cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND ngày 23/07/2013 Quy chế hợp đồng bảo vệ rừng trong các tháng cao điểm của mùa khô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

  • Số hiệu văn bản: 31/2013/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
  • Ngày ban hành: 23-07-2013
  • Ngày có hiệu lực: 02-08-2013
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 31-12-2020
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2708 ngày (7 năm 5 tháng 3 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 31-12-2020
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 31-12-2020, Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND ngày 23/07/2013 Quy chế hợp đồng bảo vệ rừng trong các tháng cao điểm của mùa khô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 33/2020/QĐ-UBND ngày 24/11/2020 Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành trong lĩnh vực lâm nghiệp”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 31/2013/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 23 tháng 07 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ HỢP ĐỒNG BẢO VỆ RỪNG TRONG CÁC THÁNG CAO ĐIỂM CỦA MÙA KHÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;

Căn cứ Thông tư số 12/1998/TT-BLĐTBXH  ngày 16/10/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ đối với người được cấp xã hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng trong các tháng mùa khô; Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT, ngày 05/01/2005 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi tại Tờ trình số 1196/TTr-SNN&PTNT ngày 10/7/2013 về việc ban hành Quy chế hợp đồng bảo vệ rừng trong các tháng cao điểm của mùa khô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 12/BC-STP ngày 31/01/2013 về việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật; Sở Tài chính tại Công văn số 1155/STC-TCHCSN ngày 10/6/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hợp đồng bảo vệ rừng trong các tháng cao điểm của mùa khô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định: Số 44/2003/QĐ-UB ngày 13/3/2003 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế hợp đồng bảo vệ rừng trong các tháng cao điểm mùa khô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, số 40/2007/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế hợp đồng bảo vệ rừng trong các tháng cao điểm mùa khô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định số 44/2003/QĐ-UB ngày 13/3/2003 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Thủ trưởng các sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, xã, thị trấn có trong danh mục các xã, thị trấn thuộc vùng trọng điểm dễ cháy rừng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Cao Khoa

 

QUY CHẾ

HỢP ĐỒNG BẢO VỆ RỪNG TRONG CÁC THÁNG CAO ĐIỂM CỦA MÙA KHÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND ngày 23/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này được áp dụng để Chủ tịch UBND các xã, thị trấn vùng trọng điểm cháy rừng (sau đây gọi tắt là Chủ tịch UBND cấp xã) ký hợp đồng với người làm công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong các tháng cao điểm của mùa khô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 2. Quy chế này quy định đơn vị hợp đồng, đối tượng hợp đồng, thời gian hợp đồng, hình thức quản lý và thanh quyết toán tiền hợp đồng.

Chương 2.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Bên hợp đồng, bên được hợp đồng và thời gian hợp đồng.

1. Bên hợp đồng (bên A): Chủ tịch UBND cấp xã.

2. Bên được hợp đồng (bên B): Người lao động ở địa phương có đủ các tiêu chuẩn sau:

- Có sức khỏe tốt (có xác nhận của cơ quan y tế cấp huyện);

- Có độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi;

- Trình độ văn hóa từ Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên;

- Có đơn tự nguyện xin hợp đồng bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng;

Có tinh thần trách nhiệm cao, năng nổ trong công việc và có năng lực phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (đã qua tập huấn nghiệp vụ bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng được Hạt Kiểm lâm xác nhận).

3. Thời gian hợp đồng: 06 tháng (từ ngày 01 tháng 3 đến ngày 31 tháng 8 hàng năm).

Điều 4. Quyền lợi và nghĩa vụ của người được hợp đồng.

1. Quyền lợi: Người được Chủ tịch UBND cấp xã ký hợp đồng bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trong các tháng cao điểm của mùa khô được hưởng phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

a) Mức phụ cấp:

- Những xã có diện tích rừng dưới 1.000 ha được hưởng hệ số mức phụ cấp 0,9.

- Những xã có diện tích rừng từ trên 1.000 ha đến 3.000 ha hoặc dưới 1.000 ha nhưng ở những nơi có hệ số mức phụ cấp khu vực cao (từ 0,3 trở lên) được hưởng hệ số mức phụ cấp 1,0.

- Những xã có diện tích rừng trên 3.000 ha hoặc từ 1.000 ha đến 3.000 ha nhưng ở những nơi vùng sâu vùng xa, điều kiện giao thông đi lại khó khăn có hệ số mức phụ cấp khu vực cao (từ 0,3 trở lên) được hưởng mức phụ cấp với hệ số mức phụ cấp là 1,1.

(Mức phụ cấp nêu trên bao gồm cả kinh phí đóng bảo hiểm xã hội).

b) Cách tính trả:

Mức phụ cấp chi trả cho người được hợp đồng được tính bằng hệ số mức phụ cấp nhân với mức lương tối thiểu tại thời điểm hợp đồng.

Tiền phụ cấp được chi trả hàng tháng và theo thời hạn hợp đồng là 06 tháng mùa khô trong năm.

c) Các chế độ khác:

Người đang được Chủ tịch UBND cấp xã ký hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trong các tháng mùa khô ngoài việc được hưởng phụ cấp nêu trên, còn được hưởng các chế độ sau:

- Được đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội;

- Các chế độ khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 27/3/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư liên tịch số 61/2007/TT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép, phòng cháy, chữa cháy rừng.

d) Được tập huấn nghiệp vụ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng do Hạt Kiểm lâm tổ chức và xác nhận.

2. Nghĩa vụ:

- Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, báo cháy rừng kịp thời theo quy định của pháp luật;

- Tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Kịp thời phát hiện các hành vi phá rừng, gây cháy rừng, săn bắn động vật rừng, mua, bán, cất giữ, vận chuyển lâm sản trái phép, báo cáo UBND xã và cơ quan Kiểm lâm ngăn chặn và xử lý kịp thời;

- Tham gia đầy đủ các khóa hướng dẫn nghiệp vụ về công tác phòng  cháy, chữa cháy do lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành của địa phương (Cảnh sát PCCC, Kiểm lâm) tổ chức.

- Người đang được Chủ tịch UBND cấp xã ký hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng nếu vi phạm hợp đồng thì tùy theo mức độ vi phạm mà xem xét chấm dứt hợp đồng, bồi thường hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Danh mục các xã, thị trấn thuộc vùng trọng điểm dễ cháy rừng và hệ số mức phụ cấp được hưởng.

TT

Huyện/Xã

Diện tích rừng (ha)

Hệ số phụ cấp KV

Hệ số mức phụ cấp

I

Huyện Sơn Tây (09 xã)

 

 

 

1

Xã Sơn Bua

3.040,56

0,5

1,1

2

Xã Sơn Dung

1.935,60

0,5

1,1

3

Xã Sơn Lập

3.383,12

0,5

1,1

4

Xã Sơn Liên

1.210,39

0,5

1,1

5

Xã Sơn Long

2.715,43

0,5

1,1

6

Xã Sơn Màu

2.061,97

0,5

1,1

7

Xã Sơn Mùa

1.854,22

0,5

1,1

8

Xã Sơn Tân

1.651,29

0,5

1,1

9

Xã Sơn Tinh

2.704,53

0,5

1,1

II

Huyện Sơn Hà (13 xã, thị trấn)

 

 

 

10

Xã Sơn Giang

648,43

0,3

1,0

11

Xã Sơn Hạ

1.867,54

0,2

1,0

12

Xã Sơn Cao

1.505,53

0,4

1,1

13

Xã Sơn Linh

4.891,28

0,3

1,1

14

Xã Sơn Hải

637,85

0,3

1,0

15

Xã Sơn Kỳ

10.011,43

0,3

1,1

16

Xã Sơn Nham

3.032,32

0,3

1,1

17

Xã Sơn Ba

2.130,68

0,3

1,1

18

Xã Sơn Thành

2.364,92

0,2

1,0

19

TT. Di Lăng

2.807,81

 

1,0

20

Xã Sơn Bao

3.763,69

0,4

1,1

21

Xã Sơn Thủy

1.749,97

0,3

1,1

22

Xã Sơn Thượng

1.978,91

0,3

1,1

III

Huyện Trà Bồng (08 xã)

 

 

 

23

Xã Trà Lâm

901,00

0,5

1,0

24

Xã Trà Tân

4.416,00

0,3

1,1

25

Xã Trà Bùi

3.183,20

0,5

1,1

26

Xã Trà Bình

1.179,50

0,1

1,0

27

Xã Trà Thủy

4.144,50

0,3

1,1

28

Xã Trà Giang

2.892,00

0,3

1,1

29

Xã Trà Hiệp

1.696,50

0,5

1,1

30

Xã Trà Sơn

2.398,00

0,2

1,0

IV

Huyện Minh Long (05 xã)

 

 

 

31

Xã Thanh An

2.260,24

0,3

1,1

32

Xã Long Hiệp

974,75

0,3

1,0

33

Xã Long Môn

4.114,69

0,4

1,1

34

Xã Long Sơn

4.347,80

0,3

1,1

35

Xã Long Mai

2.959,27

0,3

1,1

V

Huyện Tư Nghĩa (06 xã)

 

 

 

36

Xã Nghĩa Sơn

3.042,78

0,1

1,1

37

Xã Nghĩa Thọ

1.454,39

0,1

1,0

38

Xã Nghĩa Thuận

256,00

 

0,9

39

Xã Nghĩa Thắng

558,00

 

0,9

39

Xã Nghĩa Kỳ

366,20

 

0,9

40

Xã Nghĩa Lâm

270,00

 

0,9

VI

Huyện Ba Tơ (20 xã, thị trấn)

 

 

 

42

Xã Ba Liên

3.222,41

0,3

1,1

43

Xã Ba Trang

10.395,97

0,4

1,1

44

Xã Ba Lế

6.096,42

0,4

1,1

45

Xã Ba Tô

4.046,40

0,3

1,1

46

Xã Ba Nam

10.222,92

0,4

1,1

47

Xã Ba Thành

3.506,30

0,2

1,1

48

Xã Ba Khâm

4.011,60

0,3

1,1

49

Xã Ba Cung

1.985,78

0,2

1,0

50

Xã Ba Xa

8.244,09

0,4

1,1

51

Xã Ba Dinh

2.325,59

0,3

1,1

52

Xã Ba Ngạc

2.727,25

0,4

1,1

53

Xã Ba Điền

3.187,50

0,4

1,1

54

Xã Ba Động

722,00

0,2

0,9

55

Xã Ba Tiêu

3.074,60

0,3

1,1

56

Xã Ba Vinh

4.762,25

0,3

1,1

57

Xã Ba Vì

2.820,68

0,3

1,1

58

Xã Ba Giang

3.933,37

0,3

1,1

59

Xã Ba Chùa

1.060,10

0,3

1,1

60

Xã Ba Bích

4.848,98

0,3

1,1

61

TT. Ba Tơ

1.026,90

0,2

1,0

VII

Huyện Bình Sơn (19 xã)

 

 

 

62

Xã Bình Thuận

617,83

 

0,9

63

Xã Bình Trị

374,03

 

0,9

64

Xã Bình Hòa

452,93

 

0,9

65

Xã Bình Phú

562,40

 

0,9

66

Xã Bình Thanh Tây

409,00

 

0,9

67

Xã Bình Thanh Đông

624,10

 

0,9

68

Xã Bình Tân

1.089,00

 

1,0

69

Xã Bình Châu

418,00

 

0,9

70

Xã Bình Chương

561,20

 

0,9

71

Xã Bình Mỹ

203,9

 

0,9

72

Xã Bình Nguyên

838,30

 

0,9

73

Xã Bình Phước

786,00

 

0,9

74

Xã Bình Hiệp

333,70

 

0,9

75

Xã Bình An

3,210,02

0,2

1,1

76

Xã Bình Minh

920,28

 

0,9

77

Xã Bình Khương

1.435,15

0,1

1,0

78

Xã Bình Đông

394,00

 

0,9

79

Xã Bình Trung

134,40

 

0,9

80

Xã Bình Long

319,00

 

0,9

VIII

Huyện Đức Phổ (08 xã)

 

 

 

81

Xã Phổ Ninh

819,00

 

0,9

82

Xã Phổ Khánh

1.967,00

 

1,0

83

Xã Phổ Thạnh

1.440,00

 

1,0

84

Xã Phổ Châu

1.205,00

 

1,0

85

Xã Phổ Phong

2.981,00

0,1

1,0

86

Xã Phổ Nhơn

1.556,30

0,1

1,0

87

Xã Phổ Cường

1.745,60

 

1,0

88

Xã Phổ Hòa

632,00

 

0,9

IX

Huyện Tây Trà (09 xã)

 

 

 

89

Xã Trà Phong

1.022,09

0,5

1,1

90

Xã Trà Thanh

1.008,11

0,5

1,1

91

Xã Trà Khê

1.238,38

0,5

1,1

92

Xã Trà Quân

224,86

0,5

1,0

93

Xã Trà Lãnh

724,19

0,5

1,0

94

Xã Trà Nham

381,50

0,5

1,0

95

Xã Trà Trung

1.055,62

0,5

1,1

96

Xã Trà Thọ

1.647,33

0,5

1,1

97

Xã Trà Xinh

5.200,27

0,5

1,1

X

Huyện Nghĩa Hành (09 xã)

 

 

 

98

Xã Hành Thịnh

925,00

 

0,9

99

Xã Hành Đức

368,50

 

0,9

100

Xã Hành Thiện

1.475,50

0,1

1,0

101

Xã Hành Tín Đông

2.299,98

0,2

1,0

102

Xã Hành Tín Tây

2.112,86

0,2

1,0

103

Xã Hành Dũng

1.676,00

0,1

1,0

104

Xã Hành Nhân

550,00

0,1

0,9

105

Xã Hành Phước

417,00

 

0,9

106

Xã Hành Minh

199,30

 

0,9

XI

Huyện Sơn Tịnh (10 xã, thị trấn)

 

 

 

107

Xã Tịnh Thọ

1.456,50

 

1,0

108

Xã Tịnh Bình

699,60

 

0,9

109

Xã Tịnh Trà

910,00

 

0,9

110

Xã Tịnh Ấn Đông

339,70

 

0,9

111

Xã Tịnh Phong

1.042,90

 

1,0

112

Xã Tịnh Hiệp

1,493,50

0,1

1,0

113

Xã Tịnh Đông

1.252,80

0,1

1,0

114

Xã Tịnh Giang

658,11

0,1

0,9

115

Xã Tịnh Sơn

306,50

 

0,9

116

TT. Sơn Tịnh

81,60

 

0,9

XII

Huyện Mộ Đức (07 xã)

 

 

 

117

Xã Đức Phong

498,55

 

0,9

118

Xã Đức Phú

2.461,19

 

1,0

119

Xã Đức Minh

567,34

 

0,9

120

Xã Đức Tân

397,68

 

0,9

121

Xã Đức Lân

951,35

 

0,9

122

Xã Đức Chánh

506,00

 

0,9

123

Xã Đức Thắng

284,75

 

0,9

 

123 xã, thị trấn

 

 

 

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 6. Quản lý và thanh quyết toán tiền hợp đồng.

Hàng năm, Chi cục Kiểm lâm Quảng Ngãi tổng hợp nhu cầu dự toán kinh phí thực hiện chế độ đối với người được hợp đồng làm công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trong các tháng mùa khô tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập thủ tục gửi Sở Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm giao dự toán và chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với UBND cấp xã chi trả cho người được hưởng và quyết toán khoản chi này đúng quy định của pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan các cấp.

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với UBND huyện chỉ đạo Hạt Kiểm lâm và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trong danh mục các xã, thị trấn vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng tổ chức thực hiện Quy chế này.

2. Hạt Kiểm lâm các huyện chịu trách nhiệm hướng dẫn Chủ tịch UBND cấp xã ký hợp đồng bảo vệ rừng; tập huấn cấp giấy xác nhận hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng đối với người được hợp đồng theo Quy chế này.

3. Chủ tịch UBND cấp xã trong Danh mục các xã, thị trấn vùng trọng điểm dễ cháy rừng chịu trách nhiệm trực tiếp ký hợp đồng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (theo mẫu Hợp đồng lao động đính kèm Quy chế này), kiểm tra, đôn đốc các hoạt động bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và thanh toán tiền phụ cấp bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho người được hợp đồng theo Quy chế này.

4. Hàng năm, UBND các huyện tổng kết, báo cáo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT kết quả triển khai thực hiện công tác hợp đồng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng theo Quy chế này./.

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
……………….
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

VỀ VIỆC BẢO VỆ RỪNG, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG

Số:       /HĐLĐ

Căn cứ Luật Dân sự, ngày 14/6/2005;

Căn cứ Luật Bảo hiểm Xã hội, ngày 29/6/2006;

Căn cứ Quy chế hợp đồng bảo vệ rừng trong các tháng cao điểm của mùa khô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định số ……./2013/QĐ- UBND, ngày    tháng   năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Hôm nay, ngày………tháng………năm 201…., tại ………...……………...

………………………………………………………….…………………...………….

Chúng tôi gồm có:

I. Đại diện UBND ……….…………………………… (bên A):

1. Ông (bà): ……………………………, chức vụ: ………..………..………

2. Ông (bà): ……………………………, chức vụ: .…………….……..……

II. Người nhận hợp đồng (bên B):

Ông (bà): ………………………………………………………...…….….…

Sinh năm: …………………………………………………………...…….…

Nghề nghiệp: ………………………………………………………...………

Nơi cư trú: ……………………………………………………………...……

Cùng nhau thỏa thuận ký Hợp đồng lao động gồm những điều khoản dưới đây:

Điều 1: Bên B nhận bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn xã

………………, huyện ………………. với tổng diện tích là: ……..….. ha.

Mức phụ cấp là:……………… đồng/tháng (...……………..………………)

Cách tính trả: Trả hàng tháng và theo thời hạn hợp đồng.

Thời gian hợp đồng: Từ ngày……..tháng…. năm   …… đến ngày …… tháng…….năm…….…

Điều 2: Nghĩa vụ và quyền lợi của bên B

1. Nghĩa vụ:

1.1 Tuần tra, phát hiện báo cháy kịp thời theo quy định của pháp luật.

1.2. Tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng: Hướng dẫn người dân cách sử dụng lửa trong sản xuất nương rẫy; cách đốt thực bì sau khai thác rừng trồng; vận động người dân trước khi đốt nương rẫy, thực bì sau khai thác phải báo với UBND xã qua người hợp đồng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; ghi sổ theo dõi công tác phòng cháy chữa cháy rừng; giúp chủ tịch UBND xã trong việc thành lập tổ đội phòng cháy chữa cháy rừng theo nhóm hộ liền kề.

1.3 Tham gia đầy đủ các khóa hướng dẫn nghiệp vụ về công tác phòng cháy, chữa cháy do lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành của địa phương (Cảnh sát PCCC, Kiểm lâm) tổ chức.

1.4. Kịp thời phát hiện việc phá rừng, cháy rừng, săn bắt động vật rừng, vận chuyển lâm sản trái pháp luật báo với UBND xã và cơ quan Kiểm lâm ngăn chặn và xử lý kịp thời.

1.5. Nếu thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng thì tùy theo mức độ vi phạm mà xem xét chấm dứt hợp đồng, bồi thường hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.

1.6. Không được tự ý cắt bỏ hợp đồng khi chưa có sự thỏa thuận, đồng ý của bên A.

1.7. Định kỳ 10 ngày báo cáo với Chủ tịch UBND xã và Kiểm lâm phụ trách địa bàn về tình hình thực hiện bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

1.8. Chịu sự kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng của UBND xã, Hạt Kiểm lâm, Kiểm lâm địa bàn và các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.

2. Quyền lợi:

2.1. Ngoài mức phụ cấp nói trên được hưởng các chế độ khác theo quy định:

- Được đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định Luật Bảo hiểm Xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;

- Được hưởng các chế độ khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 27/3/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư liên tịch số 61/2007/TT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép, phòng cháy, chữa cháy rừng.

2.2. Chấm dứt Hợp đồng lao động khi bên A không thanh toán đầy đủ các chế độ theo hợp đồng đã được ký kết, hoặc thanh toán chậm theo thời gian quy định, nhưng phải báo cho bên A biết trước 30 ngày. Nếu không tuân theo thời hạn báo trước thì bên A không chịu trách nhiệm.

2.3. Được tập huấn nghiệp vụ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng do Hạt Kiểm lâm tổ chức và xác nhận

Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của bên A.

1. Nghĩa vụ:

1.1. Xác nhận việc thực hiện Hợp đồng lao động của bên B theo đúng kết quả thực tế và thanh toán tiền phụ cấp cho bên B.

1.2. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của bên B. Hàng năm phải phối hợp với cơ quan Kiểm lâm sở tại kiểm tra, đánh giá kết quả bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn xã.

2. Quyền lợi:

2.1. Chấm dứt Hợp đồng lao động khi bên B không hoàn thành nghĩa vụ được ghi trong Điều 2 của Hợp đồng này.

2.2. Đề nghị cơ quan chức năng xem xét, khen thưởng người nhận hợp đồng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, hoặc có hình thức xử lý trách nhiệm đối với người nhận hợp đồng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, để xảy ra cháy rừng trên địa bàn xã.

Điều 4. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ……. tháng ……. năm …… đến ngày …… tháng ……. năm ……

Điều 5. Hợp đồng này làm thành 03 bản.

- Một bản do bên B giữ;

- Một bản do bên A giữ;

- Một bản gửi cho Hạt Kiểm lâm sở tại./.

 

NGƯỜI NHẬN HỢP ĐỒNG
(Ký tên)

TM. UBND .....................
CHỦ TỊCH