cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 46/2012/QĐ-UBND ngày 14/11/2012 Về Quy định tiêu chuẩn chức danh trưởng, phó phòng, ban, chi cục và tương đương trở xuống thuộc sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng

  • Số hiệu văn bản: 46/2012/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Ngày ban hành: 14-11-2012
  • Ngày có hiệu lực: 24-11-2012
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 23-03-2015
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-12-2019
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2563 ngày (7 năm 8 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-12-2019
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-12-2019, Quyết định số 46/2012/QĐ-UBND ngày 14/11/2012 Về Quy định tiêu chuẩn chức danh trưởng, phó phòng, ban, chi cục và tương đương trở xuống thuộc sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 50/2019/QĐ-UBND ngày 22/11/2019 Quy định về số lượng, tiêu chuẩn chức danh trưởng, phó các phòng, ban, chi cục và tương đương trở xuống thuộc sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/2012/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 14 tháng 11 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHỨC DANH TRƯỞNG, PHÓ CÁC PHÒNG, BAN, CHI CỤC VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TRỞ XUỐNG THUỘC SỞ, BAN, NGÀNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH LÂM ĐỒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Căn cứ Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Thực hiện Quyết định số 213-QĐ/TU ngày 04 tháng 5 năm 2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng về việc ban hành quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Lâm Đồng;

Theo đề nghị của Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng tại Tờ trình số 733/TTr-SNV ngày 31 tháng 8 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định “tiêu chuẩn chức danh trưởng, phó các phòng, ban, chi cục và tương đương trở xuống thuộc sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 16/2008/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ trưởng, phó các phòng, ban và tương đương thuộc sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm thi hành.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- Ban TCTU;
- Trung tâm Công báo tỉnh; TTTH;
- Báo Lâm Đồng; Đài PTTH tỉnh;
- Như Điều 3;
- Chi cục Văn thư Lưu trữ;
- Lưu: VT, TKCT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Xuân Tiến

 

QUY ĐỊNH

TIÊU CHUẨN CHỨC DANH TRƯỞNG, PHÓ CÁC PHÒNG, BAN, CHI CỤC VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TRỞ XUỐNG THUỘC SỞ, BAN, NGÀNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định s
ố 46/2012/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đng)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

1. Quy định này quy định về tiêu chuẩn chức danh trưởng, phó các phòng, ban, chi cục và tương đương trở xuống thuộc sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng;

2. Quy định này áp dụng đối với người được xem xét bổ nhiệm các chức danh trưởng, phó các phòng, ban, chi cục và tương đương trở xuống thuộc sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng; làm cơ sở để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện quy trình quy hoạch, bổ nhiệm theo quy định phân cấp hiện hành.

Điều 2. Vị trí, chức trách, nhiệm vụ trưởng, phó các phòng, ban, chi cục và tương đương trở xuống của sở, ban, ngành (gọi chung là Sở) thuộc tỉnh:

1. Trưởng, phó các phòng, ban thuộc Sở: là cán bộ, công chức lãnh đạo các phòng, ban; chịu trách nhiệm lãnh đạo, điều hành hoạt động của phòng, ban để thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp lãnh đạo sở thực hiện công tác chuyên môn theo thẩm quyền được giao; chịu trách nhiệm trước giám đốc sở và trước pháp luật trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn được phân công;

2. Trưởng, phó các chi cục, đơn vị trực thuộc Sở: là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo bộ máy các cơ quan, đơn vị; chịu trách nhiệm lãnh đạo, điều hành hoạt động của chi cục, đơn vị để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định và giúp sở thực hiện công tác chuyên ngành theo thẩm quyền được giao; chịu trách nhiệm trước giám đốc sở và trước pháp luật trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao;

3. Trưởng, phó các phòng, ban, đội trong các cơ quan, đơn vị thuộc Sở: là công chức, viên chức lãnh đạo các phòng, ban, đội; chịu trách nhiệm lãnh đạo, điều hành hoạt động của phòng, ban, đội để thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực hiện công tác chuyên môn theo thẩm quyền được giao; chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cơ quan, đơn vị và trước pháp luật trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Điều 3. Vị trí, chức trách, nhiệm vụ trưởng, phó các phòng, ban và tương đương trở xuống thuộc UBND các huyện, thành phố (gọi chung là cấp huyện) thuộc tỉnh:

1. Trưởng, phó các phòng, ban thuộc UBND cấp huyện: là công chức lãnh đạo các phòng, ban; chịu trách nhiệm lãnh đạo, điều hành hoạt động của phòng, ban để thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp lãnh đạo UBND cấp huyện thực hiện công tác chuyên môn theo thẩm quyền được giao; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện và trước pháp luật trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn được phân công;

2. Trưởng, phó các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện (kể cả các đơn vị sự nghiệp giáo dục): là công chức, viên chức lãnh đạo bộ máy các cơ quan, đơn vị; chịu trách nhiệm lãnh đạo, điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định và giúp UBND cấp huyện thực hiện công tác chuyên ngành theo thẩm quyền được giao; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện và trước pháp luật trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao;

3. Trưởng, phó các phòng, ban, đội trong các cơ quan, đơn vị thuộc UBND cấp huyện: là công chức, viên chức lãnh đạo các phòng, ban, đội; chịu trách nhiệm lãnh đạo, điều hành hoạt động của phòng, ban, đội để thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực hiện công tác chuyên môn theo thẩm quyền được giao và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cơ quan, đơn vị và trước pháp luật trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Chương 2.

TIÊU CHUẨN CỦA TRƯỞNG, PHÓ CÁC PHÒNG, BAN, CHI CỤC VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TRỞ XUỐNG THUỘC SỞ, BAN, NGÀNH, UBND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ

Điều 4. Tiêu chuẩn chung:

1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự của Tổ quốc và lợi ích quốc gia; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

2. Có lý lịch rõ ràng, đảm bảo về tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

3. Làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hiệu quả, dám nghĩ, dám làm và chịu trách nhiệm cá nhân, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, trung thực, thẳng thắn, không cơ hội; có tinh thần tích cực, nghiêm túc trong đấu tranh tự phê bình và phê bình; không tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí;

4. Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương nơi công tác và nơi cư trú; gắn bó mật thiết với nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, được nhân dân tín nhiệm; biết quy tụ và đoàn kết nội bộ;

5. Có trình độ học vấn, năng lực chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ chuyên ngành theo quy định;

6. Có đủ sức khỏe để làm việc hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Điều 5. Năng lực công tác:

1. Có năng lực tham mưu cho lãnh đạo về xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, chuyên đề thuộc lĩnh vực đang đảm nhiệm; đề xuất giải pháp, biện pháp để tổ chức thực hiện các công việc trên; có khả năng soạn thảo và xử lý văn bản, báo cáo sơ kết, tổng kết;

2. Có khả năng xây dựng khối đoàn kết nội bộ, quản lý, tổ chức đội ngũ cán bộ, công chức trong phòng, ban (và tương đương) thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;

3. Có khả năng phối hợp hoặc tham gia thực hiện các nội dung có liên quan đến công việc đang đảm nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của phòng ban;

4. Nắm vững nội dung công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị.

Điều 6. Hiểu biết:

1. Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao;

2. Nắm vững các văn bản pháp luật về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao và các văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành;

3. Hiểu biết sâu về nghiệp vụ quản lý thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao; có kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành;

4. Nắm được tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền;

5. Am hiểu tình hình chính trị, kinh tế- xã hội của địa phương, đất nước.

Điều 7. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị:

1. Tốt nghiệp đại học trở lên theo chuyên ngành, chuyên môn phù hợp với lĩnh vực công tác của vị trí bổ nhiệm. Đối với cán bộ dưới 45 tuổi phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy;

2. Đã xếp lương ngạch chuyên viên và tương đương trở lên;

3. Có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên và đã được bồi dưỡng chương trình chuyên viên chính và tương đương đối với các đối tượng được quy định tại khoản 1, 2 Điều 2 và khoản 1, 2 Điều 3 quy định này;

4. Có trình độ B một ngoại ngữ trở lên đối với các đối tượng được quy định tại khoản 1, 2 Điều 2 và khoản 1, 2 Điều 3 và trình độ A đối với đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều 2 và khoản 3 Điều 3 quy định này; ở những vị trí bổ nhiệm cần sử dụng tiếng dân tộc thiểu số thì thay thế yêu cầu về ngoại ngữ bằng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ không phải là người dân tộc thiểu số;

5. Sử dụng thành thạo máy vi tính và các thiết bị văn phòng. Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và phục vụ chuyên môn, nghiệp vụ.

Điều 8. Các điều kiện khác:

1. Có thời gian công tác trong ngành hoặc lĩnh vực được phân công từ đủ 3 năm trở lên;

2. Tuổi bổ nhiệm lần đầu đối với các chức vụ: trưởng, phó phòng và tương đương thuộc UBND cấp huyện không quá 45 tuổi (kể cả nam và nữ);

3. Tui bổ nhiệm lần đầu đối với các chức vụ trưởng, phó phòng và tương đương thuộc các Sở không quá 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ;

4. Các điều kiện khác theo yêu cầu của ngành chuyên môn (nếu có).

Điều 9. Các điều kiện đặc biệt chưa hội đủ các tiêu chuẩn theo quy định trên do điều kiện khách quan:

Những trường hợp chưa được đào tạo đạt chuẩn, chưa đủ các tiêu chuẩn theo quy định trên do các điều kiện khách quan, nhưng có năng lực thực sự nổi trội trong chỉ đạo, hoạt động thực tiễn, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm; cán bộ là người dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên tcác Sở, UBND cấp huyện cần xem xét cân nhắc thận trọng và xin ý kiến của cấp trên từng trường hợp cụ thể trước khi quyết định.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm thi hành:

Giám đốc các Sở, Chủ tịch UBND cấp huyện, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh:

1. Căn cứ quy định này để thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại chức vụ cán bộ, công chức, viên chức theo quy định hiện hành.

2. Căn cứ vào quy định tiêu chuẩn này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn trực thuộc để quy định cụ thtiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành của cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo các phòng, ban, cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý làm cơ sở thực hiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bnhiệm lại, điều động, luân chuyển cán bộ, công chức lãnh đạo các đơn vị trực thuộc đáp ứng yêu cầu chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 11. Kiểm tra, thanh tra:

1. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định này, định kỳ báo cáo UBND tỉnh; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét hình thức xử lý đối với giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện không đúng quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề cần bổ sung, sửa đổi thì các sở, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, UBND cấp huyện kịp thời phản ánh để Sở Nội vụ nghiên cứu trình UBND tỉnh xem xét bổ sung, điều chỉnh cho phù hp./.