cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 2145/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 Về Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất qua lối mở nằm trong khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 2145/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Cao Bằng
  • Ngày ban hành: 28-12-2012
  • Ngày có hiệu lực: 28-12-2012
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-07-2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 570 ngày (1 năm 6 tháng 25 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 21-07-2014
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 21-07-2014, Quyết định số 2145/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 Về Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất qua lối mở nằm trong khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 17/2014/QĐ-UBND ngày 11/07/2014 Về Quy chế Quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
CAO BẰNG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2145/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 28 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT QUA LỐI MỞ NẰM TRONG CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tchức Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;

Căn cứ Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới;

Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyn khu và gửi kho ngoại quan;

Căn cứ Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định về quản lý kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1005/TTr-SCT ngày 30 tháng 11 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất qua lối mở nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng y ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế tỉnh, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chủ tịch y ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan liên quan và các thương nhân có hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất qua lối mở nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
Bộ Công Thương;
-
Bộ Tài chính;
-
Bộ tư lệnh BĐBP;
-
TT Tỉnh ủy;
-
TT HĐND tỉnh;
-
CT, các PCT UBND tỉnh;
-
Các PCVP UBND tỉnh;
-
Trung tâm công báo tỉnh;
-
Cổng thông tin điện tử;
-
Lưu: VT, TH (b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ
CHỦ TỊCH




Lý Hải Hầu

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT QUA LỐI MỞ NẰM TRONG CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2145/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012 của y ban nhân dân tỉnh Cao Bng)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này điều chỉnh việc quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất qua lối mở nằm trong các Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng (các Khu kinh tế cửa khẩu), được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập, đã có đủ lực lượng kiểm soát chuyên ngành theo quy định.

2. Giải thích từ ngữ

a) Hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất qua lối mở nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu theo quy định tại quy chế này bao gồm: hoạt động tái xuất hàng hóa tạm nhập và tái xuất hàng hóa từ nước ngoài vào kho ngoại quan chờ xuất khẩu sang nước khác (dưới đây gọi chung là tái xuất hàng hóa); kinh doanh dịch vụ tạm nhập tái xuất.

b) Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất: là chủ sở hữu hàng hóa, trực tiếp đứng tên trên tờ khai hải quan.

c) Thương nhân kinh doanh dịch vụ tạm nhập tái xuất: là thương nhân không đứng tên trên tờ khai hải quan, có hợp đng cung ứng dịch vụ với thương nhân đứng tên trên tờ khai hải quan tạm nhập tái xuất đlàm các thủ tục xuất khẩu hàng hóa qua lối mở nằm trong các Khu kinh tế cửa khẩu.

d) Thương nhân kinh doanh kho, bãi: là thương nhân sở hữu kho, bãi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

đ) Lối mở nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu là lối mở được mở theo Quyết định của y ban dân nhân tỉnh và được sự đng ý của các Bộ, Ngành liên quan trin khai lực lưng giám sát phương tiện vận chuyn hàng hóa xuất nhập khẩu và hàng hóa xuất nhập khẩu qua các lối mở này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thương nhân hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất; thương nhân kinh doanh dịch vụ tạm nhập tái xuất; thương nhân kinh doanh kho, bãi phục vụ hoạt động tạm nhập tái xuất.

2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xut hàng hóa; quản lý kho, bãi kinh doanh tạm nhập tái xut thuộc các Khu kinh tế cửa khẩu.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng

Hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất qua các lối mở nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành vkinh doanh tạm nhập tái xuất và các quy định tại Quy chế này.

Chương 2.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Điều kiện đối với thương nhân

Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh dịch vụ tạm nhập tái xuất có tái xuất hàng hóa qua lối mở nằm trong các Khu kinh tế cửa khẩu, ngoài tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan, còn phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu và/hoặc dịch vụ xuất nhập khẩu và kho ngoại quan.

2. Có quyết định của y ban nhân dân tỉnh Cao Bằng cho phép thương nhân được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, dịch vụ tạm nhập tái xuất.

3. Chấp hành tốt pháp luật Hải quan, pháp luật về Thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan trong 01 năm trở lại đây).

4. Có kho, bãi hoặc có hợp đồng thuê kho, bãi tại cửa khẩu xuất đáp ứng các điu kiện tại Điều 5 của Quy chế này.

5. Thực hiện ký quỹ dự phòng tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Cao Bằng với số tin tối thiểu 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng Việt Nam), không bao gồm số tiền ký quỹ theo quy định của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính (nếu có) để đảm bảo thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí, vệ sinh môi trường và các rủi ro khác (nếu có);...

Số tiền ký quỹ trên sẽ được hoàn trả khi thương nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh dịch vụ tạm nhập tái xuất và được xác nhận đã hoàn thành các trách nhiệm và nghĩa vụ (nếu có) theo quy định này. Số tin ký quỹ trên được hưởng lãi sut theo quy định của Kho bạc Nhà nước.

Điều 5. Điều kiện đối với kho, bãi phục vụ hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất

Kho, bãi của thương nhân phục vụ hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất tại các khu kinh tế cửa khẩu, ngoài việc tuân thủ các quy định chung còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Đối với kho, bãi chứa hàng hóa thực phẩm đông lạnh:

a) Kho, bãi có sức chứa tối thiểu 100 container loại 40 feet, diện tích tối thiểu là 3.000 m2;

b) Kho bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây với chiều cao tối thiu là 2,5 m; có đường ra vào dành cho xe container di chuyn ra vào kho, bãi; có cổng và bin hiệu của thương nhân sử dụng kho, bãi;

c) Kho, bãi phải có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công sut tương đương) và thiết bị bị chuyên dùng kèm theo đvận hành container lạnh theo sức chứa của kho, bãi;

d) Kho, bãi phải nằm trong quy hoạch hoặc trong khu vực quy định của y ban nhân dân tỉnh nơi diễn ra hoạt động tái xuất thực phẩm đông lạnh;

e) Kho, bãi nằm trong địa bàn hoạt động Hải quan.

2. Đối với kho, bãi cha hàng hóa khác

a) Kho, bãi có sức chứa tối thiểu 100 container loại 40 feet; din tích tối thiểu là 1.500 m2;

b) Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào; có đường ra vào dành cho xe container, xe chở hàng di chuyển ra vào kho, bãi; có cổng và biển hiệu của thương nhân sử dụng kho, bãi;

c) Kho, bãi phải nằm trong quy hoạch hoặc trong khu vực quy định của y ban nhân dân tỉnh nơi diễn ra hoạt động tái xuất hàng hóa;

d) Kho, bãi nằm trong địa bàn hoạt động Hải quan.

3. Đối với kho, bãi nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này được y ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận tạm thời theo đề nghị của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, chủ kho, bãi phải đầu tư, xây dựng hoàn thiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều 5 nêu trên với thời gian như sau:

a) Trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày được y ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận tạm thời, thương nhân phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kho, bãi chứa hàng hóa thực phẩm đông lạnh quy định tại khoản 1 Điều 5 nêu trên và hoàn tất các thủ tục theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này để y ban nhân dân tỉnh công nhận chính thức.

b) Trong thời hạn 06 (sáu) tháng ktừ ngày được y ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận tạm thời, thương nhân phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kho, bãi chứa hàng hóa khác quy định tại khoản 2 Điều 5 nêu trên và hoàn tt các thủ tục theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này để y ban nhân dân tỉnh công nhận chính thức.

c) Trường hợp quá thời hạn nêu trên chủ kho, bãi không đầu tư hoặc đầu tư, xây dựng không đúng quy định sẽ không được hoạt động kinh doanh kho, bãi theo quy định của Quy chế này.

Điều 6. Thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh tạm nhập tái xuất

Thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 4 ca Quy chế này, khi tham gia kinh doanh tạm nhập tái xuất; dịch vụ tạm nhập tái xuất qua lối mở nằm trong các Khu kinh tế cửa khẩu cần thực hiện các quy định sau:

1. Đối với thương nhân trực tiếp xuất hàng hóa tạm nhập tái xuất, hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị được tái xuất hàng hóa tạm nhập qua lối mở nằm trong các Khu kinh tế cửa khẩu: nộp 01 bản chính;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: nộp 01 bản sao y của doanh nghiệp;

c) Văn bản xác nhận của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng về việc chấp hành tốt pháp luật hải quan, pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (chưa bị cơ quan hải quan xử phạt vi phạm về hải quan trong vòng 01 năm trở lại đây): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính;

d) Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác nhận, cho phép kho, bãi của thương nhân phục vụ hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất tại các khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh. Trường hợp thương nhân không có kho, bãi thì phải có hợp đồng thuê kho, bãi (bản chính) và Quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép kho, bãi trên được phục vụ hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất của thương nhân được quyền kinh doanh kho, bãi: nộp 01 bản sao y của doanh nghiệp;

đ) Xác nhận của Kho bạc Nhà nước tỉnh Cao Bằng về số tiền ký quỹ 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng Việt Nam): nộp 01 bản chính.

2. Đối với thương nhân thực hiện dịch vụ kinh doanh tạm nhập tái xuất, hồ sơ gm:

a) Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Hợp đồng cung ứng dịch vụ ký với thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất với thời hạn không quá 90 ngày ktừ ngày ký kết. Hợp đồng trên phải có các điều khoản quy định rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong việc tạm nhập tái xuất hàng hóa; nghĩa vụ về nộp thuế, phí, lệ phí đối với hàng hóa, phương tiện vận tải,..; chủ sở hữu hàng hóa không phải thực hiện thủ tục đăng ký theo khoản 1 điều này nhưng phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đi với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất: nộp 01 bản chính hoặc 01 bản sao;

c) Bản cam kết việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm đối với hàng hóa tạm nhập tái xut mà thương nhân thực hiện dịch vụ kinh doanh tạm nhập tái xuất theo hợp đồng: nộp 01 bản chính.

3. Quy trình, thời hạn đăng ký xác nhận, thời hạn hiệu lực của quyết định

a) Thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất và/ hoặc dịch vụ tạm nhập tái xuất gửi hồ sơ (qua đường bưu điện hoặc trực tiếp) đến bộ phận tiếp nhận hsơ của Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng;

b) Trong thời hạn 02 ngày (hai ngày) làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của thương nhân, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thm định nếu thấy đủ điều kiện thì trình y ban nhân dân tỉnh (qua Văn phòng y ban nhân dân tỉnh) xem xét, quyết định cho phép thương nhân được tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất; kinh doanh dịch vụ tạm nhập tái xuất theo đề nghị của thương nhân. Trường hợp không đủ điều kiện thì trả lời thương nhân bằng văn bản;

c) Trong thời hạn 03 ngày (ba ngày) làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Sở Công Thương, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trình thường trực y ban nhân dân tỉnh ký quyết định cho phép thương nhân được tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất; kinh doanh dịch vụ tạm nhập tái xuất.

Điều 7. Thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh kho, bãi

Thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 5 Quy chế này có nhu cu tham gia kinh doanh kho, bãi gửi h sơ đăng ký vBan quản lý khu kinh tế tỉnh để xem xét, thẩm định.

1. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị của thương nhân: nộp 01 bản chính;

b) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản sao;

c) Quy chế hoạt động: nộp 01 bản chính;

d) Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: nộp 01 bản sao;

đ) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản sao;

e) Văn bản của Công ty điện lực tỉnh Cao Bằng xác nhận kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các container lạnh theo sức chứa: nộp 01 bản chính;

Quy định này không áp dụng đối với kho, bãi được quy định tại mục 2 Điều 5 Quy chế này;

g) Văn bản xác nhận đảm bảo các điều kiện về an toàn về phòng, chống cháy ncủa Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy - Công an tỉnh: nộp 01 bản sao có công chứng.

2. Quy trình, thời hạn đăng ký xác nhận:

Thương nhân gửi hồ sơ trên về Ban quản lý khu kinh tế tỉnh (qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Ban quản lý khu kinh tế tỉnh). Sau khi tiếp nhận đầy đủ hsơ hợp lệ, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh có trách nhiệm:

a) Kim tra hồ sơ;

b) Khảo sát thực tế kho, bãi;

c) Báo cáo kết quả kiểm tra và đnghị của Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh theo các điều kiện quy định tại Điều 5 Quy chế này.

3. Trong thời hạn 10 ngày (mười ngày) làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kèm hồ sơ đầy đủ hợp lệ, Ban quản lý Khu kinh tế tnh trình y ban nhân dân tỉnh (qua Văn phòng y ban nhân dân tỉnh) để quyết định cho phép kho, bãi của thương nhân được thực hiện các hoạt động phục vụ kinh doanh tạm nhập tái xuất theo quy định. Trường hợp không đủ điều kiện hoạt động thì Ban quản lý khu kinh tế tỉnh có văn bản trả lời thương nhân.

Điều 8. Tạm dừng; thu hồi quyết định cho phép kinh doanh tái xuất hàng hóa đối với thương nhân (kể cả thương nhân kinh doanh dịch vụ tạm nhập tái xuất)

1. Tạm dừng 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng nếu có một trong các trường hợp sau:

a) Không chấp hành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí đối với hàng tạm nhập tái xuất trên địa bàn tỉnh Cao Bng với ngân sách nhà nước theo quy định;

b) Không thực hiện báo cáo theo quy định tại đim c khoản 12 Điều 10 của Quy chế này quá 02 lần liên tục;

c) Gian lận trong việc kê khai hồ sơ, hàng hóa khi làm thủ tục hải quan.

2. Thu hồi quyết định/văn bản cho phép của y ban nhân dân tỉnh nếu có một trong các trường hp sau:

a) Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;

b) Tạm nhập tái xuất hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng thuộc diện phải có giấy phép nhưng không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;

c) Vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đi với hàng hóa tạm nhập tái xuất.

3. Trong thời gian bị tạm dừng, Chi cục Hải quan cửa khẩu và các lực lượng chức năng khác sẽ không làm thủ tục cho hàng hóa tạm nhập tái xuất của thương nhân qua lối mở.

Điều 9. Quản lý hoạt động tái xuất qua lối mở nằm trong các Khu kinh tế cửa khẩu

1. Đối với thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ tạm nhập tái xuất:

a) Có Quyết định của y ban nhân dân tỉnh cho phép thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xut hoặc kinh doanh dịch vụ tạm nhập tái xuất qua lối mở nằm trong các Khu kinh tế cửa khẩu;

b) Tập kết đầy đủ hàng hóa tại kho, bãi của thương nhân hoặc theo hợp đồng thuê kho, bãi;

c) Thông báo, xuất trình hồ sơ hải quan, hàng hóa với cơ quan hải quan ngay khi hàng hóa đến tập kết tại kho, bãi;

d) Thực hiện thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan;

đ) Hoàn thành mọi nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí theo quy định;

e) Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo tại điểm c khoản 12 Điều 10 của Quy chế này.

2. Đối với thương nhân kinh doanh kho, bãi:

a) Có Quyết định của y ban nhân dân tỉnh cho phép kho, bãi của thương nhân được thực hiện các hoạt động phục vụ kinh doanh tạm nhập tái xuất tại lối mở thuộc các Khu kinh tế cửa khẩu;

b) Thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về quản lý kho, bãi. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, như: Hải quan, Sở Công Thương, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh,...

c) Mở sổ theo dõi, thực hiện các báo cáo định kỳ, đột xuất về hàng hóa lưu giữ tại kho, bãi cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại điểm c khoản 12 Điều 10 của quy chế này;

d) Thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng thuê kho đã ký với thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất hoặc thương nhân làm dịch vụ tạm nhập tái xuất. Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, hàng hóa lưu giữ tại kho, bãi;

đ) Nếu thương nhân kinh doanh kho, bãi đồng thời là chủ hàng hóa hoặc làm dịch vụ kinh doanh tạm nhập tái xuất thì phải thực hiện đầy đủ các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành, y ban nhân dân các huyện, thành phố và thương nhân

1. Sở Công Thương

a) Thực hiện tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính của thương nhân đăng ký tham gia hoạt động tạm nhập tái xuất qua lối mở nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh xem xét, thẩm định hồ sơ trình y ban nhân dân tỉnh (qua Văn phòng y ban nhân dân tỉnh) để quyết định cho phép các doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh dịch vụ tạm nhập tái xuất;

b) Tham mưu, giúp y ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước đi với hoạt động xut nhập khẩu hàng hóa nói chung và hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh;

c) Phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện các quy định tại Quy chế này;

d) Theo dõi tổng hợp, báo cáo y ban nhân dân tỉnh tình hình quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất qua các lối mở theo quy định tại Quy chế này.

2. Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh

a) Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng kho, bãi tại các khu kinh tế cửa khẩu phục vụ hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất theo đúng quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này;

b) Thực hiện tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký kinh doanh kho, bãi phục vụ hoạt động tạm nhập tái xuất qua lối mở trong các Khu kinh tế cửa khẩu theo quy định tại Quy chế này;

c) Hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kho, bãi theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này;

c) Phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện các quy định tại Quy chế này.

3. Cục Hải quan tỉnh

a) Tổ chức thực hiện việc kim tra, giám sát hàng hóa tạm nhập tái xuất qua lối mở nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh theo quy định chung và các quy định tại Quy chế này;

b) Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định và chế độ báo cáo theo quy định của Quy chế này;

c) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan theo quy định của pháp luật đảm bảo hàng hóa được thông quan nhanh chóng, đúng quy định; tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại nhằm ngăn chặn các hành vi thẩm lậu hàng hóa vào thị trường nội địa;

d) Phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện tốt các quy định tại Quy chế này.

4. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

a) Bố trí, triển khai lực lượng quản lý, giám sát người, phương tiện vận tải chở hàng hóa tạm nhập tái xuất qua lối mở nằm trong các Khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh đảm bảo công tác an ninh, trật tự, thúc đẩy hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất.

b) Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng điều hành các phương tiện vận tải hàng hóa ra vào các kho bãi được tỉnh công nhận trong phạm vi địa bàn quản lý đảm bảo giao thông thông sut không gây ùn tắc tại khu vực biên giới, cửa khẩu, lối mở.

c) Phối hợp với các cơ quan chức năng ca khẩu như: Hải quan, Kiểm dịch,...triển khai thực hiện các quy định tại Quy chế này.

5. Cơ quan kiểm dịch tại cửa khẩu (kiểm dịch y tế; động vật; thực vật)

Thực hiện nhiệm vụ theo quy định hiện hành. Phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện các quy định tại Quy chế này.

6. Công an tỉnh

a) Chỉ đạo Phòng Cnh sát Phòng cháy và chữa cháy xác nhận các điều kiện đảm bảo an toàn phòng chống cháy, ntrong kinh doanh kho, bãi của thương nhân;

b) Chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra, kim soát các phương tiện trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn giao thông;

c) Chỉ đạo Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường thực hiện các nghiệp vụ để chủ động phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động kinh doanh, vận chuyn hàng hóa tạm nhập tái xuất vi phạm về môi trường. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc bắt giữ, điều tra, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm về môi trường;

d) Chđạo các lực lượng nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố thực hiện công tác phòng ngừa, đu tranh đối với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng cấm thẩm lậu vào thị trường nội địa.

7. Cục Thuế tỉnh

Chỉ đạo Chi cục Thuế tại các huyện biên giới phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý cửa khẩu và các đơn vị chức năng liên quan hướng dẫn về công tác nghiệp vụ thu phí đđảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định của y ban nhân dân tỉnh.

8. Kho bạc Nhà nước tỉnh

Tiếp nhận theo dõi và quản lý số tiền ký qutheo quy định; xác nhận số tiền ký quỹ dự phòng trong việc kinh doanh và/hoặc hoạt động dịch vụ tạm nhập tái xuất của thương nhân.

9. Văn phòng y ban nhân dân tỉnh

a) Tiếp nhận, xử lý văn bản do Sở Công Thương, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh trình. Nếu đủ điều kiện theo quy định, trình Thường trực y ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định.

b) Đôn đc các sở, ban, ngành, lực lượng chức năng, các thương nhân triển khai thực hiện các quy định tại Quy chế này.

c) Tiếp nhận, tổng hp, tham mưu cho y ban nhân dân tỉnh trong việc triển khai thực hiện, sửa đi các nội dung của Quy chế (nếu có).

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cao Bằng

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tuyên truyền, phối hp thực hiện tốt các quy định tại Quy chế này.

11. Công ty điện lực Cao Bằng

Chỉ đạo, quản lý, cung cấp nguồn điện; xác nhận các điều kiện đảm bảo ngun điện và an toàn vsử dụng nguồn điện trong kinh doanh kho, bãi của thương nhân.

12. Trách nhiệm của thương nhân

a) Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành và các quy định tại Quy chế này khi tham gia hoạt động tạm nhập tái xut hàng hóa qua li mở trong các Khu kinh tế cửa khẩu.

b) Tiến hành đầu tư kho, bãi theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.

c) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động kinh doanh hàng tháng trước ngày 10 của tháng kế tiếp và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất, dịch vụ tạm nhập tái xuất hàng hóa báo cáo kết quả thực hiện theo mẫu 01 đính kèm.

Thương nhân kinh doanh kho, bãi thực hiện báo cáo tình hình hoạt động của kho bãi, số lượng hàng hóa, mặt hàng tạm nhập tái xuất gửi kho chờ xuất khẩu, số lượng container tồn đến kỳ báo cáo theo mẫu 02; 03 đính kèm.

Các báo cáo trên cùng được gửi về Sở Công Thương, Cục Hải quan, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, Văn phòng y ban nhân dân tỉnh để thực hiện công tác quản lý nhà nước theo quy định và tổng hợp, báo cáo y ban nhân dân tỉnh.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Điều khoản thi hành

1. Giao Văn phòng y ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, y ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện Quy chế này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc hoặc có vấn đề không phù hợp, yêu cầu các tổ chức, cá nhân, đơn vị liên quan báo cáo y ban nhân dân tỉnh (qua Sở Công Thương) đtổng hợp, đề xuất sửa đi bổ sung cho phù hợp./.

 

Mẫu 01

TÊN THƯƠNG NHÂN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: ……

……, ngày      tháng     năm     

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ, TÌNH HÌNH TẠM NHẬP TÁI XUẤT

Kỳ báo cáo: tháng…../năm……

Kính gửi:

- Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng;
- Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng.

 

1. Kết quả

Stt

Tên hàng

Kết quả tạm nhập (của tháng báo cáo)

Kết quả tái xuất (của tháng báo cáo)

Slượng hàng đã tạm nhập nhưng chưa tái xuất, hiện đang lưu giữ tại

Ghi chú

ĐVT

Số lượng

Trị giá (USD)

Cửa khẩu đã tạm nhập

Tổng số lượng tái xuất qua KKT CK

Trị giá (USD)

Qua lối mở Cốc Sâu

Qua lối mở Pò Tập

Qua lối mở Nà Đoỏng

Qua lối mở Trúc Long

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị (nếu có) ...

Thương nhân cam đoan những nội dung kê khai trên đây là đúng sự thật. Nếu sai, thương nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯƠNG NHÂN
(Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng du)

 

 

Mẫu 02

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUT TI KHO, BÃI
(Số liệu báo cáo của tháng ..../20...)

Kính gửi: Chi cục HQCK ……..

- Chủ kho: Công ty ....

- Mã số thuế: ...

- Kho, bãi: ....

Stt

Tên doanh nghiệp thuê kho

Slượng cont đưa vào kho, bãi

Slượng cont đưa ra kho, bãi

Số lượng cont tn

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Các cơ quan liên quan;

- Lưu:

Đại diện theo pháp luật

 

Mẫu 03

SỔ THEO DÕI TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT TẠI KHO, BÃI

- Chủ kho: Công ty ....

- Mã số thuế:...

- Kho, bãi:....

Stt

Ngày tháng

Tên doanh nghiệp thuê kho

Tờ khai HQ/ BBBG; ngày tháng

Slượng cont vào kho, bãi

Slượng cont ra khỏi kho, bãi

Hp đồng thuê kho

Ghi chú