cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 25/2012/QĐ-UBND ngày 03/12/2012 Về Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 25/2012/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Tiền Giang
  • Ngày ban hành: 03-12-2012
  • Ngày có hiệu lực: 13-12-2012
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 19-02-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2259 ngày (6 năm 2 tháng 9 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 19-02-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 19-02-2019, Quyết định số 25/2012/QĐ-UBND ngày 03/12/2012 Về Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 473/QĐ-UBND ngày 19/02/2019 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kỳ 2014-2018”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2012/QĐ-UBND

Tiền Giang, ngày 03 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ;

Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11/7/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ;

Căn cứ Nghị quyết số 23/2012/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang ngày 05/7/2012 Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;

Theo đề nghị của Liên Sở Công Thương - Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định chung

1. Quyết định này Quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

2. Phí chợ là khoản thu về sử dụng diện tích bán hàng đối với những tổ chức, hộ kinh doanh, hợp tác xã, cá nhân buôn bán trong chợ, nhằm bù đắp chi phí đầu tư, quản lý chợ của ban quản lý, tổ quản lý, hợp tác xã quản lý, các tổ chức, cá nhân trúng thầu quản lý, doanh nghiệp kinh doanh chợ.

Đối với chợ do tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh chợ thực hiện thu tiền thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ theo hợp đồng sử dụng hoặc hợp đồng thuê điểm kinh doanh thì phí chợ là tiền sử dụng, thuê địa điểm kinh doanh tại chợ.

3. Đối tượng nộp phí chợ là tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh, dịch vụ thường xuyên và không thường xuyên (sau đây gọi chung là người kinh doanh) tại các chợ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

4. Tổ chức thu phí chợ là ban quản lý, tổ quản lý, hợp tác xã quản lý; các tổ chức, cá nhân trúng thầu quản lý; doanh nghiệp kinh doanh chợ (gọi chung là tổ chức, đơn vị thu phí chợ).

Điều 2. Mức thu phí chợ

1. Các chợ do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:

a) Đối với người kinh doanh thường xuyên, cố định trong phạm vi chợ: Mức thu tối đa tùy theo ngành hàng và hạng chợ như sau:

Đơn vị tính: đồng/m2/tháng

STT

Ngành hàng kinh doanh

Chợ hạng 1

(Mức thu tối đa)

Chợ hạng 2

(Mức thu tối đa)

Chợ hạng 3

(Mức thu tối đa)

1

Hàng kim khí điện máy, vàng bạc đá quý, máy móc thiết bị

200.000

170.000

120.000

2

Thực phẩm tươi sống, thịt gia súc, gia cầm; lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, vải, quần áo, giày dép, hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ăn uống, nước giải khát

200.000

150.000

105.000

3

Hàng rau, củ, quả

200.000

120.000

90.000

4

Dịch vụ văn hóa phẩm, dịch vụ khác

200.000

108.000

72.000

b) Đối với người kinh doanh không thường xuyên, không cố định trong phạm vi chợ (kể cả hộ nhà vườn đem hàng hóa ra bán tại chợ):

- Chợ hạng 1: không quá 8.000 đồng/người/ngày.

- Chợ hạng 2: không quá 6.000 đồng/người/ngày.

- Chợ hạng 3: không quá 4.000 đồng/người/ngày.

2. Các chợ được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn không từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn viện trợ không hoàn lại:

a) Đối với người kinh doanh thường xuyên, cố định trong phạm vi chợ: Mức thu phí tối đa không quá 400.000 đồng/m2/ tháng.

b) Đối với người kinh doanh không thường xuyên, không cố định trong phạm vi chợ (kể cả hộ nhà vườn đem hàng hóa ra bán tại chợ):

- Chợ hạng 1: không quá 16.000 đồng/người/ngày.

- Chợ hạng 2: không quá 12.000 đồng/người/ngày.

- Chợ hạng 3: không quá 8.000 đồng/người/ngày.

Mức thu cụ thể theo ngành hàng, hạng chợ do nhà đầu tư chợ quy định.

3. Căn cứ tình hình thực tế về vị trí của quầy, sạp; đặc điểm của chợ; điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn nơi chợ tọa lạc…; Ủy ban nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định mức thu phí chợ cụ thể đối với từng chợ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn theo ngành hàng, đối tượng và hạng chợ hoặc vị trí quầy, sạp trong phạm vi chợ. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh mức thu phí chợ thì ban quản lý chợ, tổ quản lý chợ đề xuất; Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện xem xét, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định ít nhất một tháng trước thời hạn dự kiến thay đổi mức phí mới; thời gian giữa hai lần thay đổi mức thu phí chợ ít nhất là sáu tháng. Riêng đối với chợ hạng 1, trước khi Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định mức thu phí chợ cụ thể phải có ý kiến thống nhất của Sở Công Thương.

Điều 3. Tổ chức việc thu phí chợ

1. Phương thức thu phí chợ: việc thu phí chợ có thể thu theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng, nhưng tổng mức thu phí chợ theo ngày hoặc theo tuần trong một tháng phải bằng với mức thu phí chợ theo tháng đã được quy định.

Tùy theo tình hình thực tế của từng chợ, cơ quan có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp kinh doanh chợ quyết định phương thức thu phí chợ cho phù hợp và công khai phương thức thu phí chợ đến tổ chức, cá nhân kinh doanh trong phạm vi chợ biết để thực hiện.

2. Việc thu phí chợ phải có biên lai, hóa đơn thu phí theo quy định.

3. Tổ chức, đơn vị thu phí chợ phải mở sổ sách kế toán để theo dõi, phản ánh việc thu, nộp phí chợ theo quy định. Đối với chợ do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; tổ chức, đơn vị thu phí chợ phải định kỳ báo cáo quyết toán việc thu, nộp, quản lý, sử dụng số phí chợ thu được theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Quản lý, sử dụng phí chợ

1. Đối với chợ do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc tiếp nhận quản lý, phí chợ thu được là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước. Nguồn thu phí chợ (kể cả nguồn thu cho thuê hoặc bán quyền sử dụng điểm kinh doanh) sau khi trừ các khoản chi phí hoạt động thường xuyên của ban quản lý chợ, tổ quản lý chợ, cán bộ, nhân viên quản lý chợ và các chi phí liên quan khác theo quy định; số tiền thu phí còn lại được nộp vào ngân sách nhà nước.

2. Đối với các chợ đầu tư xây dựng từ nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước: phí chợ là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh chợ có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số tiền phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền phí thu được sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật. Hàng năm, doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế đối với số tiền phí thu được với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.

Điều 5. Công khai, minh bạch quy định về phí chợ

Ban quản lý chợ hoặc tổ chức, cá nhân kinh doanh chợ phải niêm yết các quy định về phương thức thu phí chợ, mức thu phí chợ, chứng từ thu phí chợ ở nơi thuận tiện nhất tại chợ; đồng thời, thông báo công khai các văn bản quy định về phí chợ, để người kinh doanh biết, thực hiện.

Điều 6. Hướng dẫn thực hiện

Sở Tài Chính, Sở Công Thương, Cục Thuế tỉnh Tiền Giang căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm hướng dẫn các đối tượng thu và quản lý, sử dụng phí chợ đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 7. Điều khoản thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 65/2004/QĐ-UBND ngày 15/12/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc thu, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc; các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Công Thương xem xét đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh chợ, các tổ chức, cá nhân có liên quan và người kinh doanh trong phạm vi chợ căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Minh Điều