Quyết định số 2462/QĐ-UBND ngày 09/08/2013 Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020
- Số hiệu văn bản: 2462/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Ngày ban hành: 09-08-2013
- Ngày có hiệu lực: 09-08-2013
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 4115 ngày (11 năm 3 tháng 10 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2462/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 09 tháng 08 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Công văn 1634/BNN-TCLN ngày 16/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thẩm định Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 87/2013/NQ-HĐND ngày 04/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 278/TTr- SNN&PTNT ngày 02 tháng 8 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
- Xây dựng ổn định và nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh, bảo vệ nguồn nước và môi trường sinh thái, bảo tồn
đa dạng sinh học, cung cấp dịch vụ môi trường đáp ứng mục tiêu sản xuất kinh doanh lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững; phấn đấu đến năm 2015 đưa độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 50% và đến cuối năm 2020 đạt trên 52%.
- Hình thành các vùng rừng kinh tế tập trung, đáp ứng phần lớn nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh; phấn đấu đến năm 2020
có ít nhất 8% diện tích đất có rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn, tiêu chí của Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC).
- Thực hiện lồng ghép chương trình phát triển lâm nghiệp với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.
2. Nhiệm vụ chủ yếu
a) Bảo vệ rừng
- Quản lý, bảo vệ toàn bộ diện tích đất có rừng, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng của rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
- Khoán quản lý, bảo vệ rừng: 2.123.145 lượt ha, trong đó: giai đoạn 2011 - 2015 khoán 846.560 lượt ha, bình quân 169.000 ha/năm, giai đoạn 2016 - 2020 khoán 1.276.585 lượt ha, bình quân 256.000 ha/năm.
b) Phát triển rừng
- Khoanh nuôi tái sinh rừng:
+ Khoanh nuôi những diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp thuộc trạng thái IC, IB ở nơi cao, xa, dốc, khó có điều kiện trồng rừng.
+ Khối lượng: 232.619 lượt ha (Rừng đặc dụng: 7.480 lượt ha; rừng phòng hộ 191.361 lượt ha; rừng sản xuất 33.777 lượt ha), bình quân 23.200 ha/năm.
- Trồng rừng tập trung:
+ Đối tượng đưa vào trồng rừng gồm: đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp, rừng trồng kém chất lượng và rừng trồng sau khai thác.
+ Khối lượng: 177.316 ha, bình quân 17.700 ha/năm, trong đó: giai đoạn 2011 - 2015 là 16.100 ha/năm; giai đoạn 2016 - 2020 là 19.300 ha/năm; bao gồm:
* Trồng mới 30.654 ha (130 ha rừng đặc dụng, 3.031 ha rừng phòng hộ, 27.493 ha rừng sản xuất);
* Trồng lại sau khai thác và cải tạo rừng 119.588 ha (3.637 ha rừng phòng hộ, 115.951 ha rừng sản xuất);
* Trồng cao su 27.073 ha.
- Trồng cây phân tán:
+ Đối tượng: Trồng cây xung quanh vườn nhà, trường học, công sở, bệnh viện, các khu di tích lịch sử, văn hóa và các điểm tham quan du lịch; dải phân cách trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, ven các trục đường giao thông...
+ Khối lượng: tổng số cây trồng phân tán cả giai đoạn là 18 triệu cây, trong đó: giai đoạn 2011 - 2015: 9 triệu cây; giai đoạn 2016 - 2020: 9 triệu cây.
- Nuôi dưỡng rừng:
+ Đối tượng: gồm nuôi dưỡng rừng giống chuyển hóa từ rừng tự nhiên và rừng thông cần chặt tỉa thưa.
+ Khối lượng: cả giai đoạn 1.650 lượt ha; bình quân 165 ha/năm.
- Giao rừng và cho thuê rừng:
+ Đối tượng rừng được giao là rừng tự nhiên, rừng trồng thuộc rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất. Đối tượng tham gia nhận rừng, thuê rừng là các tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình và nhóm hộ gia đình.
+ Tổng diện tích giao rừng, cho thuê rừng: 358.990 ha, bình quân 72.000 ha/năm, trong đó: giao cho hộ gia đình và cộng đồng 61.470 ha, giao rừng cho các Ban Quản lý rừng 297.520 ha. Giai đoạn 2011 - 2015 giao 358.240 ha; giai đoạn 2016 - 2020 giao 750 ha.
- Cấp chứng chỉ rừng (FSC): thực hiện cấp chứng chỉ rừng cho 10.000 ha rừng trồng sản xuất, trong đó đã được cấp 1.050 ha. Giai đoạn 2011 - 2015 lập thủ tục cấp chứng chỉ cho 130 ha rừng trồng thuộc nhóm nông dân trồng rừng huyện Hiệp Đức; giai đoạn 2016 - 2020 lập thủ tục cấp chứng chỉ rừng cho khoảng 8.800 ha rừng trồng, trong giai đoạn này đối tượng xin cấp chứng chỉ rừng sẽ phát triển dưới hình thức nhóm nông dân trồng rừng cấp huyện.
c) Khai thác và chế biến lâm sản
- Khai thác gỗ rừng trồng: 151.510 ha (bao gồm cả diện tích tỉa thưa rừng trồng phòng hộ và khai thác cây trồng phân tán), bình quân 15.150 ha/năm; sản lượng 11.378.350 m3, bình quân năm 1.137.800 m3/năm, trong đó:
+ Khai thác gỗ rừng trồng: Diện tích khai thác rừng trồng sản xuất 126.510 ha (bình quân 12.600 ha/năm), sản lượng 10.753.350 m3. Giai đoạn 2011 - 2015 khai thác 55.845 ha, sản lượng 4.746.825 m3; giai đoạn 2016 - 2020 khai thác 70.665 ha, sản lượng 6.006.525 m3.
+ Khai thác cây trồng phân tán: Diện tích khai thác cây trồng phân tán quy đổi 9.000 ha (bình quân 900 ha/năm), sản lượng 225.000 m3. Giai đoạn 2011-2015 khai thác 4.500 ha, sản lượng 112.500 m3; giai đoạn 2016-2020 khai thác khai thác 4.500 ha, sản lượng 112.500 m3.
+ Tỉa thưa rừng trồng phòng hộ: Diện tích tỉa thưa rừng trồng phòng hộ 16.000 ha, sản lượng 400.000 m3. Giai đoạn 2011 - 2015 tỉa thưa 7.000 ha, sản lượng 175.000 m3; giai đoạn 2016 - 2020 tỉa thưa 9.000 ha, sản lượng 225.00 m3.
- Khai thác lâm sản ngoài gỗ: Nhựa thông 8080 tấn (808 tấn/năm); mủ cao su 40.760 tấn (4.070 tấn/năm); song mây 12.510 tấn (1.250 tấn/năm), đót 3.320 tấn (332 tấn/năm); tre, nứa: 12.980 ngàn cây (1.298 ngàn cây/năm).
- Chế biến gỗ xây dựng, đồ mộc dân dụng 695.050 m3 (69.500 m3/năm) dăm gỗ và nguyên liệu bột giấy 10.683.300 tấn (1.068.000 tấn/năm).
d) Xây dựng cơ sở hạ tầng
- Xây dựng vườn ươm: 14 vườn, giai đoạn 2011 - 2015: 14 vườn.
- Xây dựng đường lâm nghiệp: 275 km, giai đoạn 2011 - 2015: 145 km, giai đoạn 2016 - 2020: 130 km.
- Sửa chữa đường lâm nghiệp: 500 km, giai đoạn 2011 - 2015: 249 km, giai đoạn 2016 - 2020: 251 km.
- Xây dựng trạm bảo vệ rừng: 11 trạm, giai đoạn 2011 - 2015: 8 trạm, giai đoạn 2016 - 2020: 03 trạm.
- Chòi canh lửa: 12 cái, giai đoạn 2011 - 2015: 10 cái, giai đoạn 2016 - 2020: 02 cái.
- Băng cản lửa: 100 km, giai đoạn 2011 - 2015: 45 km, giai đoạn 2016 - 2020: 55 km.
3. Điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng
Quy hoạch ba loại rừng theo Quyết định 48/2007/QĐ-UBND ngày 30/10/2007 của UBND tỉnh được điều chỉnh lại cho giai đoạn 2011 - 2020 như sau:
Đơn vị tính: ha
TT | Huyện, thành phố | Tổng | Đặc dụng (DD) | Phòng hộ (PH) | Sản xuất (SX) |
| Tổng | 719.922,00 | 133.547,73 | 327.641,04 | 258.733,23 |
1 | Bắc Trà My | 64.075,32 | - | 24.772,83 | 39.302,49 |
2 | Đại Lộc | 34.334,27 | - | 17.418,35 | 16.915,92 |
3 | Điện Bàn | 168,00 | - | 168,00 | - |
4 | Đông Giang | 67.831,60 | 12.461,93 | 37.811,10 | 17.558,57 |
5 | Duy Xuyên | 12.558,96 | 1.081,35 | 8.573,66 | 2.903,95 |
6 | Hiệp Đức | 33.029,92 | - | 7.948,51 | 25.081,41 |
7 | Hội An | 1.605,00 | 1.490,00 | 115,00 | - |
8 | Nam Giang | 150.697,33 | 56.590,82 | 62.889,60 | 31.216,91 |
9 | Nam Trà My | 62.283,08 | 17.190,00 | 33.228,26 | 11.864,82 |
10 | Nông Sơn | 39.135,65 | 17.484,36 | 10.518,16 | 11.133,13 |
11 | Núi Thành | 25.744,74 | 110,94 | 13.113,66 | 12.520,14 |
12 | Phú Ninh | 8.016,55 | - | 2.521,80 | 5.494,75 |
13 | Phước Sơn | 97.869,79 | 18.683,52 | 47.604,76 | 31.581,51 |
14 | Quế Sơn | 10.037,80 | - | 4.095,51 | 5.942,29 |
15 | Tây Giang | 77.493,81 | 8.454,81 | 46.813,34 | 22.225,66 |
16 | Thăng Bình | 5.822,77 | - | 2.852,03 | 2.970,74 |
17 | Tiên Phước | 28.625,29 | - | 6.672,72 | 21.952,57 |
18 | Tam Kỳ | 592,12 | - | 523,75 | 68,37 |
(Đính kèm Biểu thống kê kết quả điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng)
4. Khái toán vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư: 4.930.703 triệu đồng.
- Phân theo nguồn vốn đầu tư:
+ Ngân sách Nhà nước: 908.455 triệu đồng;
+ Vốn ODA: 301.378 triệu đồng;
+ Vốn vay: 672.372 triệu đồng (chủ yếu là doanh nghiệp, hộ gia đình);
+ Vốn tự có của người dân, các doanh nghiệp: 3.048.497 triệu đồng.
- Phân theo các hạng mục công việc:
Đơn vị tính: triệu đồng
TT | Hạng mục | Tổng | 2011-2015 | 2016-2020 |
| Tổng | 4.930.703 | 2.300.838 | 2.629.865 |
1 | Bảo vệ rừng | 424.629 | 169.312 | 255.317 |
2 | Phát triển rừng | 4.040.552 | 1.867.171 | 2.173.381 |
3 | Giao rừng, cho thuê rừng | 44.936 | 44.561 | 375 |
4 | Xây dựng CSHT | 322.692 | 173.112 | 149.580 |
5 | Chi phí quản lý (10%) | 57.585 | 27.460 | 30.125 |
6 | QLBVR và khuyến lâm (7%) | 40.309 | 19.222 | 21.087 |
5. Các giải pháp thực hiện
a) Tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất:
- Toàn bộ diện tích rừng phải có chủ quản lý bảo vệ; diện tích rừng do UBND cấp xã đang quản lý được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ;
- Giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất lâm nghiệp, có quyền sử dụng đất hợp pháp được giao để quản lý, sử dụng bền vững. Thiết lập hệ thống quản lý rừng đến từng tiểu khu rừng. Hồ sơ quản lý rừng được cập nhật thường xuyên hàng năm;
- Các chủ rừng có diện tích rừng từ 1.000 ha trở lên phải tổ chức lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, được trạng bị công cụ hỗ trợ thiết yếu để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định pháp luật.
Đối với các Ban Quản lý rừng phòng hộ có diện tích lâm phận trên 20.000 ha, nghiên cứu thành lập các Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ nhằm tăng cường khả năng bảo vệ rừng;
- Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật và Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, gắn với giải quyết tốt các vấn đề về an sinh xã hội và đời sống người dân trên địa bàn;
- Tiếp tục nâng cao trách nhiệm và năng lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của các cấp từ tỉnh, huyện, xã đến thôn, làng theo Quyết định số 07/QĐ- TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường biện pháp bảo vệ rừng.
- Tăng cường lực lượng Kiểm lâm địa bàn, bám dân, bám rừng để bảo vệ rừng tận gốc. Tăng cường hỗ trợ về nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ rừng ở cộng đồng thôn làng;
- Nghiên cứu mở rộng và thành lập mới các Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng từ 7 đơn vị lên 11 đơn vị với quy mô quản lý 384.199 ha, cụ thể:
+ Ban Quản lý rừng phòng hộ: Rà soát ranh giới, diện tích lâm phận của các Ban Quản lý rừng hiện có; nghiên cứu mở rộng 4 Ban Quản lý rừng phòng hộ hiện có: A Vương, Đắk Mi, sông Kôn, sông Tranh và thành lập mới 2 Ban Quản lý rừng phòng hộ: Bắc Sông Bung và Nam Sông Bung. Lâm phận các Ban Quản lý rừng phòng hộ sẽ có quy mô 257.333 ha, chiếm 35,7% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh.
+ Ban Quản lý rừng đặc dụng: Nghiên cứu thành lập thêm 2 Ban Quản lý rừng đặc dụng là: Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh và Ban Quản lý Khu bảo tồn Voi. Cùng với Khu bảo tồn Sao La, Sông Thanh, diện tích rừng thuộc các Ban Quản lý rừng đặc dụng là 126.867 ha.
b) Giao đất, giao rừng:
- Tiếp tục rà soát diện tích rừng và đất lâm nghiệp, hoàn thành việc giao rừng, cho thuê rừng và giao đất lâm nghiệp, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ổn định, lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gắn với rừng; rà soát lại đất đã giao nhưng chưa sử dụng đúng mục đích để điều chỉnh, tăng cường quản lý đất lâm nghiệp. Xây dựng đồng bộ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, xã, ưu tiên quy hoạch sử dụng đất cho những xã có diện tích đất lâm nghiệp trên 1.000 ha.
- Đối với các Ban Quản lý rừng phòng hộ, căn cứ Quy hoạch ba loại rừng tiến hành rà soát lại, xác định rõ diện tích, ranh giới trên bản đồ và thực địa, phù hợp với chức năng của đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý.
c) Về khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm:
- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ sinh học để sản xuất giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao như công nghệ giâm hom và nuôi cấy mô.
- Tăng cường công tác khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình canh tác nông - lâm kết hợp bền vững trên đất dốc, mô hình trang trại.
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh chất lượng cao, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên theo tiểu vùng lập địa, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng.
- Ứng dụng công nghệ ảnh viễn thám phục vụ kiểm kê, quản lý, sử dụng tài nguyên rừng.
- Tăng cường thiết bị kỹ thuật, đặc biệt là hỗ trợ ngành chế biến gỗ trong việc ứng dụng công nghệ cao, mới như sấy gỗ bằng năng lượng mặt trời, đào tạo nhân lực cho ngành hàng nội thất.
d) Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ, phát triển ngành lâm nghiệp
- Tiếp tục ổn định diện tích đã khoán bảo vệ lâu dài cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và khu vực 3 huyện nghèo miền núi theo Nghị quyết 30a/NQ-CP của Chính phủ.
- Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và khoán đất để trồng rừng sản xuất; hỗ trợ cây giống, phân bón, kỹ thuật cho các hộ gia đình, cộng đồng đặc biệt là các hộ nghèo để trồng rừng sản xuất quy mô nhỏ,
- Đối với diện tích đất trống được quy hoạch để trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, sau 3 năm đạt tiêu chuẩn thành rừng, tiếp tục giao khoán bảo vệ và hỗ trợ cây giống, phân bón.
- Xây dựng cơ chế cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất lâm nghiệp, chế biến lâm sản được vay vốn với lãi xuất ưu đãi, dài hạn phù hợp với chu kỳ kinh doanh cây lâm nghiệp.
- Triển khai chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre theo Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg ngày 18/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
e) Về vốn:
- Tăng cường ngân sách đầu tư của Nhà nước cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
- Nghiên cứu tăng tỷ lệ đầu tư cho xây dựng cơ kết cấu hạ tầng lâm nghiệp, chi phí quản lý bảo vệ rừng, chi phí quản lý dự án cơ sở.
- Xây dựng và từng bước thực hiện cơ chế thu phí dịch vụ môi trường rừng đối với tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ rừng.
- Tranh thủ các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP) để thử nghiệm và nhân rộng cách tiếp cận mới về lâm nghiệp.
- Sử dụng hợp lý nguồn vốn theo các chương trình, dự án đầu tư trong nước, dự án đầu tư vốn nước ngoài; đầu tư có trọng điểm, tránh dàn trải, phát huy hiệu quả đầu tư.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, lồng ghép các chương trình (chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 134, 135, giảm nghèo nhanh và bền vững) để đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.
f) Phát triển nguồn nhân lực:
- Đào tạo lại, tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ công chức, nhà nước ở cơ sở làm công tác lâm nghiệp, đặc biệt là ở các cấp huyện, xã, các Ban Quản lý rừng.
- Đào tạo, phát triển cán bộ quản lý, chuyên môn kỹ thuật theo từng chuyên ngành, phù hợp với nhu cầu thực tiễn, đặc biệt chú ý đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ chuyên gia đầu ngành, khoa học có trình độ cao.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên cơ sở cho mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm cấp huyện và cấp xã, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân.
g) Nghiên cứu, triển khai thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên giai đoạn đến năm 2020 (theo phụ lục đính kèm)
h) Tăng cường trách nhiệm của các ngành chức năng liên quan
- Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn, tham mưu các cấp chính quyền giải quyết nhanh chóng các thủ tục về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh về bố trí nguồn vốn cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Sở Khoa học và Công nghệ triển khai các chương trình, các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ mới phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND các huyện và các ngành chức năng liên quan tổ chức rà soát, sắp xếp lại hệ thống các các Ban Quản lý rừng phòng hộ theo quy hoạch ba loại rừng đã được điều chỉnh.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã được phê duyệt và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; bãi bỏ Quyết định số 48/2007/QĐ-UBND ngày 30/10/2007 của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
BIỂU ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH BA LOẠI RỪNG ĐẾN NĂM 2020 - TỈNH QUẢNG NAM
(Kèm theo Quyết định số 2462/QĐ-UBND ngày 09 /8/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam)
TT | Huyện | Chức năng | Diện tích tự nhiên | Diện tích đất LN | Đất có rừng | Đất trống | Đất khác | ||
Tổng | RTN | RT | |||||||
| Tổng |
| 1,043,836.96 | 719,922.00 | 548,091.81 | 410,823.39 | 137,268.42 | 217,749.53 | 277,995.62 |
|
| DD | 133,547.73 | 133,547.73 | 108,861.17 | 108,591.06 | 270.11 | 24,686.56 | - |
|
| PH | 327,641.04 | 327,641.04 | 255,769.14 | 236,030.16 | 19,738.98 | 71,871.90 | - |
|
| SX | 258,733.23 | 258,733.23 | 164,587.57 | 64,153.49 | 100,434.08 | 94,145.66 | - |
|
| N3LR | 323,914.96 | - | 18,873.93 | 2,048.68 | 16,825.25 | 27,045.41 | 277,995.62 |
1 | Bắc Trà My |
| 82,543.62 | 64,075.32 | 40,843.54 | 30,425.91 | 10,417.63 | 28,294.50 | 13,405.58 |
|
| DD | - | - | - | - | - | - | - |
|
| PH | 24,772.83 | 24,772.83 | 21,390.75 | 21,250.50 | 140.25 | 3,382.08 | - |
|
| SX | 39,302.49 | 39,302.49 | 17,224.12 | 9,072.27 | 8,151.85 | 22,078.37 | - |
|
| N3LR | 18,468.30 | - | 2,228.67 | 103.14 | 2,125.53 | 2,834.05 | 13,405.58 |
2 | Đại Lộc |
| 58,708.86 | 34,334.27 | 34,474.49 | 19,862.57 | 14,611.92 | 3,630.12 | 20,604.25 |
|
| DD | - | - | - | - | - | - | - |
|
| PH | 17,418.35 | 17,418.35 | 16,172.23 | 15,151.61 | 1,020.62 | 1,246.12 | - |
|
| SX | 16,915.92 | 16,915.92 | 14,841.73 | 3,967.47 | 10,874.26 | 2,074.19 | - |
|
| N3LR | 24,374.59 | - | 3,460.53 | 743.49 | 2,717.04 | 309.81 | 20,604.25 |
3 | Điện bàn |
| 21,471.00 | 168.00 | 323.00 | - | 323.00 | - | 21,148.00 |
|
| DD | - | - | - | - | - | - | - |
|
| PH | 168.00 | 168.00 | 168.00 | - | 168.00 | - | - |
|
| SX | - | - | - | - | - | - | - |
|
| N3LR | 21,303.00 | - | 155.00 | - | 155.00 | - | 21,148.00 |
4 | Đông Giang |
| 81,263.23 | 67,831.60 | 49,816.25 | 43,502.97 | 6,313.28 | 21,440.85 | 10,006.13 |
|
| DD | 12,461.93 | 12,461.93 | 11,354.96 | 11,354.96 | - | 1,106.97 | - |
|
| PH | 37,811.10 | 37,811.10 | 30,015.83 | 29,810.24 | 205.59 | 7,795.27 | - |
|
| SX | 17,558.57 | 17,558.57 | 6,858.51 | 1,966.43 | 4,892.08 | 10,700.06 | - |
|
| N3LR | 13,431.63 | - | 1,586.95 | 371.34 | 1,215.61 | 1,838.55 | 10,006.13 |
5 | Duy Xuyên |
| 29,909.49 | 12,558.96 | 9,191.26 | 377.24 | 8,814.02 | 4,264.26 | 16,453.97 |
|
| DD | 1,081.35 | 1,081.35 | 175.30 | 26.90 | 148.40 | 906.05 | - |
|
| PH | 8,573.66 | 8,573.66 | 5,215.45 | 350.34 | 4,865.11 | 3,358.21 | - |
|
| SX | 2,903.95 | 2,903.95 | 2,903.95 | - | 2,903.95 | - | - |
|
| N3LR | 17,350.53 | - | 896.56 | - | 896.56 | - | 16,453.97 |
6 | Hiệp Đức |
| 49,418.61 | 33,029.92 | 28,130.94 | 8,689.36 | 19,441.58 | 7,779.10 | 13,508.57 |
|
| DD | - | - | - | - | - | - | - |
|
| PH | 7,948.51 | 7,948.51 | 6,248.66 | 5,519.68 | 728.98 | 1,699.85 | - |
|
| SX | 25,081.41 | 25,081.41 | 19,464.95 | 3,149.96 | 16,314.99 | 5,616.46 | - |
|
| N3LR | 16,388.69 | - | 2,417.33 | 19.72 | 2,397.61 | 462.79 | 13,508.57 |
7 | Hội An |
| 6,171.24 | 1,605.00 | 712.40 | 581.49 | 130.91 | 923.60 | 4,535.24 |
|
| DD | 1,490.00 | 1,490.00 | 591.40 | 581.49 | 9.91 | 898.60 | - |
|
| PH | 115.00 | 115.00 | 90.00 | - | 90.00 | 25.00 | - |
|
| SX | - | - | - | - | - | - | - |
|
| N3LR | 4,566.24 | - | 31.00 | - | 31.00 | - | 4,535.24 |
8 | Nam Giang |
| 184,288.66 | 150,697.33 | 104,634.81 | 103,532.33 | 1,102.48 | 53,824.96 | 25,828.89 |
|
| DD | 56,590.82 | 56,590.82 | 44,693.86 | 44,693.86 | - | 11,896.96 | - |
|
| PH | 62,889.60 | 62,889.60 | 41,252.43 | 41,209.27 | 43.16 | 21,637.17 | - |
|
| SX | 31,216.91 | 31,216.91 | 18,190.30 | 17,483.54 | 706.76 | 13,026.61 | - |
|
| N3LR | 33,591.33 | - | 498.22 | 145.66 | 352.56 | 7,264.22 | 25,828.89 |
9 | Nam Trà My |
| 82,546.04 | 62,283.08 | 43,207.52 | 42,926.48 | 281.04 | 23,432.19 | 15,906.33 |
|
| DD | 17,190.00 | 17,190.00 | 13,941.19 | 13,940.33 | 0.86 | 3,248.81 | - |
|
| PH | 33,228.26 | 33,228.26 | 22,945.49 | 22,896.79 | 48.70 | 10,282.77 | - |
|
| SX | 11,864.82 | 11,864.82 | 6,062.59 | 5,848.25 | 214.34 | 5,802.23 | - |
|
| N3LR | 20,262.96 | - | 258.25 | 241.11 | 17.14 | 4,098.38 | 15,906.33 |
10 | Nông Sơn |
| 45,792.36 | 39,135.65 | 30,182.99 | 22,387.52 | 7,795.47 | 9,130.19 | 6,479.18 |
|
| DD | 17,484.36 | 17,484.36 | 13,344.88 | 13,344.88 | - | 4,139.48 | - |
|
| PH | 10,518.16 | 10,518.16 | 8,575.07 | 7,898.21 | 676.86 | 1,943.09 | - |
|
| SX | 11,133.13 | 11,133.13 | 8,126.15 | 1,093.67 | 7,032.48 | 3,006.98 | - |
|
| N3LR | 6,656.71 | - | 136.89 | 50.76 | 86.13 | 40.64 | 6,479.18 |
11 | Núi Thành |
| 53,396.07 | 25,744.74 | 26,443.15 | 7,176.84 | 19,266.31 | 630.51 | 26,322.41 |
|
| DD | 110.94 | 110.94 | 110.94 | - | 110.94 | - | - |
|
| PH | 13,113.66 | 13,113.66 | 12,491.29 | 7,123.83 | 5,367.46 | 622.37 | - |
|
| SX | 12,520.14 | 12,520.14 | 12,512.00 | 53.01 | 12,458.99 | 8.14 | - |
|
| N3LR | 27,651.33 | - | 1,328.92 | - | 1,328.92 | - | 26,322.41 |
12 | Phú Ninh |
| 25,151.95 | 8,016.55 | 8,139.60 | 1,582.17 | 6,557.43 | 851.89 | 16,160.46 |
|
| DD | - | - | - | - | - | - | - |
|
| PH | 2,521.80 | 2,521.80 | 2,136.91 | 1,267.17 | 869.74 | 384.89 | - |
|
| SX | 5,494.75 | 5,494.75 | 5,029.29 | 315.00 | 4,714.29 | 465.46 | - |
|
| N3LR | 17,135.40 | - | 973.40 | - | 973.40 | 1.54 | 16,160.46 |
13 | Phước Sơn |
| 114,479.31 | 97,869.79 | 75,647.38 | 70,388.07 | 5,259.31 | 27,900.34 | 10,931.59 |
|
| DD | 18,683.52 | 18,683.52 | 17,339.64 | 17,339.64 | - | 1,343.88 | - |
|
| PH | 47,604.76 | 47,604.76 | 38,500.49 | 38,277.84 | 222.65 | 9,104.27 | - |
|
| SX | 31,581.51 | 31,581.51 | 19,362.27 | 14,694.80 | 4,667.47 | 12,219.24 | - |
|
| N3LR | 16,609.52 | - | 444.98 | 75.79 | 369.19 | 5,232.95 | 10,931.59 |
14 | Quế Sơn |
| 25,117.15 | 10,037.80 | 10,009.44 | 1,340.51 | 8,668.93 | 395.98 | 14,711.73 |
|
| DD | - | - | - | - | - | - | - |
|
| PH | 4,095.51 | 4,095.51 | 3,704.91 | 1,320.28 | 2,384.63 | 390.60 | - |
|
| SX | 5,942.29 | 5,942.29 | 5,936.91 | 10.67 | 5,926.24 | 5.38 | - |
|
| N3LR | 15,079.35 | - | 367.62 | 9.56 | 358.06 | - | 14,711.73 |
15 | Tây Giang |
| 90,296.56 | 77,493.81 | 51,793.15 | 50,661.57 | 1,131.58 | 30,919.56 | 7,583.85 |
|
| DD | 8,454.81 | 8,454.81 | 7,309.00 | 7,309.00 | - | 1,145.81 | - |
|
| PH | 46,813.34 | 46,813.34 | 38,676.55 | 38,639.91 | 36.64 | 8,136.79 | - |
|
| SX | 22,225.66 | 22,225.66 | 5,450.45 | 4,444.30 | 1,006.15 | 16,775.21 | - |
|
| N3LR | 12,802.75 | - | 357.15 | 268.36 | 88.79 | 4,861.75 | 7,583.85 |
16 | Thăng Bình |
| 38,560.24 | 5,822.77 | 7,583.21 | 759.47 | 6,823.74 | 93.32 | 30,883.71 |
|
| DD | - | - | - | - | - | - | - |
|
| PH | 2,852.03 | 2,852.03 | 2,769.66 | 706.04 | 2,063.62 | 82.37 | - |
|
| SX | 2,970.74 | 2,970.74 | 2,963.00 | 53.43 | 2,909.57 | 7.74 | - |
|
| N3LR | 32,737.47 | - | 1,850.55 | - | 1,850.55 | 3.21 | 30,883.71 |
17 | Tiên Phước |
| 45,440.64 | 28,625.29 | 26,271.68 | 6,628.89 | 19,642.79 | 4,197.00 | 14,971.96 |
|
| DD | - | - | - | - | - | - | - |
|
| PH | 6,672.72 | 6,672.72 | 4,932.83 | 4,608.45 | 324.38 | 1,739.89 | - |
|
| SX | 21,952.57 | 21,952.57 | 19,592.98 | 2,000.69 | 17,592.29 | 2,359.59 | - |
|
| N3LR | 16,815.35 | - | 1,745.87 | 19.75 | 1,726.12 | 97.52 | 14,971.96 |
18 | Tam Kỳ |
| 9,281.93 | 592.12 | 687.00 | - | 687.00 | 41.16 | 8,553.77 |
|
| DD | - | - | - | - | - | - | - |
|
| PH | 523.75 | 523.75 | 482.59 | - | 482.59 | 41.16 | - |
|
| SX | 68.37 | 68.37 | 68.37 | - | 68.37 | - | - |
|
| N3LR | 8,689.81 | - | 136.04 | - | 136.04 | - | 8,553.77 |
PHỤ LỤC
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 2462/QĐ-UBND ngày 09/8/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam)
TT | Tên đề án, dự án | Mục tiêu | Quy mô diện tích, vùng dự án | Nội dung | Tổng vốn đầu tư | Thời gian thực hiện |
1 | Giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất | Đảm bảo rừng và đất rừng có chủ thật sự, thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng | 358.990 ha | Lập thủ tục giao rừng thực địa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các thủ tục pháp lý liên quan | Dự kiến 44.936 triệu đồng | Năm 2011-2015 |
2 | Chi trả dịch vụ môi trường rừng | Xác định được phạm vi, qui mô, đối tượng được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng và đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng của các khu rừng tạo ra dịch vụ đã cung ứng | 15 huyện trên địa bàn tỉnh | Lập thủ tục giao khoán rừng đầu nguồn đến hộ, nhóm hộ, cộng đồng dân cư để chi trả dịch vụ môi trường rừng | Giai đoạn 2011- 2015: 130 tỷ đồng Giai đoạn 2016-2020: 390 tỷ đồng | Từ năm 2011 |
3 | Dự án dự trữ carbon và bảo tồn đa dạng sinh học | Cải thiện công tác quản lý khu bảo tồn Sao La, phục hồi hành lang rừng giúp giảm phát thải CO2; Cải thiện sinh kế cho các hộ dân sống dần khu bảo tồn | Trên địa bàn 2 huyện Đông Giang và Tây Giang | Hỗ trợ công tác quản lý rừng đặc dụng, khoán bảo vệ rừng, trồng rừng kinh tế, khoanh nuôi phục hồi rừng, giao rừng cho cộng đồng | Dự kiến: 1,796 triệu Euro, tương đương 9 tỷ đồng | Năm 2011-2014 |
4 | Dự án bảo tồn Sao La | Bảo tồn loài Sao La và sinh cảnh của chúng cũng như những giá trị đa dạng sinh học tại khu bảo tồn | 15.822 ha, thuộc hai huyện Tây Giang và Đông Giang | Bảo vệ rừng và các động vật quý hiếm, khoán bảo vệ rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo tồn nghiên cứu khoa học | Dự kiến: 48,917 tỷ đồng | Năm 2011-2015 |
5 | Dự án hành lang da dạng sinh học tiểu vùng sông Mê Công | Phục hồi rừng nhằm liên kết hành lang đa dạng sinh học;phát triển sinh kế và cơ sở hạ tầng nhỏ để nâng cao đời sống góp phần giảm nghèo trên địa bàn 2 huyện: Tây Giang và Nam Giang | Trên địa bàn 11 xã của huyện Tây Giang | Xác lập hành lang đa dạng sinh học; khoán bảo vệ rừng;trồng rừng sản xuất; hỗ trợ cơ sở hạ hầng nhỏ | Dự kiến: 9 triệu USD, tương đương 180 tỷ đồng | Năm 2011-2019 |
6 | Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB3) | Phát triển rừng sản xuất, tạo việc làm và thu nhập kinh tế từ trồng rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho nhân dân | 4 huyện,30 xã thuộc các huyện Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước và huyện Bắc Trà My. Diện tích dự kiến 10.000 ha | Trồng rừng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến lâm | Dự kiến 272 tỷ (vốn ODA của World Bank) | Năm 2011-2014 |
7 | Dự án tăng cường năng lực phòng chống cháy rừng giai đoạn II | Tăng cường năng lực và trang bị phòng chống cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm | 18 huyện, thành phố trên địa bàn | Mua sắm trang bị và diễn tập phòng chống cháy rừng | Dự kiến: 33,6 tỷ đồng | Năm 2013-2020 |
8 | Dự án bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011- 2020 | Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng, hỗ trợ phát triển rừng sản xuất | 20 dự án cơ sở thuộc 16 huyện của tỉnh | Bảo vệ rừng, trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đặc dụng | Dự kiến: 635.345 triệu đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách 458.607 triệu đồng | Năm 2011-2020 |
9 | Dự án kiểm kê rừng | Đánh giá tài nguyên rừng của tỉnh Quảng Nam | 18 huyện,thành phố trên địa bàn tỉnh | Kiểm kê, đánh giá diện tích và trữ lượng các loại rừng; Xây dựng cơ sở dữ liệu rừng và đất lâm nghiệp | Dự kiến: 40.000 triệu đồng | Năm 2014-2015 |
10 | Chương trình theo dõi diễn biến tài nguyên rừng | Đánh giá diễn biến tài nguyên rừng | 18 huyện,thành phố trên địa bàn tỉnh | Cập nhập diễn biến rừng hàng năm | Dự kiến: 2,0 tỷ đồng | Năm 2011-2020 |
l) Một số chương trình, dự án khác
- Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các huyện đến 2020, quy mô 15 huyện trên địa bàn tỉnh, thực hiện 2013-2015.
- Dự án khôi phục rừng ngập mặn huyện Núi Thành giai đoạn 2011-2015, quy mô 61 ha, thuộc địa bàn hai xã Tam Hòa và Tam Giang.
- Dự án khôi phục rừng dừa nước thành phố Hội An, giai đoạn 2011-2015, quy mô 30 ha, thuộc địa bàn xã Cẩm Thanh