sau khai thác | ha | 35.669 | 4.570 | 31.099 |
- | Rừng sản xuất | ha | 35.669 | 4.570 | 31.099 |
E | Trồng Cao su trên đất lâm nghiệp | ha | 23.801 | 23.801 | 0 |
F | Trồng cây phân tán | Triệu cây | 10 | 5,5 | 4,5 |
G | Trồng Sâm Ngọc Linh | ha | 1.000 | 300 | 700 |
H | Làm giàu rừng sản xuất | ha | 5.000 | 5.000 | 0 |
3.2.3. Khai thác rừng:
STT | Đối tượng | ĐVT | Quy hoạch giai đoạn 2011-2020 | Giai đoạn 2011-2015 | Giai đoạn 2016-2020 |
A | Tổng khối lượng gỗ khai thác | m3 | 3.743.670 | 549.781 | 3.193.889 |
I | Khai thác chính | m3 | 3.627.837 | 501.251 | 3.126.586 |
1 | Rừng tự nhiên | m3 | 168.000 | 58.000 | 110.000 |
2 | Rừng trồng | m3 | 3.459.837 | 443.251 | 3.016.586 |
II | Khai thác tận dụng | m3 | 115.833 | 48.530 | 67.303 |
B | Khai thác tre nứa | cây | 2.000.000 | 1.000.000 | 1.000.000 |
3.2.4. Xây dựng vườn rừng, trại rừng: Tiến hành thí điểm, hình thành hệ thống vườn rừng, trang trại rừng trên địa bàn toàn tỉnh: Diện tích 1.200 ha; số lượng: 400 vườn rừng, trang trại rừng.
- Giai đoạn 2011 - 2015: 30 trang trại, vườn rừng; diện tích 90 ha;
- Giai đoạn 2016 - 2020: 370 trang trại, vườn rừng; diện tích 1.110 ha;
3.2.5. Xây dựng kết cấu hạ tầng: làm đường lâm nghiệp, hệ thống phòng chống lửa rừng; khối lượng đầu tư đến năm 2020 như sau:
Stt | Hạng mục xây dựng | ĐVT | Dự án Quy hoạch vùng NLG Tân Mai | Dự án Bảo vệ và phát triển rừng | Tổng |
1 | Đường lâm nghiệp | Km | 894 | 14,3 | 908,3 |
2 | Chòi canh lửa | Chòi | 30 | 23 | 53 |
3 | Trạm BVR | Trạm | 28 | 24 | 52 |
4 | Sửa chữa trạm BVR | Trạm |
| 18 | 18 |
5 | Đường ranh cản lửa | Km | 737 | 428 | 1.165 |
6 | Bảng tin cố định | Cái |
| 180 | 180 |
7 | Biển bảo vệ rừng | Biển |
| 550 | 550 |
4. Nhu cầu vốn đầu tư và nguồn vốn: Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 10.753.973 triệu đồng, cụ thể:
4.1. Vốn đầu tư phân theo giai đoạn
- Giai đoạn 2011-2015: 5.729.648 triệu đồng.
- Giai đoạn 2016-2020: 5.024.325 triệu đồng.
4.2. Vốn đầu tư phân theo nguồn vốn
- Vốn từ ngân sách nhà nước: 891.603 triệu đồng;
- Vốn thu từ phí môi trường: 1.123.210 triệu đồng;
- Vốn tín dụng: 5.379.691 triệu đồng;
- Vốn tự có: 2.237.182 triệu đồng;
- Vốn FDI: 69.852 triệu đồng;
- Vốn tài trợ từ các dự án: 51.500 triệu đồng;
- Vốn cân đối trong giá thành sản phẩm: 1.000.935 triệu đồng.
Điều 2.
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
+ Công bố Quy hoạch; hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc quá trình triển khai Quy hoạch.
+ Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế chính sách liên quan để thực hiện Quy hoạch này.
- Hàng năm tổng hợp tình hình, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh biết, chỉ đạo.
2. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị, địa phương mình xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Quy hoạch đã được phê duyệt theo quy định.
Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |