cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND ngày 05/02/2013 Về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 14/2013/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Ngày ban hành: 05-02-2013
  • Ngày có hiệu lực: 15-02-2013
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 04-11-2013
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 262 ngày ( 8 tháng 22 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 04-11-2013
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 04-11-2013, Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND ngày 05/02/2013 Về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 58/2013/QĐ-UBND ngày 25/10/2013 Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 14/2013/-UBND

NghAn, ngày 05 tng 02 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9/3/2012 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 Chính phủ về quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản;

Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Căn cứ Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 232/TTr-STNMT-KS ngày 22/01/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điu 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phi hp trong công tác quản lý nhà nước v khoáng sn trên đa bàn tỉnh NghAn.

Điu 2. Quyết định này có hiu lc sau 10 ngày k t ngày .

Điu 3. Chánh Văn png UBND tỉnh; Giám đốc c S; Th trưng c ban, ngành cấp tnh; Chtịch UBND c huyn, thành, th; Chtịch UBND c xã, phưng, th trn chu trách nhim thi hành Quyết đnh này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hồ Đức Phớc

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành theo Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND ngày 05/02/2013 ca y ban nhânn tỉnh Ngh An)

Cơng I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phm vi điu chnh

Quy chế này quy định v nguyên tắc, phương thc, nhiệm v và tch nhiệm ch trì và phi hợp gia các quan qun lý nhà nước có thẩm quyền trong công tác qun lý nhà nước v khoáng sản và các vấn đ liên quan đến hot động khoáng sản trên đa bàn tnh NghAn.

Điều 2. đối tưng áp dụng

Quy chế này áp dụng đi với các cơ quan: Sở Tài nguyên và Môi trưng, Sở Xây dng, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa Th thao và Du lch, Sở Tài chính, Sở Ni v, Sở Lao đng Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Bộ Ch huy Quân s tỉnh, Cc Thuế, Cc Hi quan, Công an tnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam, UBND các huyn, thành, th, UBND các xã, phưng, th trấn (gi chung là các cơ quan tham gia phi hp).

Điều 3. Mục tiêu phi hp

1. Đáp ứng yêu cu giải quyết nhanh gn th tc hành chính lĩnh vc khoáng sn, đảm bảo tiết kim thời gian, chi p, công sc ca t chc, nhân, quan ch trì thc hin th tc hành chính và cơ quan tham gia phối hp; tạo điu kin thun li cho các t chc, nhân tham gia đu tư hot động khoáng sn;

2. Đảm bảo vic thc hin đồng b, hiu quả, không chồng chéo trong công tác qun lý nhà nước vtài nguyên khoáng sn;

3. Đảm bảo việc phi hp nhanh chóng, kp thi, không gây cản tr trong vic thc hin nhiệm v được giao, không tạo ra k h trong qun lý nhà nưc vtài nguyên khoáng sn gây thất thoát v tài nguyên khoáng sn và ngun thu cho ngân sách nhà nước;

4. Đảm bảo định hưng phát triển bn vng ngành khai khoáng; khai khoáng đi đôi vi bo v môi trưng, môi sinh, di tích, danh lam, danh thng, bo v an ninh, quốc phòng;

5. Tăng cưng việc h trợ v chuyên môn, chuyên ngành và cung cấp trao đi thông tin nhằm thc hin qun lý nhà nước v khoáng sn hiu quả, toàn din, gn lin vi tch nhim cụ th ca tng cơ quan, ban, ngành và UBND các huyn, thành, th và UBND các xã, phưng, th trn.

Điều 4. Nguyên tc và phương thc phi hp

1. Cung cp thông tin, thc hin báo cáo, cho ý kiến theo chuyên ngành qun lý và chu tch nhim theo chc năng qun lý ca cơ quan phối hp, ni dung tng tin phi bảo đm cnh xác, đầy đ và kịp thi;

2. Tùy theo tính cht, nội dung ca công tác qun lý nhà c có th áp dụng mt trong các phương thc phối hp: Ly ý kiến bng văn bn; tchc cuc hp; t chc đoàn kho sát, điu tra; thanh tra, kim tra, t chc đoàn công tác liên cơ quan;

3. Khi phi hp theo nh thc tchc cuc họp hoc lp đoàn kho sát, đoàn công tác, điu tra liên cơ quan thì cơ quan phi hợp cử cán b có chuyên môn v nh vc cần tham gia vi cơ quan ch trì, đồng thời quan cử cán b phi hp phải chu tch nhim trước pháp luật và UBND tỉnh v nhim vụ, ý kiến ca cán b được cử tham gia.

Cơng II

TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ CỦA CÁC CƠ QUAN

Điều 5. Trách nhiệm chung

1. Cơ quan chủ trì trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm đề nghị bằng văn bản (trường hợp khẩn có thể thông tin trực tiếp thủ trưởng cơ quan phối hợp) để yêu cầu, đề nghị thực hiện nhiệm vụ có liên quan cần phối hợp;

2. Cơ quan phối hợp trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm:

a) Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, dữ liệu, ý kiến theo lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành liên quan đến công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và các vấn đề có liên quan cho cơ quan chủ trì, việc cung cấp thông tin đảm bảo trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu (trường hợp nội dung phối hợp theo yêu cầu bằng văn bản khẩn, hỏa tốc, công điện,... hoặc có thời hạn tại văn bản của cơ quan cấp trên thì phải thực hiện phối hợp đúng thời hạn yêu cầu của văn bản đó);

b) Cử cán bộ tham gia công tác phối hợp kịp thời khi có yêu cầu và chịu mọi trách nhiệm theo nhiệm vụ phối hợp;

3. Việc phối hợp đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường nhiệm vụ cơ quan của bên tham gia phối hợp;

4. Nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc sử dụng thông tin, tài liệu, dữ liệu do cơ quan phối hợp cung cấp để vụ lợi hoặc phục vụ các mục đích bất hợp pháp khác.

Điều 6. Nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan phối hợp

1. Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên khoáng sản

a) Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì soạn thảo, lấy ý kiến và tổng hợp trình UBND tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh; có trách nhiệm cập nhật và điều chỉnh kịp thời phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp theo quy định pháp luật về khoáng sản hiện hành;

b) Các Sở, ban, ngành khác có liên quan tham gia phối hợp góp ý kiến trước khi ban hành;

c) Sở Tư pháp là cơ quan thẩm định trước khi trình UBND tỉnh ban hành.

2. Chiến lược khoáng sản trên địa bàn tỉnh cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

a) Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì xây dựng, tổng hợp nội dung góp ý kiến và trình UBND tỉnh ban hành chiến lược quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh;

b) Sở Xây dựng có trách nhiệm tham gia xây dựng chiến lược khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu xi măng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội;

c) Sở Công Thương có trách nhiệm tham gia xây dựng chiến lược khoáng sản (trừ khoáng sản vật liệu xây dựng và nguyên liệu xi măng) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

3. Công tác lập và thực hiện quy hoạch, quy hoạch điều chỉnh khoáng sản

a) Sở Xây dựng là cơ quan chủ trì thực hiện lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu xi măng;

b) Sở Công Thương là cơ quan chủ trì thực hiện lập, điều chỉnh quy hoạch khoáng sản (ngoài khoáng sản làm vật liệu xây dựng và nguyên liệu xi măng);

c) Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị có trách nhiệm phối hợp tham gia ý kiến xây dựng quy hoạch.

4. Công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh.

a) Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản để thi hành pháp luật về khoáng sản trên địa bàn tỉnh;

Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;

b) UBND cấp huyện có nhiệm vụ chủ trì và chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn huyện; chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và giám sát UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; huy động và chỉ đạo phối hợp các lực lượng trên địa bàn để giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép;

c) Công an tỉnh và các Sở, ngành khác hỗ trợ lực lượng để giải tỏa các điểm nóng trái phép về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh (trong trường hợp cần thiết); tổ chức kiểm soát, xử lý việc vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh.

5. Công tác khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản

a) Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì thực hiện, tổng hợp khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; tham mưu UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định;

b) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chịu trách nhiệm phối hợp cung cấp Sở Tài nguyên và Môi trường các thông tin có liên quan về khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, an ninh (nơi có khoáng sản, những khu vực không có khoáng sản không yêu cầu cung cấp) hoặc nếu tiến hành hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; các thông tin về khu vực có yêu cầu về quốc phòng an ninh phát sinh (nơi có các quy hoạch khoáng sản và đang có hoạt động khoáng sản); đối với dự án đầu tư hoạt động khoáng sản có yếu tố người nước ngoài thì phải có ý kiến góp ý của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh về vấn đề quốc phòng, an ninh;

c) Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm phối hợp cung cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường các thông tin, ranh giới, vành đai cảnh quan cần bảo vệ, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh (đã xếp hạng hoặc chưa xếp hạng, khu vực có khoáng sản, những khu vực không có khoáng sản không yêu cầu cung cấp) phục vụ khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thể thao và Du lịch;

d) Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm phối hợp cung cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường các thông tin, dữ liệu quy hoạch, quy hoạch điều chỉnh, chuyển đổi đất nông lâm nghiệp, đất liên quan đến đê điều, công trình thuỷ lợi phục vụ khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trong lĩnh vực đất nông lâm nghiệp.

6. Khoanh định khu vực phân tán nhỏ lẻ

a) Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công Thương khoanh định, lấy ý kiến, tổng hợp trình UBND tỉnh có ý kiến gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố khu vực phân tán nhỏ lẻ;

b) Sở Xây dựng có trách nhiệm góp ý, cho ý kiến đối với việc xác định khu vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu xi măng để làm cơ sở cho UBND tỉnh trình Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố;

c) Sở Công Thương có trách nhiệm góp ý, cho ý kiến đối với việc xác định khu vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ đối với các loại khoáng sản (ngoài khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu xi măng) để làm cơ sở cho UBND tỉnh trình Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố;

7. Khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản

a) Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm khoanh định, lấy ý kiến, tổng hợp trình UBND tỉnh khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản;

b) Sở Xây dựng là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc cho ý kiến đối với khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng;

c) Sở Công Thương là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc cho ý kiến đối với khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản ngoài vật liệu xây dựng;

d) UBND cấp huyện là cơ quan có trách nhiệm góp ý kiến về khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

8. Khoanh định khu vực đấu giá và kế hoạch đấu giá

a) Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì khoanh định khu vực đấu giá và xây dựng kế hoạch đấu giá, lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến trình UBND tỉnh phê duyệt;

b) Sở Xây dựng, Sở Công Thương, UBND cấp huyện là các cơ quan tham gia góp ý kiến khu vực đấu giá và kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản;

9. Xử lý các thủ tục hành chính liên quan đến việc xin hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân

a) Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối chủ trì trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về lĩnh vực khoáng sản theo quy định hiện hành của pháp luật;

b) Sở Xây dựng có trách nhiệm thẩm định, cho ý kiến thiết kế cơ sở, sự phù hợp về quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng; cử cán bộ có chuyên môn tham gia góp ý kiến, thẩm định: đề án đóng cửa mỏ, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Dự án cải tạo phục hồi môi trường, kiểm tra hiện trạng khu vực xin hoạt động khoáng sản khi cơ quan chủ trì đề nghị;

c) Sở Công Thương có trách nhiệm thẩm định, cho ý kiến thiết kế cơ sở; sự phù hợp về quy hoạch khoáng sản ngoài khoáng sản làm vật liệu xây dựng; cử cán bộ có chuyên môn tham gia góp ý kiến, thẩm định: đề án đóng cửa mỏ, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Dự án cải tạo phục hồi môi trường, kiểm tra hiện trạng liên quan đến hoạt động khoáng sản khi cơ quan chủ trì đề nghị;

d) Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm cho ý kiến và thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông lâm nghiệp phục vụ mục đích hoạt động khoáng sản khi cơ quan chủ trì đề nghị; Phối hợp tham mưu xác định chi phí tái tạo lại rừng đối với dự án khai thác khoáng sản; đánh giá tác động môi trường khi chuyển đổi rừng và đất lâm nghiệp sang mục đích khác;

đ) Sở Kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư, xác nhận nguồn vốn sở hữu của các nhà đầu tư vào lĩnh vực khoáng sản;

e) Sở Tài chính chủ trì chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh quyết định công bố đơn giá thuê đất liên quan đến hoạt động khoáng sản; chi phí sử dụng thông tin tài liệu điều tra đánh giá tiềm năng khoáng sản;

g) UBND các huyện, thành, thị, Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam và UBND cấp xã có trách nhiệm: tham gia khảo sát, lựa chọn địa điểm; góp ý kiến về dự án; xử lý các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân theo quy trình thủ tục hành chính được công bố, chấp nhận bản cam kết bảo vệ môi trường, Dự án cải tạo phục hồi môi trường, giải phóng mặt bằng, cho thuê đất, giao đất, xác định mốc giới, xác định sử dụng cơ sở hạ tầng, đánh giá việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân (khi cơ quan chủ trì đề nghị);

h) Việc kiểm tra hiện trạng khu vực và các vấn đề khác có liên quan được thống nhất tổ chức kiểm tra, không tổ chức kiểm tra riêng lẻ từng cơ quan, Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì thực hiện, các Sở, ngành, UBND cấp huyện (và UBND cấp xã nếu thấy cần thiết) là cơ quan phối hợp thực hiện.

10. Quản lý hoạt động khoáng sản của tổ chức cá nhân

a) Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối trong việc phối hợp về quản lý hoạt động khoáng sản; chủ trì công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền;

b) Sở Xây dựng là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì quản lý đầu tư khai thác, chế biến hoạt động khoáng sản vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng, tình hình sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm theo dõi về sản lượng khai thác, chế biến khoáng sản vật liệu xây dựng các loại và nguyên liệu, phụ gia xi măng; chủ trì hoặc phối hợp thanh kiểm tra hoạt động khoáng sản, chịu trách nhiệm kiểm soát việc chấp hành thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng và xi măng;

c) Sở Công Thương chịu trách nhiệm chủ trì trong việc quản lý vật liệu nổ công nghiệp, kiểm soát việc chấp hành thiết kế kỹ thuật thi công, thiết kế cơ sở trong khai thác khoáng của tổ chức cá nhân; chịu trách nhiệm theo dõi về sản lượng khai thác, chế biến khoáng sản ngoài vật liệu xây dựng và nguyên liệu, phụ gia xi măng; Phối hợp thanh kiểm tra hoạt động khoáng sản;

d) Sở Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chủ trì trong việc kiểm tra chấp hành pháp luật về lao động của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản chế độ, chính sách đối với người lao động; công tác an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản;

đ) Công an tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy, việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; xử lý vi phạm vận chuyển tài nguyên khoáng sản của tổ chức, cá nhân;

e) Sở Tài Chính chủ trì phối hợp với Cục Thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định giá tính thuế tài nguyên khoáng sản và có điều chỉnh khi có biến động thị trường;

g) Cục Thuế chịu trách nhiệm quản lý và thu các loại thuế phát sinh liên quan đến chuyển nhượng giấy phép hoạt động khoáng sản, chuyển nhượng thông tin thăm dò khoáng sản; cung cấp thông tin về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước, có đề xuất xử lý đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản khi cơ quan phối hợp yêu cầu; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh tỷ lệ quy đổi đối với từng nhóm loại khoáng sản từ khối lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai để làm cơ sở tính phí bảo vệ môi trường đối với từng nhóm loại khoáng sản;

h) Cục Hải quan chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin về giá trị, khối lượng, tổ chức, cá nhân xuất khẩu khoáng sản theo từng nhóm loại khi cơ quan có trách nhiệm yêu cầu; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết những phát sinh vướng mắc trong việc xuất khẩu khoáng sản; chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương, nhất là những địa phương có nhiều loại khoáng sản để tổ chức hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư mở tờ khai xuất khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Nghệ An, hạn chế thất thu thuế;

i) Ban Quản lý Khu Kinh tế đông Nam có trách nhiệm phối hợp cung cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường thông tin về các dự án, công suất, sản lượng chế biến khoáng sản trong Khu kinh tế đông Nam quản lý.

k) UBND cấp huyện và UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện thanh tra, kiểm tra và quản lý theo quy định của pháp luật hoạt động khoáng sản của doanh nghiệp theo địa bàn quản lý, nghiêm cấm hành vi tự ý để doanh nghiệp khai thác khoáng sản khi chưa được Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức bàn giao; chịu trách nhiệm phối hợp thanh kiểm tra khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; đặc biệt cần kiểm soát việc ký quỹ phục hồi môi trường của tổ chức cá nhân, việc chấp hành cam kết bảo vệ môi trường đối với các dự án do UBND cấp huyện duyệt hoặc cho ý kiến.

11. Phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động khoáng sản

a) Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản thực hiện theo kế hoạch hàng năm theo chức năng nhiệm vụ của ngành, thực hiện theo chuyên đề từng nhóm loại khoáng sản, loại hình mỏ hoặc theo địa bàn quản lý (tùy vào tình hình thực tiễn);

b) Hàng năm các ngành phải xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong hoạt động khoáng sản theo lĩnh vực của ngành nhưng không quá một lần trong năm đối với 01 cơ sở, trừ trường hợp có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của tổ chức, công dân hoặc được cấp có thẩm quyền giao thanh tra đột xuất;

c) Trong trường hợp thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành thì các ngành rà soát kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã phê duyệt để đề xuất các tổ chức, cá nhân cần thanh tra, kiểm tra báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định;

d) Trong quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch được phê duyệt mà phát hiện vi phạm thuộc lĩnh vực ngành nào thì chuyển hồ sơ cho ngành đó xử lý hoặc tham mưu xử lý đồng thời để giám sát việc khắc phục (nếu có).

12. Thu, chi, quản lý tài chính liên quan đến hoạt động khoáng sản

a) Cục Thuế chịu trách nhiệm trong việc thu các loại thuế phát sinh liên quan đến hoạt động khoáng sản;

b) Sở Tài chính có trách nhiệm phân bổ nguồn tài chính phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về khoáng sản; kinh phí phục vụ khoanh định khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản; kinh phí phục vụ xây dựng các quy hoạch khoáng sản; kinh phí cho nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; kinh phí phục vụ cho các nhiệm vụ phối kết hợp trong quản lý theo Quy chế này và kinh phí khác có liên quan;

c) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong việc kiểm soát tiền ký quỹ phục hồi môi trường đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Khen thưởng, xử lý vi phạm

1. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân của cơ quan phối hợp có thành tích tốt trong việc thực hiện quy chế này được khen thưởng theo quy định.

2. Đơn vị, tổ chức, cá nhân của cơ quan phối hợp vi phạm các quy định của quy chế này và các quy định của pháp luật liên quan, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc tham mưu UBND tỉnh đề xuất khen thưởng, xử lý vi phạm theo quy định và trách nhiệm được quy định tại quy chế này.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các đơn vị thực hiện theo chức năng nhiệm vụ tại quy chế này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc các đơn vị có trách nhiệm phản ánh kịp thời về UBND tỉnh để xem xét, giải quyết./.