cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 6104/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, chế độ đóng góp và miễn, giảm, hỗ trợ đối với đối tượng trong cơ sở chữa bệnh và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng của thành phố Hà Nội (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 6104/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Ngày ban hành: 26-12-2012
  • Ngày có hiệu lực: 01-01-2013
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 18-05-2013
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 137 ngày ( 4 tháng 17 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 18-05-2013
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 18-05-2013, Quyết định số 6104/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, chế độ đóng góp và miễn, giảm, hỗ trợ đối với đối tượng trong cơ sở chữa bệnh và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng của thành phố Hà Nội (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND ngày 08/05/2013 Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, chế độ đóng góp và miễn, giảm, hỗ trợ đối với đối tượng trong cơ sở chữa bệnh và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng do thành phố Hà Nội ban hành (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 6104/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH, CHẾ ĐỘ ĐÓNG GÓP VÀ MIỄN, GIẢM, HỖ TRỢ ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG TRONG CƠ SỞ CHỮA BỆNH VÀ TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND, UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Luật phòng, chống ma túy ngày 9/12/2000;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy ngày 03/6/2008;

Căn cứ Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh và Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26/7/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đinh, cai nghiện ma túy tại cộng đồng và Thông tư Liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10/2/2012 của Liên Bộ: Lao động Thương binh và Xã hội, Y tế, Công an quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 27/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 24/02/2012 của Liên Bộ: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, chế độ đóng góp và miễn, giảm, hỗ trợ đối với đối tượng trong cơ sở chữa bệnh và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng;

Căn cứ Nghị quyết số 19/2012/NQ-HĐND ngày 7/12/2012 của Hội đồng nhân dân Thành phố về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Thành phố Hà Nội năm 2013; Kế hoạch đầu tư từ ngân sách Thành phố 3 năm 2013-2015;

Căn cứ Công văn số 461/HĐND ngày 07/11/2012 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thống nhất qui định chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng trong cơ sở chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội, các trung tâm quản lý sau cai nghiện của Thành phố Hà Nội;

Xét đề nghị của Liên Sở: Lao động Thương binh và Xã hội -Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, chế độ đóng góp và miễn, giảm, hỗ trợ đối với đối tượng trong cơ sở chữa bệnh và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng

(Chi tiết theo biểu 01, 02, 03, 04 đính kèm).

Điều 2. Kinh phí thực hiện:

- Kinh phí lập hồ sơ đề nghị chuyển đối tượng đang chấp hành biện pháp tại Trung tâm vào Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng; truy tìm đối tượng đã bỏ trốn khỏi Trung tâm, kinh phí hỗ trợ và miễn, giảm cho các đối tượng tại các Trung tâm trong dự toán chi sự nghiệp đảm bảo xã hội của ngân sách Thành phố.

- Kinh phí xét duyệt hồ sơ, thực hiện chế độ chi cho công tác áp dụng biện pháp đưa đối tượng vào Trung tâm, hỗ trợ kinh phí tìm việc làm cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào trung tâm sau khi chấp hành xong quyết định trở về địa phương được giao trong dự toán chi sự nghiệp đảm bảo xã hội của ngân sách cấp huyện đảm bảo.

- Kinh phí lập hồ sơ đề nghị đưa đối tượng vào trung tâm, kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ đối với người nghiện ma túy cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, công tác tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng trong dự toán chi sự nghiệp đảm bảo xã hội của ngân sách cấp xã đảm bảo.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2013 và thay thế các Quyết định số 46/2010/QĐ-UBND ngày 22/9/2010 của UBND Thành phố về việc Ban hành quy định mức đóng góp, chế độ trợ cấp đối với người nghiện ma túy, người bán dâm chữa trị, cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội của Thành phố Hà Nội; số 49/2010/QĐ-UBND ngày 22/9/2010 của UBND Thành phố về việc ban hành mức thu đối với các đối tượng cai nghiện tự nguyện tại các Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội của Thành phố Hà Nội; số 5234/QĐ-UBND ngày 09/10/2009 của UBND Thành phố về việc quy định tạm thời chế độ, chính sách đối với người cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế; Giám đốc Công an Thành phố; Giám đốc Kho bạc nhà nước Hà Nội; Bí thư Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Giám đốc các Trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội; Giám đốc các Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy Thành phố; Giám đốc Trung tâm giáo dục lao động hướng nghiệp thanh niên Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ Lao động TBXH;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
- TT Thành ủy, TTHĐND TP;
- Chủ tịch, các PCT UBND TP;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội TP;
- Ban tuyên giáo TU; Ban VX-HĐNDTP;
- MTTQ và các đoàn thể TP, Cựu TNXP;
- Phân xã HN, các báo: HNM,KTĐT, ANTĐ;
- Đài PT-TH Hà Nội;
- Công báo Hà Nội;
- CVP, các PVP: Lý Văn Giao, Đỗ Đình Hồng;
- Phòng VHKG, TH, KT;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Bích Ngọc

 


PHỤ BIỂU SỐ 01

NỘI DUNG, MỨC CHI CHO CÔNG TÁC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CƠ SỞ CHỮA BỆNH
(Kèm theo Quyết định số 6104/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2012 của UBND Thành phố Hà Nội)

TT

NỘI DUNG

Mức chi

1

Chi họp Hội đồng tư vấn xét duyệt hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp vào Trung tâm

 

-

Chủ tịch hội đồng

150.000 đồng/người/buổi

-

Thành viên hội đồng, thư ký

100.000 đồng/người/buổi

-

Chi nước uống cho người tham dự

Mức chi theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

2

Chi đưa đối tượng vào Trung tâm; truy tìm đối tượng đã có Quyết định đưa vào Trung tâm nhưng bỏ trốn trước khi đưa vào Trung tâm; truy tìm đối tượng bỏ trốn khỏi Trung tâm

 

-

Chi chế độ công tác phí

Nội dung và mức chi theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC Ngoài chế độ công tác phí, trong những ngày truy tìm đối tượng bỏ trốn được bồi dưỡng 100.000 đồng/người/ngày.

-

Chi chế độ làm thêm, thêm giờ

Mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 5/01/2005 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ công chức, viên chức.

-

Hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng trong những ngày đi trên đường

40.000 đồng/ngày, tiền ngủ (nếu có) theo mức quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC.

-

Chi phí tiền tàu xe hoặc chi phí thuê mướn phương tiện vận chuyển

Mức chi theo giá cước vận tải áp dụng tại địa phương hoặc chi phí thực tế (nếu đơn vị tự bố trí phương tiện vận chuyển) hoặc hợp đồng thuê xe (nếu thuê ngoài).

3

Chi lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào Trung tâm

Mức chi tối đa 150.000 đồng/hồ sơ.

4

Chi lập hồ sơ đề nghị chuyển đối tượng đang chấp hành biện pháp tại Trung tâm vào Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng.

Mức chi tối đa 100.000 đồng/hồ sơ

 

PHỤ LỤC SỐ 02

BIỂU QUY ĐỊNH MỨC ĐÓNG GÓP VÀ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY, NGƯỜI BÁN DÂM NGHIỆN MA TÚY, NGƯỜI BÁN DÂM CHỮA TRỊ, CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TẠI CÁC TRUNG TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 6104/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2012 của UBND thành phố Hà Nội)

TT

Nội dung

Quy định mức NSNN hỗ trợ, các khoản đóng góp, miễn giảm

Gia đình đóng góp

NSNN hỗ trợ

1

MỨC ĐÓNG GÓP VÀ HỖ TRỢ:

 

 

1

Tiền ăn:

 

 

-

Đối với người cai nghiện ma túy, người bán dâm nghiện ma túy, người bán dâm chữa trị, cai nghiện bắt buộc tại các Trung tâm Chữa bệnh - GDLĐXH của Thành phố

10.000 đồng/người/ngày trong suốt thời gian chấp hành quyết định

20.000 đồng/người/ngày trong suốt thời gian chấp hành quyết định

2

Tiền thuốc:

 

 

-

Thuốc hỗ trợ cắt cơn, cấp cứu, chi phí xét nghiệm và thuốc điều trị các bệnh cơ hội khác đối với người cai nghiện ma túy bắt buộc thời gian ở Trung tâm chữa bệnh GDLĐXH của Thành phố 24 tháng

 

650.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định

-

Thuốc điều trị và thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện bao gồm: Thuốc điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, thuốc thông thường, thuốc hỗ trợ cắt cơn, cấp cứu, chi phí xét nghiệm, thuốc điều trị các bệnh cơ hội khác đối với người bán dâm đồng thời là người nghiện ma túy bắt buộc thời gian ở Trung tâm chữa bệnh GDLĐXH của Thành phố 24 tháng

 

950.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định

-

Thuốc điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, thuốc thông thường, xét nghiệm và các chi phí khác đối với người bán dâm thi hành quyết định bắt buộc lao động chữa bệnh tại các Trung tâm chữa bệnh GDLĐXH của Thành phố

 

300.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định

3

Tiền xét nghiệm HIV:

 

 

-

Xét nghiệm sàng lọc HIV kết quả âm tính

 

Theo bảng giá quy định hiện hành của Thành phố tại thời điểm thanh toán

-

Xét nghiệm sàng lọc HIV kết quả dương tính và xét nghiệm khẳng định

 

Theo bảng giá quy định hiện hành của Thành phố tại thời điểm thanh toán

4

Vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết:

 

400.000 đồng/người/năm (NSNN hỗ trợ 2 năm)

5

Vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết đối với người chưa thành niên:

 

- Một lần chấp hành quyết định: 01 chăn bông 02 kg; 01 áo ấm

- Hàng năm mỗi người được cấp 02 chiếu, 02 bộ quần áo dài, 01 bộ quần áo đồng phục, 02 bộ quần áo lót, 02 khăn mặt, 02 đôi dép nhựa, 02 bàn chải đánh răng, 01 áo mưa nilông, 01 mũ cứng.

- Hàng quý mỗi người được cấp: 01 tuýp thuốc đánh răng 90gram, 01 kg xà phòng

6

Chi khác:

 

 

-

Điện, nước, vệ sinh, sát trùng

 

70.000 đồng/người/tháng trong suối thời gian chấp hành quyết định

-

Vệ sinh phụ nữ

 

20.000 đồng/người/tháng trong suốt thời gian chấp hành quyết định

7

Hoạt động văn thể

 

 

-

Văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao

 

50.000 đồng/người/năm (NSNN hỗ trợ 2 năm)

8

Trợ cấp tiền ăn đường, tàu xe:

 

 

-

Trợ cấp tiền ăn đường (tối đa không quá 5 ngày)

 

40.000 đồng/người/ngày

-

Trợ cấp tiền tàu xe

 

Theo giá phương tiện công cộng phổ thông

9

Tiền học nghề:

 

 

-

Người bị áp dụng biện pháp đưa vào TT nếu chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề được hỗ trợ kinh phí học nghề trình độ sơ cấp. Mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế. Mức tối đa 2.000.000 đồng/người/khóa học. Không hỗ trợ tiền học nghề cho những đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào Trung tâm từ lần thứ hai trở đi

 

Mức tối đa 2.000.000 đồng/người/khóa học.

10

Tiền học văn hóa và giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách:

 

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGD&ĐT-BYT ngày 18/01/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Y tế hướng dẫn công tác dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách cho người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy.

11

Tiền mai táng phí:

 

Thực hiện theo chính sách khuyến khích hỏa táng của UBND Thành phố Hà Nội

12

Hỗ trợ kinh phí tìm việc làm:

 

 

-

Điều kiện được hỗ trợ: Người bị áp dụng biện pháp đưa vào Trung tâm sau khi chấp hành xong quyết định tại Trung tâm trở về địa phương đã có nhiều tiến bộ, cam kết không tái phạm, chưa có việc làm; bán thân, gia đình thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Căn cứ đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí tìm việc làm của người chấp hành xong quyết định tại Trung tâm trở về địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh xem xét, trợ cấp một lần để tự tạo việc làm, ổn định đời sống

 

1.000.000 đồng/ người (chỉ cấp 1 lần cho đối tượng thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng). Đối tượng chưa thành niên thì không được khoản trợ cấp này.

11

CHẾ ĐỘ MIỄN, GIẢM:

1

Đối tượng được xét miễn: Người thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; người chưa thành niên; người bị nhiễm HIV/AIDS; người không có nơi cư trú nhất định.

-

Tiền ăn

 

Miễn đóng góp tiền ăn trong thời gian chấp hành quyết định

-

Chí phí khám bệnh, chữa bệnh

 

Miễn toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh

2

Đối tượng được xét giảm: Người thuộc hộ cận nghèo

-

Tiền ăn

5.000 đồng/người/ngày trong thời gian chấp hành quyết định

5.000 đồng/người/ngày trong thời gian chấp hành quyết định

-

Chi phí khám bệnh, chữa bệnh

Phần chênh lệch sau khi được nhà nước hỗ trợ

Trung tâm hỗ trợ 50% chi phí khám bệnh, chữa bệnh

Ghi chú: Đối với các đối tượng xét miễn, giảm chi phí cai nghiện và chi phí y tế, yêu cầu có đầy đủ thủ tục sau:

Gia đình đối tượng thuộc diện được miễn, giảm nêu trên, làm đơn đề nghị có xác nhận của UBND cấp xã nếu là đối tượng nhiễm HIV phải có thêm giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội quyết định (qua Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội). Riêng người không có nơi cư trú nhất định các Trung tâm căn cứ vào hồ sơ, tổng hợp danh sách trình Sở Lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt.


PHỤ LỤC SỐ 03

QUY ĐỊNH MỨC THU ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG CAI NGHIỆN TỰ NGUYỆN TẠI CÁC TRUNG TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 6104/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2012 của UBND thành phố Hà Nội)

Đơn vị: đồng

TT

Nội dung

Quy định mức thu

I

Chi phí cai nghiện tự nguyện 6 tháng đầu

 

1

Tiền ăn

30.000 đồng/người/ngày

2

Tiền thuốc

 

-

Thuốc cắt cơn, thuốc thông thường, test xét nghiệm ma túy

650.000 đồng/người/lần

-

Xét nghiệm sàng lọc HIV kết quả âm tính

Gia đình thanh toán theo thực tế

-

Xét nghiệm sàng lọc HIV kết quả dương tính và xét nghiệm khẳng định

Gia đình thanh toán theo thực tế

3

Hoạt động văn hóa thể thao: 10.000 đồng/người/tháng x 6 tháng

60.000 đồng/người

4

Điện, nước, vệ sinh, sát trùng... 70.000 đồng/người/tháng x 6 tháng

420.000 đồng/người

5

Vật dụng cá nhân: Quần áo 02 bộ: 200.000 đồng/người; Chăn chiên, chiếu, màn cá nhân: 150.000 đồng/người/6 tháng.

350.000 đồng/người

6

Đóng góp cơ sở vật chất (25.000 đồng/người/tháng x 6 tháng)

150.000 đồng/người

7

Chi phí quản lý, phục vụ (Chi tiền công, khám chữa bệnh, giáo dục, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, chi khác....): 250.000 đồng/người/tháng x 6 tháng

1.500.000 đồng/người

II

Từ tháng thứ 7 trở đi (Nếu đối tượng có nhu cầu tiếp tục cai nghiện) thì hàng tháng gia đình phải đóng góp các khoản sau:

 

-

Tiền ăn

30.000 đồng/người/ngày

-

Thuốc thông thường

10.000 đồng/người/tháng

-

Điện, nước, vệ sinh, sát trùng...:

70.000 đồng/người/tháng

-

Văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao:

10.000 đồng/người/tháng

-

Đóng góp cơ sở vật chất:

25.000 đồng/người/tháng

-

Chi phí phục vụ, quản lý (Chi tiền công, khám chữa bệnh, giáo dục, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, chi khác....)

250.000 đồng/người/tháng

 

* Các khoản đóng góp khác:

 

-

Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 12 học viên vào cai nghiện tự nguyện phải đóng thêm tiền tư trang (thu một lần vào tháng thứ 7):

100.000 đồng/6 tháng

-

Học nghề (nếu đối tượng có nhu cầu):

2.000.000 đồng/người/khóa

-

Học văn hóa

Theo quy định tại TTLT số 01/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGD&ĐT-BYT

-

Đối tượng cai nghiện là nữ, hàng tháng thu thêm tiền vệ sinh phụ nữ:

20.000 đồng/người/tháng

-

Tiền viện phí (nếu trong thời gian cai nghiện đối tượng phải đi điều trị):

Gia đình thanh toán theo thực tế


PHỤ LỤC SỐ 04

QUY ĐỊNH NỘI DUNG, MỨC CHI CHO CÔNG TÁC TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG; CHẾ ĐỘ ĐÓNG GÓP VÀ MIỄN GIẢM, HỖ TRỢ TIỀN THUỐC CẮT CƠN NGHIỆN MA TÚY
(Kèm theo Quyết định số 6104/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2012 của UBND thành phố Hà Nội)

TT

Nội dung

Quy định mức NSNN hỗ trợ, các khoản đóng góp, miễn giảm

Gia đình đóng góp

NSNN hỗ trợ

I

NỘI DUNG MỨC CHI CHO CÔNG TÁC TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG

1

Lập, thẩm tra hồ sơ cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng; lập hồ sơ cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng

 

30.000 đồng/hồ sơ

2

Họp thẩm tra, xét duyệt hồ sơ đề nghị cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng.

-

Thành viên tham dự

 

50.000 đồng/người/buổi

-

Chi nước uống cho người tham dự

 

Mức chi theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC.

3

Hỗ trợ cho cán bộ Tổ công tác cai nghiện ma túy khi tham gia công tác điều trị, quản lý, bảo vệ, tư vấn, hỗ trợ người cai nghiện (Do Chủ tịch UBND xã quyết định thành lập)

-

Chi hỗ trợ công tác quản lý

 

Văn phòng phẩm, in hồ sơ, mua sổ sách, trang thiết bị phục vụ việc theo dõi, thống kê, lập danh sách, quản lý hồ sơ người cai nghiện ma túy. Mức chi thanh toán theo thực tế phát sinh trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

-

Chi hỗ trợ cán bộ tham gia công tác điều trị, quản lý, bảo vệ người cai nghiện ma túy trong thời gian điều trị cắt cơn nghiện ma túy bắt buộc tập trung tại cộng đồng

 

50.000 đồng/người/ngày

-

Chi hỗ trợ cho cán bộ được giao nhiệm vụ tư vấn về tâm lý, xã hội cho người cai nghiện ma túy

 

50.000 đồng/buổi tư vấn/người cai nghiện ma túy; 70.000 đồng/buổi tư vấn/nhóm người cai nghiện ma túy (từ hai người trở lên).

-

Chi hỗ trợ cán bộ theo dõi, quản lý đối tượng cai nghiện tại gia đình và cộng đồng

 

tối đa 350.000 đồng/người/tháng

4

Phí vận chuyển người nghiện ma túy từ nơi cư trú của người nghiện đến cơ sở điều trị cắt cơn tập trung tại cộng đồng (nếu có)

 

Mức chi theo giá cước vận tải áp dụng tại địa phương hoặc chi phí thực tế (nếu đơn vị tự bố trí phương tiện vận chuyển) hoặc hợp đồng thuê xe (nếu thuê ngoài).

II

CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN TẠI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG:

 

1

Chi phí khám sức khỏe; xét nghiệm phát hiện chất ma túy và các xét nghiệm khác đồ chuẩn bị điều trị cắt cơn

200.000 đồng/đối tượng.

 

2

Tiền thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện;

- Nếu cai cắt cơn bằng thuốc Cedemex: 600.000 đồng/người.

- Nếu cai cắt cơn bằng thuốc Bông sen: 2.700.000 đồng/người/1 đợt điều trị

 

3

Tiền ăn trong thời gian cai nghiện tập trung tại cơ sở điều trị cắt cơn;

40.000 đồng/ngày, thời gian tối đa không quá 15 ngày

 

4

Chi phí cho các hoạt động giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách, dạy nghề - tạo việc làm cho người sau cai nghiện (nếu có).

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGD&ĐT-BYT ngày 18/01/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Y tế hướng dẫn công tác dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách cho người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy.

 

III

CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ:

 

 

1

Người nghiện ma túy cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật

-

Hỗ trợ một lần tiền thuốc điều trị cắt cơn nghiện ma túy

 

Mức 400.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định.

2

Người cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật được:

-

Tiền thuốc hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện ma túy

 

Mức 400.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định.

-

Tiền ăn trong thời gian cai nghiện tập trung

 

Mức 40.000 đồng/người/ngày, thời gian tối đa không quá 15 ngày.

IV

CHẾ ĐỘ MIỄN GIẢM

 

 

1

Chế độ miễn: Đối với người thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; người chưa thành niên; người bị nhiễm HIV/AIDS; người thuộc diện bảo trợ xã hội; người khuyết tật (ngoài tiền thuốc, tiền ăn được hỗ trợ trong thời gian cai nghiện tập trung còn được miễn một số khoản chi phí như sau):

-

Chi phí khám sức khỏe; xét nghiệm phát hiện chất ma túy và các xét nghiệm khác để chuẩn bị điều trị cắt cơn;

 

200.000 đồng/người

-

Tiền thuốc cai nghiện ma túy (phần chênh lệch giữa trách nhiệm đóng góp và chế độ hỗ trợ)

 

200.000 đồng/người

-

Chi phí cho các hoạt động giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách, dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện (nếu có).

 

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGD&ĐT-BYT ngày 18/01/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Y tế hướng dẫn công tác dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách cho người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy.

2

Chế độ giảm: Đối với người thuộc hộ cận nghèo được giảm 50% các khoản đóng góp cho nội dung chi phí, cụ thể như sau:

-

Chi phí khám sức khỏe; xét nghiệm phát hiện chất ma túy và các xét nghiệm khác để chuẩn bị điều trị cắt cơn;

100.000 đồng/người.

100.000 đồng/người.

-

Tiền thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện

100.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định

100.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định

-

Tiền ăn trong thời gian cai nghiện tập trung tại cơ sở điều trị cắt cơn;

20.000 đồng/người/ngày, thời gian tối đa không quá 15 ngày

20.000 đồng/người/ngày, thời gian tối đa không quá 15 ngày

-

Chi phí cho các hoạt động giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách, dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện (nếu có).

Đóng góp 50% chi phí nếu có

Giảm 50% trách nhiệm đóng góp nếu có

Ghi chú:

- Đối với người cai nghiện hoặc gia đình người cai nghiện thuộc các trường hợp được hỗ trợ, miễn, giảm trên đây làm đơn có xác nhận của UBND cấp xã, gửi phòng Lao động Thương binh và Xã hội trình chủ tịch UBND cấp quận, huyện quyết định.

- Chi hỗ trợ cán bộ theo dõi quản lý đối tượng cai nghiện tại gia đình và cộng đồng: Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ báo cáo UBND Thành phố quy định cụ thể.

- Tiền thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện trong cai nghiện ma túy tại cộng đồng sử dụng thuốc Cedenex theo quy trình tại Quyết định số 2406/QĐ-BYT ngày 02/7/2008 của Bộ Y tế.